ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Gái Xuân” (Từ Vũ – Nguyễn Bính) – “Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân”

2021/02/09
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Gái Xuân” (Từ Vũ – Nguyễn Bính) – “Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân”

Từ một bài thơ của thi sĩ Nguyễn Bính vào thời thập niên 1940, nhạc sĩ Từ Vũ ngẫu hứng soạn thành nhạc năm 1953, để rồi từ đó ca khúc Gái Xuân trở thành bất tử và đi cùng năm tháng suốt gần 70 năm qua.


Click để nghe Thanh Lan hát Gái Xuân trước 1975

Nhạc sĩ Từ Vũ tên thật là Trần Đỗ Lộc, sinh năm 1932 tại Hà Nội, nhưng gần như cả cuộc đời ông gắn bó với đất Sài Gòn, và ca khúc nổi tiếng duy nhất của ông là Gái Xuân cũng được sáng tác ở Sài Gòn.

Sáng tác đối với nhạc sĩ Từ Vũ chỉ là ngoại đạo, như chính ông thừa nhận. Không trải qua một trường lớp hay người hướng dẫn nào, ông tự học sáng tác qua cuốn sách dạy nhạc tiếng Pháp tình cờ mua được ở tiệm sách khu Eden đường Catinat khi ông từ Hà Nội vào Sài Gòn để trọ học.

Đầu năm 1953, vào một mùa xuân xa nhà, xa gia đình, không người thân, những lúc rảnh rỗi thì Từ Vũ chỉ biết lục sách báo ra đọc. Một hôm tình cờ thấy trong một tập thơ Nguyễn Bính có bài thơ ngắn chỉ 8 câu, nhưng lại có một hấp lực kỳ lạ, cảm xúc dâng trào để đưa chàng trai 21 tuổi về lại với cố hương xứ Bắc, nơi có những “hoa mơ, hoa mận” cùng những cô gái quê “giũ lụa trên sông”.

Từ nét tài hoa của thi sĩ Nguyễn Bính khi mô tả tâm trạng của cô gái mới lớn, nhạc sĩ Từ Vũ cảm thấy có sự đồng cảm đặc biệt và viết thành nhạc. Ông viết một mạch, không chỉnh sửa:

Xem bài khác

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Em như cô gái hãy còn Xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân

Xuân đi, Xuân đến, hãy còn Xuân
Cô gái trông Xuân đến bao lần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân

Lòng Xuân lơ đãng, má Xuân hồng
Cô gái Xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám Xuân đi trên mái tóc
Đêm Xuân cô ngủ có buồn không?

Bài thơ chỉ có 8 chữ, rất ngắn, nên Từ Vũ đã tự thêm 2 câu “Xuân đi, Xuân đến, hãy còn Xuân, Cô gái trông Xuân đến bao lần…” để bài hát có nhịp điệu hoàn chỉnh.

Mùa xuân và Thiếu nữ là 2 đề tài tuy hai là một, tương đồng và thường được so sánh với nhau. Những cô gái mới lớn tuổi xuân thì căng tràn sức sống như là cả một bầu trời xuân phơi phới, trong trắng và thanh tân chưa từng lấm bụi trần.

“Xuân đến hoa mơ hoa mận nở” – Câu thơ mang đậm dấu ấn của nơi đồng quê Bắc bộ có hoa mơ và hoa mận nở trắng trời, cũng là nơi có hình ảnh thật đẹp để tô hồng bức tranh xuân đầy quyến rũ: Gái xuân giũ lụa trên sông Vân, là câu hay nhất trong toàn bài thơ, bài hát.

Xưa và nay, dáng điệu người con gái thường được so sánh với vải lụa rũ mềm, và hình ảnh “giũ lụa trên sông Vân” làm chúng ta liên tưởng đến những cô thôn nữ duyên dáng vừa giặt giũ vừa cùng đùa vui rộn rã vang cả một khúc sông quê. Sông Vân ở đây có thể là ở Ninh Bình, phụ lưu sông Đáy, nhưng cũng có thông tin cho rằng ở Nam Định quê hương Nguyễn Bính cũng có một đoạn sông tên Vân, cái tên thật đẹp và cũng đầy chất thơ.

Lòng Xuân lơ đãng, má Xuân hồng
Cô gái Xuân mơ chuyện vợ chồng
Đôi tám Xuân đi trên mái tóc
Đêm Xuân cô ngủ có buồn không?

Đến đoạn này, tác giả đã ghép đôi cô gái và Xuân trở thành một. Lòng Xuân lơ đãng và má Xuân tươi hồng. “Lơ đãng” ở đây kiểu như là nỗi lòng con gái, giả đò lơ đãng ngây ngô nhưng đôi má lại đỏ thẹn khi nỗi lòng sâu kín chợt nghĩ về những tình duyên trai gái, “chuyện vợ chồng”. Là bởi vì cô đã đôi tám, tức là mười sáu trăng tròn, cái tuổi mà ngày xưa đã tính đến chuyện trăm năm rồi.

Câu cuối cùng là câu hỏi được tác giả đặt lửng lơ: “Đêm xuân cô ngủ có buồn không”, một câu hỏi đầy ý nhị đậm chất thơ Nguyễn Bính, như đường mũi tên trúng sâu vào tâm tư của cô gái đang nhiều niềm tâm sự.

Khi vừa phổ nhạc xong ca khúc Gái Xuân, nhạc sĩ Từ Vũ gởi cho một ca sĩ mà ông quen là Linh Sơn, rất nổi tiếng trên đài phát thanh Sài Gòn khi đó. Nhưng bài hát lại không được đón nhận ngay lập tức. Một hôm ông gặp Tâm Vấn ở đài phát thanh và chép tay đưa cho nữ danh ca này bài hát, rồi sau đó về làm việc ở Phan Thiết mà chưa từng được nghe Tâm Vấn hát bài của mình lần nào, chỉ được bạn bè ở Sài Gòn thông báo qua thư từ rằng Gái Xuân với giọng ca điêu luyện của Tâm Vấn rất thành công và được công chúng yêu thích.

Danh ca Tâm Vấn trên hình bìa tờ nhạc Gái Xuân

Nhạc sĩ Từ Vũ kể lại, một buổi tối cuối năm 1953, ông lang thang trên đường phố Phan Thiết trong cái se lạnh của buổi tàn Đông, bỗng nghe được loa phóng thanh công cộng của Ty Thông tin Phan Thiết, tiếp sóng Đài Phát thanh Huế vang lên điệu nhạc Tango của bài Gái Xuân qua tiếng hát của nữ ca sĩ Diệu Hương. Tác giả bài hát đã xúc động đến trào nước mắt, vì tâm trạng của một người ly hương lại ùa về. Dù Diệu Hương là một ca sĩ vô danh, nhưng với ông, đó là lần mà ông cảm nhận được ca khúc của mình được hát hay nhất.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Quên âu lo và vui đón mừng xuân mới cùng ca khúc “Đón Xuân” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Quên âu lo và vui đón mừng xuân mới cùng ca khúc "Đón Xuân" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Lê Uyên Phương – Những bài hát mang dự cảm về tình yêu chia cách đã trở thành sự thật sau 20 năm

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao – “Người tình duy nhất” trong đời của nhạc sĩ tài hoa

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc và giai thoại: 40 năm “Bài Thánh Ca Buồn”

Hoàn cảnh sáng tác bài “Không” (Nguyễn Ánh 9) – Nỗi day dứt về mối tình đầu khó quên…

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Xe Hoa Một Chiếc” – Tiếng lòng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Mùa Mưa Đi Qua (nhạc sĩ Hà Phương) – “Con đường buồn hun hút mắt em sâu…”

Đôi điều về ý nghĩa của ca khúc “Năm Cụm Núi Quê Hương” (nhạc sĩ Minh Kỳ, ý thơ Tường Linh)

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Như Một Lời Chia Tay” (Trịnh Công Sơn) – Những hẹn hò từ nay khép lại… –

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.