ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

2021/11/02
in Saigon xưa
Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Bên cạnh Quận Nhứt là trung tâm hành chính, trung tâm thương mại của Sài Gòn, nơi mà lúc nào cũng nhộn nhịp, sầm uất, đông đúc, thì ngay sát bên cạnh đó có một Quận Ba bình yên đến lạ thường, dù đây cũng là trung tâm của Sài Gòn từ xưa đến nay. Dù ngày nay Quận Ba đã không còn thoáng đãng như xưa, nhưng có một số con đường vẫn giữ được nét yên tĩnh nhẹ nhàng, như là đường Tú Xương, Ngô Thời Nhiệm…

Cũng vì có được sự yên tĩnh thơ mộng đó nên từ năm 1955, người đặt tên đường cho Sài Gòn đã ưu ái cho khu vực này những con đường mang tên toàn là những thi sĩ, văn sĩ nổi tiếng, như là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Nguyễn Gia Thiều, Ngô Thời Nhiệm, Yên Đỗ… Sau năm 1975, nhiều tên đường đó vẫn được giữ nguyên, duy chỉ có Yên Đỗ bị đổi tên (hay là người ta không biết Yên Đỗ chính là Nguyễn Khuyến?)

Sau đây mời các bạn xem lại loạt ảnh xưa và nay của một số nơi ở Quận Ba, ảnh chụp cách nhau tầm nửa thể kỷ, thời gian đủ dài để nhìn thấy những sự thay đổi:

Hình cũ là ngã tư Phan Thanh Giản – Trương Minh Giảng xưa, nay là Điện Biên Phủ – Trần Quốc Thảo. Căn villa bên tay trái hình là thứ duy nhất còn lại ở góc ảnh này.

–

Xem bài khác

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 3: Đại lộ Nguyễn Huệ

Hình góc ngã 4 đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) và Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo).

Trong hình cũ, đi tới nữa là ngã ba Phan Đình Phùng – Nguyễn Gia Thiều (chỗ có thấy hàng rào sắt màu xanh lá cây), là Consulat Général de France (trước 1966 hoặc 1967 là trường tư thục Lê Quý Đôn) do KTS Phạm Văn Thâng thiết kế. Ở bên phải của người chụp tấm hình này là Toà Tổng Giám Mục.

Có thể nhận thấy có sự thay đổi rất lớn sau 60 năm giữa 2 tấm hình này.

Ngay ngã tư này là tòa nhà nhà có tuổi đời trên 100 năm như hình bên dưới.

–

Đây là tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn được xây từ năm 1911. Ngay bên cạnh tòa nhà là ngôi nhà cổ xưa nhất Sài Gòn có tuổi đời hơn 200 năm, được gọi là Nhà Nguyện. Ngôi nhà này mái ngói, vách gỗ, trước đó là mái tranh, từng là nơi ở của linh mục Bá Đa Lộc, nơi dạy học cho hoàng tử Cảnh.

–

Hình ảnh ngôi trường nổi tiếng Marie Curie năm 1974 và năm 2021. Đây là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn (hoạt động từ năm 1918), cũng là trường duy nhất vẫn đang mang cái tên ban đầu do người Pháp đặt, dù có một khoảng thời gian ngắn mang những tên khác nhưng đến nay cái tên Marie Curie được giữ nguyên.

–

Một ngôi trường nổi tiếng khác cũng nằm ở quận 3 là trường nữ sinh Áo Tím, tức trường nữ Gia Long trên đường Phan Thanh Giản, nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai trên đường Điện Biên Phủ.

Trường chính thức hoạt động từ năm 1915, khai giảng năm đầu tiên với 42 nữ sinh cấp tiểu học. Lúc này đồng phục của nữ sinh là màu tím, tượng trưng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của người thiếu nữ Việt Nam. Từ đó trường có tên là Trường Áo Tím.

Năm 1953, trường đổi tên lại thành Trường Nữ Trung Học Gia Long, sau năm 1975 mang tên Nguyễn Thị Minh Khai.

–

Một ngôi trường nổi tiếng khác nữa nằm ở góc ngã tư Hồng Thập Tự – Công Lý (nay là Nguyễn Thị Minh Khai – Nam Kỳ Khởi Nghĩa), đó là trường Lê Quý Đôn, đối diện bên kia đường là Dinh Độc Lập.

Trường Lê Quý Đôn ở Sài Gòn là ngôi trường trung học lâu đời thứ 2 ở Sài Gòn. Thời Pháp, ngôi trường này thường được biết đến với cái tên Collège Chasseloup Laubat, nằm giữa 3 con đường trung tâm là Chasseloup Laubat, Testard và Palais, sau này đường Palais đổi tên thành Barbet, rồi trở thành Barbé. (Ba con đường này sau năm 1955 mang tên Hồng Thập Tự, Trần Quý Cáp, Lê Quý Đôn, nay lần lượt là Nguyễn Thị Minh Khai – Võ Văn Tần – Lê Quý Đôn).

Góc Công Lý – Hồng Thập Tự (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Thị Minh Khai). Tòa nhà trong ảnh là trường Lê Quý Đôn. Phía bên trái là tường rào Dinh Độc Lập.

–

Hình cũ được chụp từ năm 1954, là hỉnh ảnh của bệnh viện Clinique Saint-Paul tại địa chỉ số 280 Legrand de la Liraye. Từ năm 1955, đường này đổi tên thành Phan Thanh Giản.

Bệnh viện Saint-Paul còn có các tên khác là Dưỡng đường Saint-Paul, Bệnh xá Saint-Paul, là bệnh viện tư nhân hoạt động từ năm 1938. Bệnh viện Saint-Paul hoạt động liên tục đến năm 1976 thì bị quốc hữu hóa và đổi thành Bệnh viện Mắt như hiện nay.

Ở tấm hình dưới được chụp năm 2021, có thể thấy cái tên nguyên thủy Clinique Saint-Paul vẫn còn được giữ lại. Kiến trúc của cổng và bên trong cũng không thay đổi nhiều. Ngày nay, nhiều người vẫn quen gọi đây là bệnh viện Xanh Pôn.

–

Tòa nhà Clinique Duy Tân được KTS Tô Công Văn thiết kế, nằm ở gần góc Duy Tân – Phan Thanh Giản (nay là Phạm Ngọc Thạch – Điện Biên Phủ). Ngày nay tòa nhà này vẫn còn, là văn phòng của Bộ Y Tế ở số 51 Phạm Ngọc Thạch.

–

Một góc đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Góc dưới bên phải của hình là ngã ba Công Lý – Tú Xương, đi thêm một chút là tới ngã tư Công Lý – Phan Thanh Giản (Nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ).

Tòa nhà mái ngói bên trái ngày nay là CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM TP.HCM (VIETNAMTOURISM HCMC JSC), địa chỉ: 234 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P6, Q3.

–

Khách sạn Duc Hotel, nay là Victory Hotel ở góc đường Công Lý – Trần Quý Cáp, nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Võ Văn Tần.

–

Đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) đoạn giao với Công Lý xưa và nay. Đoạn kẽm gai trong hình cũ là tường rào Dinh Độc Lập, vì sự kiện Mậu Thân năm 1968 nên thép gai giăng khắp đô thành.

–

Hồ Con Rùa nổi tiếng, nằm ở trung tâm quận 3, giao lộ 3 con đường Trần Cao Vân, Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) và Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch). Hồ được xây dựng năm 1967, nhìn từ xa hồ nước là một khối kiến trúc hình thành một vòng xoay xung quanh, có một cái tháp cao nhất ở giữa nhìn như một bông hoa xoè ra.

Sở dĩ hồ mang tên là Hồ Con Rùa là vì giữa hồ có tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn.

Xung quanh Hồ Con Rùa là nhiều trường đại học Luật Khoa, Y Khoa, Kiến Trúc, và con đường đi ngang hồ tên là Duy Tân có cây dài bóng mát như trong nhạc Phạm Duy. Với những tán lá 2 bên đường đan vào nhau thơ mộng, đường Duy Tân là nơi hẹn hò lý tưởng cho những cặp đôi đang ở lứa tuổi đôi mươi ở giảng đường đại học, và Hồ Con Rùa cũng thường là nơi hẹn gặp nhau để cùng tản bộ trên con đường mát mẻ này.

Hồ Con Rùa cách Nhà Thờ chỉ vài trăm mét, là trục đường quen thuộc với người Sài Gòn xưa, được nhạc sĩ Phạm Duy đưa vào nhạc: “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát”.

Từ ngã tư đường Duy Tân – Hồng Thập Tự nhìn về bùng binh. Ngày nay 2 con đường này mang tên Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai.

Thực hiện: Đông Kha (nhacxua.vn)

ShareTweetPin98

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Ca sĩ Kim Anh đang dần hồi phục sau khi bị đột quỵ

Ca sĩ Kim Anh đang dần hồi phục sau khi bị đột quỵ

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Mai Hương (1941-2020)

Tin buồn: Ca nhạc sĩ Quốc Anh – Tác giả bài “Ngày Xuân Vui Cưới” qua đời

Nghe lại những bản thu âm trước 1975 hay nhất của danh ca Mai Hương

Lê Uyên Phương và những tình khúc “yêu nhau trong nỗi chết”

Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Vũ Khanh – Giọng hát nồng nàn của dòng nhạc tình ca

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Phi Nhung (1970-2021)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” (Minh Kỳ & Hoài Linh): “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Tôi Được Một Lần” – Lời cầu hôn của nhạc sĩ Bảo Thu

Những ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Lam Phương viết cho danh ca Bạch Yến: Tình Bơ Vơ, Chờ Người, Thu Sầu…

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên và ca khúc “Trăng Mờ Bên Suối” – Tuyệt phẩm lãng mạn dành cho mối tình đầu

Hoàn cảnh sáng tác “Bây Giờ Tháng Mấy” – Ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Từ Công Phụng năm 18 tuổi

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.