ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Đôi điều về ý nghĩa của ca khúc “Năm Cụm Núi Quê Hương” (nhạc sĩ Minh Kỳ, ý thơ Tường Linh)

2018/11/08
in Xuất xứ bài hát
Đôi điều về ý nghĩa của ca khúc “Năm Cụm Núi Quê Hương” (nhạc sĩ Minh Kỳ, ý thơ Tường Linh)

Năm Cụm Núi Quê Hương là một trong số ít bài nhạc vàng nói về đề tài thương binh, viết về những người lính không còn lành lặn sau khi rời trận địa.

Bài hát này được nhạc sĩ Minh Kỳ viết theo ý của bài thơ cùng tên của thi sĩ Tường Linh. Cái tên Tường Linh còn được biết đến qua bài nhạc vàng nổi tiếng là Những Đóm Mắt Hỏa Châu, khi nhạc sĩ Hàn Châu mượn tựa đề để viết ca khúc.

Nhà thơ Tường Linh sinh ngày 12/12/1931 tại làng Trung Phước, huyện Quế Sơn (nay là xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam). Ông xa quê từ năm 1954, ra sống ở Huế, Quảng Trị. Đến năm 1956 thì vào ở hẳn tại Sài Gòn cho đến sau này. Hầu hết những bài thơ của ông đều có hình dáng quê hương Quảng Nam. Nguyên tác bài thơ đã được nhạc sĩ Minh Kỳ phổ nhạc như sau:

Anh thương binh về thăm nguyên quán
Một bàn tay vĩnh viễn gửi sa trường
Anh trở lại với bàn tay còn lại
Vẫn vẫy chào Non Nước quê hương

Quê hương anh
Mây giăng đèo Ải
Chiều ấu thơ êm ả câu hò
Nước mấy nguồn sông hẹn về Cửa Đại
Ngũ Hành Sơn năm cụm núi xanh lơ.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Anh lớn lên giữa bài ca châu thổ
Những mùa thu ngọt trái nam trân
Biển xa lộng gió
Thuyền lưới đầy khoang cá trắng ngần

Mẹ thường kể anh nghe
Chuyện mẹ cùng cha
Ngày xưa đôi lứa
Trai lành, gái đảm thương nhau

Bến nước sông sâu
Nhịp cầu, giếng xóm
Cô gái mười lăm hái hoa bắt bướm

Nắng sớm thêm vàng màu áo lụa Duy Xuyên
Cậu trai xóm dưới ngoan hiền
Đêm khuya khoắt học bài bên bếp lửa

Mẹ già thương hai đứa
Mẹ già cho lấy nhau

Vài buồng cau, mấy liễn trầu
Đám cưới đi ngang bờ sông hoa gạo đỏ
Biển rộng buồm xa ăm ắp gió
Ngũ Hành năm cụm xanh xanh

Cha mẹ chỉ tay thề với núi:
– Mỗi ngón tay là một cụm Ngũ Hành
Năm cụm núi không thể nào thiếu một
Năm ngón tay không thể chia lìa

Lời mẹ đều đều. Sương rụng vườn khuya.

Anh ra đi từ mùa thu quê hương bốc lửa
Rừng xa, xa rồi những lứa nam trân
Mẹ đã già và cha không còn nữa
Mây giăng nhiều trên đỉnh Ải Vân.

Chiều hôm nay anh trở về nguyên quán
Một bàn tay vĩnh viễn gửi sa trường

Mẹ già đón anh
mừng vui
bỡ ngỡ

Mẹ khóc
mẹ cười
mái tóc rung hoa sương

Không theo anh về bàn tay năm ngón
Nhưng về theo anh nghìn chiến công
Về theo anh sông đầy mấy ngọn
Mùa vui chim ca, cá trắng, cam hồng

Anh nhìn núi Ngũ Hành năm cụm
Màu núi thêm xanh
Mất bàn tay, còn quê hương thắm thiết
Mỗi ngón tay dâng một cụm Ngũ Hành.

Niềm vui hiện tại
Bếp ấm ân tình
Anh viết thư cho người yêu bằng tay trái
Đời vẫn xanh và núi vẫn xanh.

Năm cụm núi trong bài thơ chính là núi Ngũ Hành Sơn ở vùng giáp ranh Đà Nẵng – Hội An ngày nay. Trong bài cũng nhắc tới áo lụa Duy Xuyên nổi tiếng của vùng Hội An, nhắc tới Cửa Đại, Hải Vân của quê hương xứ Quảng. Sẽ có nhiều người thắc mắc về “trái nam trân” trong câu “những mùa thu ngọt trái nam trân”, đó chính là tên gọi khác của trái bòn bon ở xứ Quế Sơn của tác giả, nơi nổi tiếng có xuất xứ bòn bon ngon và ngọt.

Ngày xưa, trái nam trân ở Quảng Nam dùng để tiến vua triều Nguyễn hàng năm. Vào năm Khải Định thứ ba, ngày 18-9 âm lịch, Bộ Lễ đệ trình lên vua bản tấu, có nội dung nhắc tới trái nam trân ở vùng Quảng Nam: “Nay nhận được tư văn của tỉnh Quảng Nam nói: Hạt đó các tháng 8, 9 hằng năm khi quả nam trân chín vàng, theo lệ có hái đem cung tiến và đã sức hái tiến. Sau đó, căn cứ huyện viên hai huyện Quế Sơn, Đại Lộc bẩm báo, do năm nay gió nam mạnh nên cây đó kết quả rất ít ỏi, nên không có hái nạp, tư xin xem xét”

Thi sĩ Tường Linh gia nhập Việt Minh từ năm 1949 trong những năm chống Pháp. Bài thơ Năm Cụm Núi Quê Hương được ông sáng tác năm 1954, vì vậy rất có thể người thương binh trong bài thơ này là một chiến sĩ Việt Minh. Điều đó còn thể hiện qua câu thơ này:

Anh ra đi từ mùa thu quê hương bốc lửa

“Mùa Thu quê hương bốc lửa” luôn là biểu trưng của mùa Thu cách mạng tháng 8. Khi bài thơ này được nhạc sĩ Minh Kỳ phổ nhạc năm 1974 – cách bài thơ đúng 20 năm – ai cũng hiểu “người thương binh” đã chuyển sang dành cho một hình tượng người lính khác. Tuy nhiên, dù là người lính hay là người thương binh ở giới tuyến nào thì họ cũng đều hy sinh cho quê hương.


Click để nghe Hương Lan hát trước 1975

Về nội dung ca khúc Năm Cụm Núi Quê Hương của nhạc sĩ Minh Kỳ, kể về một chiều có người thương binh chỉ còn lại một bàn tay trở về lại nguyên quán có cụm núi Ngũ Hành. Đó là một vùng đất nghèo, tuổi thơ của anh thương binh là những chiều thơ êm ả nghe từng giọng hò xứ Quảng, là nơi xưa kia mẹ cùng cha là trai lành gái đảm thương nhau bằng một mối duyên nghèo, đám cưới chỉ có vài buồng cau liếp trầu.

Trưởng thành, người trai rời xa quê hương để ra đi theo tiếng gọi của non sông, và rồi khi trở về thì không còn lành lặn nữa, càng xót xa hơn vì cha đã không còn và mẹ cũng già nua sau bao năm tháng.

Chiều nay có người thương binh 
trở về thăm quê quán với một bàn tay còn lại 
Quê hương anh mấy ải đèo xa 
Chiều thơ êm ả câu hò 
Ngũ Hành năm cụm núi xanh lơ

Mẹ thương buồn kể anh nghe
Ngày xưa Mẹ cùng Cha trai lành gái đảm thương nhau 
Vì tình duyên hai đứa, ngoại già cho lấy nhau 
Đám cưới vài buồng cau liếp trầu.

Rồi nay anh trở về Cha anh không còn nữa 
Mẹ anh bây giờ đã già 
Ngũ Hành năm cụm núi xanh xanh 
Xa rồi một trái Nam Trân 
Mây dâng nhiều trên đỉnh Ải Vân.

Chiều nay có người thương binh 
Không về với bàn tay năm ngón 
Nhưng về với ngàn chiến công
Anh mất đi bàn tay nhưng còn quê hương yên lành 
Một ngón tay dâng một cụm Ngũ Hành.

Niềm vui chờ đón tương lai 
Thư gửi cho người yêu viết bằng tay trái không ngay 
Tình mình mong đẹp mãi như năm cụm núi quê hương 
Ôi năm cụm núi quê hương.

Anh trở về khi đã mất đi một bàn tay, nhưng hy sinh đó là không vô nghĩa vì góp phần mang lại được sự bình yên cho quê nhà. Mỗi ngón tay của anh như là đã dâng cho một cụm ngũ hành, một phần thịt xương anh đã hoà vào non sông, trường tồn với thời gian.

Đoạn cuối của bài hát là hình ảnh thật cảm động: Tay phải không còn, anh viết thư cho người yêu bằng tay trái không ngay hàng, những trang thư này sẽ mở ra chuyện tình mong đẹp mãi, một niềm tin về tương lai tươi sáng trên quê hương yên bình.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Share1838TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Ca sĩ Trang Mỹ Dung: ‘Cám ơn thầy, nhạc sĩ Anh Bằng’

Ca sĩ Trang Mỹ Dung: 'Cám ơn thầy, nhạc sĩ Anh Bằng'

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Ca khúc “Hành Trang Giã Từ” và khuynh hướng sáng tác nhạc đại chúng của nhạc sĩ Trường Sa

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Châu Kỳ thu âm trước 1975

Ca khúc “Chia Ly” của nhạc sĩ Đỗ Lễ về sự nhầm lẫn tên bài hát lẫn nhạc sĩ: “Nói đi em câu chuyện buồn tình yêu…”

Nhà văn Mai Thảo viết về danh ca Thái Thanh năm 1971

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, tác giả của “Không”, “Buồn Ơi Chào Mi”, “Tình Khúc Chiều Mưa”…

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hà Thanh – Giọng oanh vàng xứ Huế

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hào Hoa của nhạc sĩ Giao Tiên

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Tôi Được Một Lần” – Lời cầu hôn của nhạc sĩ Bảo Thu

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Ngày Trở Về (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Có anh thương binh sống đời hòa bình…”

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga

Câu chuyện ít người biết về bài hát “Ngỏ Hồn Qua Đêm” và ý nghĩa của bút danh Triết Giang – Hàn Châu

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.