ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác bài “Khúc Hát Ân Tình” – Ca khúc mang đậm tinh thần hòa hợp dân tộc của nhạc sĩ Xuân Tiên

2021/01/28
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác bài “Khúc Hát Ân Tình” – Ca khúc mang đậm tinh thần hòa hợp dân tộc của nhạc sĩ Xuân Tiên

Cho đến nay, nhạc sĩ Xuân Tiên là người thọ nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam khi đã vượt qua bách niên. Trong suốt sự nghiệp nghệ thuật kéo dài trên 80 năm, dù không sáng tác nhiều như những nhạc sĩ danh tiếng khác, nhưng nhạc của nhạc sĩ Xuân Tiên luôn có nét khác biệt, hầu hết các bài hát đều mang đậm tính dân tộc, được cảm hứng từ những làn điệu của quê hương của cả 3 miền.

Nói về nhạc mang âm hưởng miền Trung, ông có những ca khúc trầm buồn đặc trưng xứ Huế như là Mong Chờ, Tiếng Hát Trong Sương. Với làn điệu âm hưởng dân ca Nam Bộ, ông có Cùng Một Mái Nhà và Khúc Hát Đồng Xanh. Ngoài ra, ca khúc nổi tiếng Hận Đồ Bàn thì mang hơi thở của dân Chàm vùng Nam Trung Bộ.

Bên cạnh đó, ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông phải kể đến Khúc Hát Ân Tình (có tên khác là Duyên Bắc Tình Nam), mang làn điệu của dân ca Bắc Bộ.


Click để nghe song ca tiếng hát của 2 danh ca Thanh Thoại – Tuyết Mai trước 1975

Nói về hoàn cảnh sáng tác ca khúc này, nhạc sĩ Xuân Tiên cho biết:

“Sau hiệp định Geneve 1954, miền Nam mở rộng vòng tay chào đón cả triệu người Bắc di cư vào cùng sống chan hòa với nhau trong vận hội mới của đất nước. Triệu người Bắc cũng đã nhận miền Nam như là quê hương mới của mình. Trong cuộc sống mới có nhiều mối tình Nam – Bắc nảy nở, kết hợp với nhau, nhưng bên cạnh đó cũng có những ngộ nhận đáng tiếc về sự khác biệt địa phương, có thể gọi là kỳ thị giữa những người khác miền với nhau. Cái đó chẳng qua là do mưu đồ của Tây áp đặt vào người mình đã lâu. Thì trong hoàn cảnh đó, bài hát Khúc Hát Ân Tình ra đời như là một lời kêu gọi mọi người con của đất nước hãy sống thân ái với nhau và ca ngợi tình yêu không phân biệt Nam – Bắc. Đó là lý do tôi sáng tác bản nhạc này.”


Click để nghe Phương Dung hát Khúc Hát Ân Tình trước 1975

Người từ là từ phương Bắc đã qua dòng sông, sông dài.
Tìm đến phương này, một nhà thân ái.
Ơi! Tình Bắc duyên Nam
Là duyên t
ình chung muôn đời ta đắp xây.

Gặp nàng, nàng là thôn nữ mắt duyên cười say môi hồng.
Tình ngát đôi lòng mộng vàng chung bóng.
Ơi! Mạch đất dâng hương là hương
cần lao chung đời vai sát vai.

Bài hát này không nói về một mối tình cụ thể, về những người cụ thể, mà mang tính biểu tượng với tinh thần kêu gọi đoàn kết Bắc Nam, xóa bỏ khác biệt về địa lý để hòa hợp dân tộc của 2 miền vốn bị ngoại bang chia rẽ một thời gian dài tang thương.

Nội dung bài hát nói về một người từ phương Bắc đã vượt nghìn trùng để vào đến miền Nam trù phú sinh sống dưới một mái nhà thân ái. Tại đây, chàng gặp một nàng thôn nữ xinh xắn rồi kết duyên mộng vàng chung bóng, nguyện cùng nhau chung đời sát vai trong cuộc đời cần lao có tương lai rộng mở.

Cùng góp bàn tay thương yêu nhau rồi
ngô khoai hai mùa ngát một niềm vui chung vui.
Cho thơm hương đời lúa vàng tình ơi!

Ngày mai hạnh phúc nơi nơi reo cười.
Quê hương thôi đau sầu ngăn sông núi cách chia.
Ta đem yêu thương về cho phương Bắc.

Bài hát này được sáng tác khoảng năm 1958, khi đất nước đã chia đôi, nên bên cạnh việc kêu gọi góp bàn tay để dựng đời mới trên đất lành, bài hát cũng thể hiện giấc mơ một ngày mai được thái bình trọn vẹn, để quê hương thôi đau nỗi đau ngăn sông cách núi, để yêu thương được về trên khắp chốn, để người tha hương được đưa người bạn đời về lại cố hương, tìm về mảnh vườn hoa thắm hái bông tầm xuân trao nàng:

Tìm về mảnh vườn hoa thắm hái bông tầm xuân trao nàng.
Lời hát ân tình hồng hồng đôi má.
Ơi! Đời sống yên vui, là vui.
Dìu nhau đi vào chung bóng mơ.

Có thể thấy bài hát này từ đầu chí cuối đều có giai điệu và nội dung reo vui, yêu đời, với niềm tin lạc quan về một ngày mai tươi sáng.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhạc sĩ Xuân Tiên nói rằng ông thích những âm điệu lạc quan yêu đời, yêu những lời hát ca ngợi quê hương dân tộc.

Sau 1975, một thời gian dài Khúc Hát Ân Tình không được cấp phép phát hành trong nước, có lẽ là một số lời trong bài hát không thích hợp với quan điểm mới. Dù bị cấm nhưng bài hát vẫn được công chúng yêu thích trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên đến năm 2014, một điều bất ngờ đã xảy ra, có lẽ là nhờ tinh thần hòa hợp dân tộc mà bài hát đã được cấp phép phổ biến trong nước theo quyết định số 312/QĐ-NTBD ngày 21/08/2014, từ đó bài hát đã được trình diễn một cách chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước mà không bị sửa bất kỳ câu chữ nào của lời gốc. Dưới đây là một phần trình diễn trên VTV9:


Click để xem

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: xuân tiên
ShareTweetPin
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Xuân Tiên – “Cây trường sinh” của tân nhạc Việt Nam

Bí quyết trường thọ trên trăm tuổi của nhạc sĩ Xuân Tiên

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh – Giọng ca ngọt ngào, da diết và sự tiếc nuối của người hâm mộ

Nhạc sĩ Ngọc Trọng và hiện tượng “Buồn Vương Màu Áo” thập niên 1990: Buồn vương màu áo hồng…

Khi ca sĩ Chế Linh hát nhạc của nhạc sĩ Tú Nhi

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Chế Linh – Hành trình từ vùng quê nghèo trở thành danh ca nhạc vàng

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hoàng Oanh – Một huyền thoại của nhạc vàng

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Ngọc Lan – “Thương hoài đóa hoa mong manh”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác chùm ca khúc “Nhớ Người Yêu” của nhạc sĩ Giao Tiên

Ảo ảnh cuộc tình

Hoàn cảnh ra đời Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng) – bài hát quen thuộc đêm Giáng Sinh được dịch ra 140 ngôn ngữ

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 2: Ai Xuôi Vạn Lý – Sự tích của núi sông

Bí ẩn câu chuyện “người trinh nữ tên Thi” trong 3 ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Ca khúc “Em Lễ Chùa Này” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Từ thơ đến nhạc và trở thành bất tử

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 1)

Giải nghĩa câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng (Phần 4)

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh dương thiệu tước giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương le thu lê dinh lê minh bằng lê thương minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan nhạc tiền chiến phương dung phạm duy phạm thế mỹ phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thanh tuyền thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.