ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tình Phụ của Đỗ Lễ: “Đem chôn vùi vào ngày thật buồn…”

2021/03/24
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tình Phụ của Đỗ Lễ: “Đem chôn vùi vào ngày thật buồn…”

Sau mối tình đơn phương tuyệt vọng dành cho nữ ca sĩ Lệ Thanh, nhạc sĩ Đỗ Lễ ôm mối tương tư sầu muộn viết ca khúc Sang Ngang với những lời ca diễm lệ, đượm buồn. Ca khúc này vừa đồng thời kết thúc cuộc tình buồn, vừa mở ra một mối nhân duyên khác cho cuộc đời nhạc sĩ. Đó là khi Đỗ Lễ gặp gỡ và quen biết với nữ ca sĩ Hoài Xuân, người đầu tiên trình bày nhạc phẩm Sang Ngang của ông tại các phòng trà ở Sài Gòn. Năm 1989, trong bài báo viết về nhạc sĩ Đỗ Lễ, tác giả Lâm Tường Dzũ viết về nữ ca sĩ Hoài Xuân như sau:

“Khoảng cuối năm 1964, ở tại một phòng trà nhỏ nằm gần đường Đinh Tiên Hoàng, Đakao, Tân Định có cái tên rất là Nhựt Bổn Kontiki. Nhạc khúc Sang Ngang được một ca sĩ hạng B tên Hoài Xuân trình bày. Cô ca sĩ khoảng 17, 18 tuổi rất xinh, rất đẹp có đôi mắt buồn não ruột. Nàng cất giọng ca thê lương băng giá cả màn đêm. Bản nhạc nầy được giới thưởng ngoạn buổi đó khen ngợi nhiệt tình…”

Không rõ khi ngắm nhìn Hoài Xuân hát trên sân khấu bản nhạc tình da diết dành cho tình cũ, nhạc sĩ Đỗ Lễ đã nghĩ ngợi gì. Chỉ biết rằng, sau buổi ra mắt ca khúc rất thành công đó, mỗi lần Hoài Xuân đi diễn ở phòng trà, Đỗ Lễ đều đặn xuất hiện đưa đón cô. Nhiều người nói rằng, nhạc sĩ Đỗ Lễ yêu Hoài Xuân nhưng thực chất là yêu bóng hình của người cũ thấp thoáng trong những giai điệu mà Hoài Xuân ngày ngày trình diễn trên sân khấu. Nhưng rồi, bất chấp ánh mắt nghi ngại của một số người quen và cả sự can ngăn dữ dội của gia đình, hai người vẫn quyết định tiến tới hôn nhân. Sau 6 năm bên nhau và có với nhau 3 người con, Đỗ Lễ chia tay vợ. Hôn nhân tan vỡ, Đỗ Lễ đau khổ viết nhạc phẩm Tình Phụ với những lời ca đớn đau, sầu muộn:

Chuyện tình mười mấy năm qua nay bỗng xót xa mỗi khi sầu dâng
Còn đâu ngày quen biết nhau đã yêu em rồi, yêu cả một đời

Ca khúc Tình Phụ được nhạc sĩ Đỗ Lễ sáng tác vào khoảng năm 1970, sau 6 năm yêu đương và hôn nhân với nữ ca sĩ Hoài Xuân. Nhưng ở đây nhạc sĩ lại viết rằng: “chuyện tình mười mấy năm qua nay bỗng xót xa..”. Mười mấy năm ấy, chắc có lẽ không phải tính riêng cho cuộc tình với người vợ đầu Hoài Xuân hay nữ ca sĩ Lệ Thanh mà có lẽ cho tất cả những mối tình đau thương trước đó dồn nén lại. Cho đến tận khi tự tay kết liễu đời mình ở tuổi 56 với lý do được cho là vì thất vọng với nhân tình thế thái, nhạc sĩ Đỗ Lễ dường như chưa từng may mắn trong tình yêu, chẳng có người phụ nữ nào thấu hiểu và yêu thương ông trọn vẹn. Định mệnh đó của cuộc đời Đỗ Lễ khiến cho ông trở thành vị nhạc sĩ của những bản nhạc “đệ nhất thất tình”.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Khi em đã phụ lòng anh
Nỡ phụ lòng anh
Đau thương để lại xót xa vô vàn
Chỉ là bội ước những lời hẹn thề mà lòng tái tê

Những giai điệu chậm buồn, nghe như tê tái như nức nở tuôn trào hoà quyện cùng những lời than van, oán hờn của nhạc sĩ. Còn gì đớn đau, xót xa hơn hai chữ “phụ bạc” trong tình yêu, vậy mà em “nỡ phụ lòng anh”, nỡ “bội ước những lời hẹn thề” đã trao cho nhau. Tiếc rằng, anh chẳng thể làm như vậy để vơi bớt đớn đau, vì anh đã “lỡ yêu em rồi” thì sẽ “yêu cả một đời” dẫu có ra sao.


Click để nghe Carol Kim hát Tình Phụ trước 1975

Thôi nhé em, còn hận tình này
Bao nhiêu đắng cay, hãy cố quên đi
Đem chôn vùi vào ngày thật buồn
cho anh cô đơn mãi mãi mà thôi

Thôi nhé em, người nào phụ tình
Lòng buồn một mình, ray rứt không thôi
Khi phụ lòng, thì nợ tình người
Mang theo thương đau khi giã từ nhau

Câu hát “thôi nhé em” lặp đi lặp lại như một sự trốn tránh của nhạc sĩ. Em ở đây chắc hẳn là dành để chỉ Tình Yêu chứ không phải một cô gái cụ thể nào. “Thôi nhé em”, anh sẽ cố quên em đi, anh sẽ quên Tình Yêu, sẽ chôn vùi những ngày thật buồn này xuống tận đáy sâu cõi lòng. Xin Tình Yêu đừng xuất hiện trong trái tim anh thêm một lần nữa nữa. Anh chấp nhận nỗi cô đơn mãi mãi này mà thôi, không cầu cạnh thêm một mối tình nào nữa.

“Thôi nhé em”, “người nào phụ tình, lòng buồn một mình, ray rứt không thôi”. Nhưng anh không phụ tình mà sao anh vẫn cứ ray rứt khôn nguôi, vẫn mang thương đau khi giã từ? Phải chăng, bởi anh đã quá yêu, đã quá si mê, đã quá sa luỵ vào Tình Yêu nên mãi không thể nhẹ nhàng quay bước.

Chuyện tình tàn với năm qua mang thêm xót xa mỗi khi lệ rơi
Sầu dâng ngày tháng đớn đau trách ai phụ mình, trách ai bạc tình

Câu hát “chuyện tình tàn với năm qua” chắc hẳn là ám chỉ chuyện tình với nữ ca sĩ Hoài Xuân, bởi ca khúc ra đời ngay khi mối tình này tàn lụi. Và cũng chính câu “chuyện tình tàn” này đã khơi nên ngọn lửa thương đau từ đống tro tàn cũ. Sầu lại thêm sầu, nhạc sĩ đành chỉ biết thầm trách kẻ phụ tình, xót xa cho số phận éo le của mình.

Đầu thập niên 1970, nhạc phẩm Tình Phụ được lựa chọn làm ca khúc chính trong phim Sóng Tình do nữ minh tinh Thẩm Thuý Hằng đóng vai chính. Đồng thời, ca khúc cũng đi đến vòng chung kết tại Đại hội Điện ảnh Á Châu, hạng mục những bản nhạc phim hay nhất được tổ chức tại Tokyu Nhật Bản.


Click để nghe Ngọc Lan hát Tình Phụ

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: đỗ lễ
ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Chia Ly” của nhạc sĩ Đỗ Lễ về sự nhầm lẫn tên bài hát lẫn nhạc sĩ: “Nói đi em câu chuyện buồn tình yêu…”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Chia Ly” của nhạc sĩ Đỗ Lễ về sự nhầm lẫn tên bài hát lẫn nhạc sĩ: “Nói đi em câu chuyện buồn tình yêu…”

Ca khúc Sang Ngang của nhạc sĩ Đỗ Lễ được xem là bài thất tình tiêu biểu nhất của nhạc...

by admin
March 24, 2021
Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Sang Ngang (Đỗ Lễ) – “Mối tình ngày xưa chôn xuống tuyền đài…”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Sang Ngang (Đỗ Lễ) – “Mối tình ngày xưa chôn xuống tuyền đài…”

Ngay từ năm 1973, nhạc sĩ Phạm Duy đã có những nhận xét rất xác đáng về âm nhạc của...

by admin
March 24, 2021
Đỗ Lễ – Nhạc sĩ của những tình khúc dở dang
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đỗ Lễ – Nhạc sĩ của những tình khúc dở dang

Trong số những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc trữ tình của miền Nam trước 1975, dù Đỗ...

by Đông Kha
March 23, 2019
Nhạc sĩ Đỗ Lễ – mối tình sang ngang và lá thư tuyệt mệnh
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Đỗ Lễ – mối tình sang ngang và lá thư tuyệt mệnh

Sáng sớm 24/3/1997, khi tôi chuẩn bị đi làm thì nhận được một bì thư dày do nhạc sĩ Đỗ...

by Đông Kha
March 23, 2019
Đỗ Lễ
Nghệ sĩ

Đỗ Lễ

Nhạc sĩ Đỗ Lễ đã cống hiến hầu hết cuộc đời tài hoa của mình cho âm nhạc, cho tình...

by admin
March 1, 2013
Next Post
Ca khúc “Chia Ly” của nhạc sĩ Đỗ Lễ về sự nhầm lẫn tên bài hát lẫn nhạc sĩ: “Nói đi em câu chuyện buồn tình yêu…”

Ca khúc "Chia Ly" của nhạc sĩ Đỗ Lễ về sự nhầm lẫn tên bài hát lẫn nhạc sĩ: "Nói đi em câu chuyện buồn tình yêu..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Phương, tác giả của “Hạ Thương” và “Dấu Chân Kỷ Niệm”

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Thái Châu – Tiếng hát nồng nàn tình ái

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và hoàn cảnh sáng tác Thu Ca, Thương Hoài Ngàn Năm…

Hoàn cảnh sáng tác bài “Hồn Trinh Nữ” (Trịnh Lâm Ngân) – Tuyệt phẩm phổ nhạc từ bài thơ thời tiền chiến của Nguyễn Bính

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Thương Hoài Ngàn Năm” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tình đầu cũng là tình cuối

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Kể Chuyện Trong Đêm của nhạc sĩ Hoàng Trang: “Một đêm biết chuyện chúng mình yêu nhau…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Linh Hồn Tượng Đá” (Mai Bích Dung) – Chuyện tình thoáng vội như mây bay

Hoàn cảnh sáng tác “Chuyện Loài Hoa Dang Dở” của nhạc sĩ Y Vũ – Chuyện tình đau thương trong trang sách cũ

Mưa bay trên tầng tháp cổ

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.