ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Lai Hương” (nhạc sĩ Phạm Duy) – Một đêm thơm xứ Huế, một bản tình ca tinh khiết

2021/04/13
in Cảm xúc âm nhạc, Xuất xứ bài hát
Hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Lai Hương” (nhạc sĩ Phạm Duy) – Một đêm thơm xứ Huế, một bản tình ca tinh khiết

Trong gia tài âm nhạc có số lượng rất đồ sộ của nhạc sĩ Phạm Duy, có một bài hát mang tên là Dạ Lai Hương, dù không quá nổi tiếng so với nhiều ca khúc khác, nhưng luôn được đánh giá cao về nhạc thuật, về tính thẩm mỹ của ca từ.


Click để nghe Thái Thanh hát bài Dạ Lai Hương

Trong một bài viết, ca sĩ Quỳnh Giao nói rằng đây là bài hát mà các đồng nghiệp khó tính của nhạc sĩ Phạm Duy như Vũ Thành, Hoàng Trọng đều ngợi ca và trân trọng viết hoà âm thật đẹp:

Ðêm thơm như một dòng sữa
Lũ chúng em êm đềm rủ nhau ra trước nhà
Hiu hiu hương từ ngàn xa
Bỗng quay về dạ
t dào trên hè ngoài trời khuya…

Bài hát Dạ Lai Hương nói về loài hoa dạ lai hương, còn được gọi là dạ lý hương, có mùi hương rất đặc trưng vào ban đêm có thể làm thơm nức cả một vùng không gian: “đêm thơm như một dòng sữa”. Nhạc sĩ Phạm Duy nói rằng khi viết câu này, ông đã nhớ lại những ngày cùng mẹ sống ở Hưng Yên trước đó hơn 10 năm, ở trước nhà có hàng cây hoa sữa rất lớn, thơm nồng cả dãy phố, và hoa sữa cũng có mùi hương gần giống như dạ lý.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Dạ lý hương

Bài Dạ Lai Hương được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác năm 1953 tại Huế. Khi này ông đã dẫn vợ con vào định cư ở Sài Gòn được một năm, nhưng rồi lại ra Huế làm việc một thời gian tương đối lâu theo lời mời của người bạn là Nguyễn Đức Quỳnh. Ông kể lại trong hồi ký:

“Tôi có đủ thời giờ để biết Huế hơn xưa, biết yêu những con đường thật nhỏ và yên tĩnh (yêu nhất con đường mang tên Âm Hồn) dẫn dẫn tôi đi vào những căn nhà êm đềm và gặp cuộc sống rất thầm lặng của những người tôi đã vô phép gọi là của xứ dân gầy.

(…)

…Dù là kẻ rất ham mê những thú vui nhục dục, tôi cũng biết đi tìm con người và cảnh vật của Huế để thấy được khía cạnh thanh tao của những ngày ở nơi cố đô này. Lững thững đi chơi một mình nơi chùa Thiên Mụ hay tại những lăng tẩm vô cùng thầm lặng. Làm quen với những người nếu không là Công Tằng Tôn Nữ thì cũng thuộc thành phần cao trong xã hội, có lời ăn tiếng nói nhỏ nhẹ duyên dáng dễ thương, tôi có nhiều cảm hứng để soạn bài Dạ Lai Hương”.

Trong lời đề tựa cho bài hát, nhạc sĩ Phạm Duy ghi: “Tặng Thu Vân, Dạ Thảo”.

Thu Vân và Dạ Thảo cũng chính là “lũ chúng em êm đềm rủ nhau ra trước nhà” trong đoạn đầu bài hát. Đó là tên của 2 nữ sinh Đồng Khánh, là cháu gọi Đức Từ Cung (mẹ của cựu hoàng Bảo Đại) là cô ruột.

Thu Vân và Dạ Thảo bên cạnh đức Từ Cung, ảnh năm 1971

Khi làm việc tại Huế, nhạc sĩ Phạm Duy được một người quen là nghệ sĩ Vũ Đức Duy dẫn đến nhà của 2 chị em Thu Vân – Dạ Thảo để chơi, họ rất vui mừng và hân hạnh được đón tiếp tác giả của bài hát mang tên Tình Ca chỉ vừa ra mắt trước đó một năm đã được phát thường trực trên đài phát thanh, nổi tiếng khắp cả nước.

Sau bữa tối, mọi người cùng nhau ngồi trước sân nhà, trong một không gian huyền ảo nhiệm mầu giữa lòng cố đô đầy linh khí, giọng hát ấm áp và tài hoa của chàng nhạc sĩ ngoài 30 tuổi – từng là ca sĩ tân nhạc nổi danh là Phạm Duy – đã hoàn toàn chinh phục được trái tim của những cô gái Huế con của chủ nhà.

Hai nàng thiếu nữ công khai bày tỏ lòng ngưỡng mộ, không thể giấu được tiếng lòng thổn thức với chàng, nhưng lúc đó thì Phạm Duy đã có Thái Hằng, vừa mới sinh con đầu lòng Duy Quang được hơn một năm, nên chỉ có thể đáp lại sự ngưỡng mộ đó của những cô nàng xứ Huế bằng âm nhạc mà thôi. Bài hát Dạ Lai Hương tràn ngập niềm yêu đời, yêu người, “tình lên phơi phới”, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy xác nhận rằng cái “tình” đó chỉ đơn thuần là tình người, tình nhân loại trong cõi thái hòa, của những người cùng nhau đắm chìm trong không gian tràn đầy nhạc điệu mê đắm, cùng biết rung cảm trước sự huyền ảo tuyệt diệu của bầu không gian xứ Huế có làn gió nhẹ mang mùi thơm dạ lý hương nồng nàn như mùi sữa.

Để diễn tả những tình cảm trong sáng, thánh thiện, thuần khiết và lánh xa bụi trần nhân thế đó, thanh âm của bài hát cũng được dàn trải rất nhẹ nhàng, qua mỗi câu càng được lên cao như là tình cảm đang dâng tràn tuôn theo mùi hương trong màn đêm, êm mướt như nhung:

Đường đêm sao yên vui,
Người đi quen lối,
Tình trai nở bốn phương trời

Đàn em trong cơ ngơi,
Nhờ đêm đưa tới những ai làm ngát hoa đời.
Nhẹ bàn chân, hương đêm ơi
Nhẹ bàn tay hương yêu ơi…

Bài hát có hai hình tượng có thể xem là đối lập nhau: Tình trai nở bốn phương trời, chính là người nhạc sĩ phong sương đã từng bước chân đi dọc khắp dải đất hình chữ S, đã chứng kiến biết bao điều mới lạ trên đời. Điều đó thật khác biệt với 2 cô nàng tiểu thư khuê các, con nhà gia giáo, chỉ vừa mới lớn và chưa từng được đặt chân đến những miền xa: “Đàn em trong cơ ngơi”.

Ở đoạn nhạc này, từ lời van nài: “nhẹ bàn chân hương đêm ơi” có những nốt thật cao, đã đột ngột hạ xuống đúng một quãng tám để trở thành lời nhắc nhở thật nhẹ nhàng: “nhẹ bàn tay hương yêu ơi”, như là cách để nâng niu và trân trọng “hương yêu”, sợ rằng sẽ khuấy động không gian êm đềm và mê hoặc đó.

Lung linh trăng lại về nữa
Cánh gió đưa hương ngả đầu mây phất phơ.
Đêm thơm không phải từ hoa
Mà bởi vì ta thiết tha tình yêu thái hòa.

Ban đầu là người say mùi hương dạ lai hương, như là dòng khói trắng theo cánh gió từ trên cao đầu mây bay về ngập đường khuya, dạt dào trên hè, rồi sà xuống bên người. Nhưng rồi khi đã say men tình người phơi phới, thì mới biết rằng đêm thơm không phải từ hoa, mà là vì “ta thiết tha tình yêu thái hòa”. Hương thơm của hoa đã gợi lên niềm vui của tình người, của cuộc đời “ngon như men say”, và niềm vui đó giống như là mật hoa của ong bay ngọt lên cây trái, góp chung mật sống lâu dài:

Đời ngon như men say
Tình lên phơi phới
Đẹp duyên người sống cho người

Đời vui như ong bay, ngọt lên cây trái
Góp chung mật sống lâu dài.
Nhịp bàn tay nhân gian ơi
Nhịp bàn chân nhân gian ơi

Cuộc vui nào cũng sẽ đến lúc tàn, để rồi những ngày sau đó, đêm nối tiếp đêm, những cô gái vẫn tiếp tục “cầu hương lúc tân kỳ”, để tìm lại hương đêm, để “đêm thơm thêm lần nữa”, để hẹn nhau thương nhớ và cùng nhau khơi gợi lại niềm yêu đời, yêu cuộc sống:

Đêm đêm trước khi ngủ kỹ
Lũ chúng em ân cần cầu hương lúc tân kỳ.
Đêm thơm thêm một lần nữa
Rồi hẹn nhau thương nhớ.

Có lẽ là sẽ không có ai hát hay hơn Thái Thanh trong bản tình ca diễm tuyệt này, mời các bạn nghe lại:


Click để nghe Thái Thanh hát Dạ Lai Hương trước 1975

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm duy
ShareTweetPin

Xem bài khác

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn của thi đàn miền Nam từ thập niên...

by admin
October 11, 2022
Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm

Vào thuở đầu tân nhạc, Trung Thu và trăng rằm là một trong những chủ đề được các nhạc sĩ...

by admin
September 8, 2022
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50

Tiếp nối 2 phần trước, ghi lại những câu chuyện về bài nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy,...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Với thơ của Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy có 4 ca khúc nổi tiếng và được yêu thích...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình...

by admin
October 5, 2021
Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Năm 1994, ca sĩ Tuấn Ngọc trở thành con rể của nhạc si Phạm Duy sau khi cưới ca sĩ...

by admin
October 4, 2021
Next Post
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lời Tình Buồn (nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm) – “Ta thấy trong mắt em từng đêm mưa vàng võ…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lời Tình Buồn (nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm) - "Ta thấy trong mắt em từng đêm mưa vàng võ..."

Comments 2

  1. Kim Phượng says:
    1 year ago

    Chào chủ trang Blog Nhạc Xưa,

    Hôm nay rất tình cờ tôi tìm được trang Blog này.
    Tôi là người rất hâm mộ ca sĩ Thái Thanh. Hầu như bài hát nào của cô tồi cũng rất thích.
    Từ trước đến nay, tôi đã mê bài hát Dạ Lai Hương này, đến hôm nay tôi mới biết được Dạ Lai Hương cũng là hoa Dạ Lý Hương. Vườn sau nhà tôi có trồng hoa này, đêm về thoang thoảng hương. Thú thật tôi rất thích dạo trang Blog này. Tôi cũng có 1 trang Blog nhưng là tài tử thôi. Tôi muốn xin phép Trang chủ cho tôi được đăng những bài nào mà tôi thích thú không? Và không biết Trang chủ có cần điều kiện chi không? Trang Blog của tôi không có tính thương mại, tôi xin mời xem và đây là những chi tiết làm tin.
    Chúc trang Blog Nhạc Xưa luôn là nơi cho người xa xứ tìm về.
    Thân mến

    Reply
    • admin says:
      1 year ago

      Chào bạn. Nếu trang của bạn không có tính thương mại thì bạn có thể copy, nhưng xin hãy ghi nguồn và dẫn link bài viết gốc. Xin cám ơn bạn

      Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Đôi nét về nhạc sĩ Ngọc Bích và ca khúc Trở Về Bến Mơ: “Nhớ những tiếng hát say sưa êm đềm…”

Sự pha trộn giữa “nhạc sang” và “nhạc sến” trong làng nhạc Việt trước 1975

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Phụng (1930-1999)

Cà phê Hát Với Nhau – Điểm hẹn của những người yêu nhạc vàng

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Minh Trang (1921-2010)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm và “Trả Lại Thoáng Mây Bay” – Nước mắt nào nhỏ xuống lấp môi khô…

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và cuộc tình buồn trong 2 ca khúc “Em Về Với Người” và “Cho Vừa Lòng Em”

Ca khúc “Ai Nhớ Chăng Ai” và mối tình đầu đau thương của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Hoàn cảnh sáng tác của “Về Đây Nghe Em” và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – 2 bài hát trước 1975 nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Quang Lộc

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về bài hát “Ru Tình” (Trịnh Công Sơn) – Ru em ngồi yên nhé, tôi tìm cuộc tình cho…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.