ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng

2019/12/28
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng

Nón lá là hình ảnh thân thuộc với người phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Tuy nó mộc mạc, mong manh, có khi gợi nét lam lũ, nhưng cũng không kém phần duyên dáng.

Nguồn gốc của chiếc nón là câu chuyện kể về một phụ nữ cao lớn, luôn đội một chiếc nón làm từ bốn chiếc lá hình tròn. Bất cứ nơi nào bà xuất hiện, những đám mây tan biến nhanh và thời tiết trở nên thuận lợi. Sau khi dạy người dân trồng lúa và những loại cây lương thực, vị nữ thần này biến mất. Người Việt biết ơn và đã xây dựng một ngôi đền để tưởng nhớ công ơn của nữ thần.

Người Việt xưa đã cố gắng tạo ra một mô hình chiếc nón tương tự của nữ thần đó bằng cách xâu những lá cọ lại với nhau và bây giờ nó được gọi là nón lá.

Nón lá có thể vừa che nắng tốt, cũng có thể tạm thời che mưa nhè nhẹ, được sử dụng với nhiều công việc khác nhau. Từ các bà các mẹ đội nón đi chợ, người nông dân làm việc trên nương, những em bé chăn trâu trên đồng nón rách tả tơi cho đến những cô nữ sinh duyên dáng nghiêng vành nón lá khi bước chân đến trường.

Xem bài khác

Phim “Em Và Trịnh” và những phân cảnh tái hiện giai thoại trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

Một người Đức yêu nhạc vàng và giới thiệu “di sản của Sài Gòn” đến với người Tây phương

Nón lá còn được xem là một biểu tượng của con người Việt Nam hiền hòa. Mặc dù hiện nay chiếc nón lá không còn là vật dụng hàng ngày của người phụ nữ ở các thành phố lớn nhưng nó vẫn rất phổ biến ở làng quê Việt Nam.

Hình ảnh người con gái trong tà áo dài và đội chiếc nón lá là nét đặc trưng cho người con gái Việt Nam ở khắp mọi miền. Tuy vậy, không hiểu vì sao khi nhắc đến nón lá, người nghĩ đến xứ Huế trước tiên, nơi mà nón là còn có tên gọi rất thi vị là “nón bài thơ”, bắt nguồn từ việc người ta hay thêu thơ lên nón lá Huế.

Quy trình làm nón với nhiều công đoạn yêu cầu sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ để có một chiếc nón lá Huế đẹp đã tạo ra sự khác biệt cho các sản phẩm. Điểm đặc sắc quan trọng nhất, đặc điểm làm nên tên tuổi và danh tiếng cho nón lá Huế, là những “bài thơ trong chiếc nón”. Không biết tự bao giờ, và ai là người đầu tiên nghĩ ra việc làm nón bài thơ, tức là việc ghép các câu thơ, các bức tranh phong cảnh, các hoa văn cắt giấy vào nón lá Huế để có sản phẩm mới, độc đáo là nón bài thơ. Có lẽ cũng như các tác phẩm nghệ thuật dân gian: tác giả là nhân dân.

So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc họa nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Trong ca khúc Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có đoạn:

Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài…

Ở đoạn buồn nhất của bài hát, nhạc sĩ đã nhắc đến nón lá như là một hình tượng mong manh của người phụ nữ Huế trước những đau thương.


Click để nghe Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy trước 1975

Trong ca khúc Huế Xưa, nhạc sĩ Anh Bằng cũng nhắc đến nón lá với hình ảnh rất đẹp:

Buổi trưa em che nón lá,
cá Sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ…


Click để nghe Thiên Trang hát Huế Xưa

Người con gái Huế che nón lá và dạo bước trên cầu Trường Tiền ban trưa, cá ở dưới sông liếc lên thấy dung nhan của nàng cũng phải ngẩn ngơ nhìn, thì thử hỏi những chàng trai mới lớn nếu nhìn thấy thì chịu sao đặng. Cũng giống như một câu ca dao hồi xa xưa, lúc mà học trò còn phải lều chõng ra kinh kỳ ứng thí:

Học trò xứ Quảng ra đi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành…

Trong một bài nhạc vàng viết về người con gái Huế khác là Người Em Vỹ Dạ, nhạc sĩ Minh Kỳ mô tả cô nữ sinh Đồng Khánh e lệ giấu đôi mắt biếc đằng sau vành nón lá khi gặp người trai viễn phương bên chợ Đông Ba:

Nón lá che khuất mắt biếc.
Cắp sách sớm trưa chiều
Đi học Ðồng Khánh qua cầu Trường Tiền…


Click để nghe Hoàng Oanh hát Người Em Vỹ Dạ trước 1975

Tà áo dài nữ sinh và chiếc nón lá đã xuất hiện nhiều ở trong thi ca, thể hiện sự nhẹ nhàng và tinh tế. Nếu tà áo dài tôn lên vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng, thùy mị của người con gái thì nón lá lại làm cho người con gái mang một vẻ đẹp tiềm ẩn, kín kẽ và đậm đà hơn rất nhiều. Khung cảnh Huế mộng mơ, những con đường im mát, những cô gái Huế trong tà áo dài tha thướt đội nón bài thơ đã trở thành một trong những hình ảnh đẹp tượng trưng của Huế.

Không chỉ nón lá xứ Huế mới được đi vào trong nhạc vàng, mà nón lá vùng Hậu Giang cũng trở nên đằm thắm trong ca khúc nổi tiếng nhất mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác sau năm 75:

Chiếc áo bà ba trên giòng sông thăm thẳm.
Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh.
Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ.
Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời…


Click để nghe Hương Lan hát Chiếc Áo Bà Ba

Nón lá mà kết hợp với chiếc áo bà ba là gợi lên hình ảnh lam lũ chịu thương chịu khó (nhưng cũng không kém phần duyên dáng) của những người con gái vùng sông nước.

Trong một ca khúc sau năm 1975 khác, nhạc sĩ Khánh Băng vẽ lên hình ảnh rất đẹp về người con gái chờ ngóng người yêu:

Một người con gái đứng nghiêng nghiêng vành nón lá
Đường chiều bờ đê lối xưa kỷ niệm thiết tha… (Chờ Người)


Click để nghe Như Quỳnh hát Chờ Người

Bên bờ đê xung quanh là màu xanh bạt ngàn của đồng lúa, hình ảnh một cô gái đứng nghiêng vành nón đứng chờ, gợi hình ảnh nhỏ bé đáng thương của những cô thôn nữ vẫn luôn trung trinh một mối tình. Chiều chiều, bóng dáng ấy lại ra đứng ngóng, dù không hề biết rằng phải chờ người đến khi nào…

Nón lá và quê hương là hai khái niệm tuy rất khác nhau nhưng thường đi đôi với nhau, và trong nhiều bài hát quê hương, nón lá là hình ảnh quen thuộc. Ngoài Chiếc Áo Bà Ba và Chờ Người, bài hát Quê Hương của Giáp Văn Thạch phổ thơ Đõ Trung Quân cũng nhắc về nón lá của mẹ thật đẹp:

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Và một bài hát khác đậm chất dân ca của nhạc sĩ Bắc Sơn:

Em đi trên cỏ non mọc ôm đôi bờ đường đê.
Em che nghiêng nón lá chân rụt rè qua nhịp cầu tre.
Quê hương em ở ngoại thành xóm nhà tranh.
Em đi qua mấy sông vượt mấy đèo.
Dẫu trèo lên đỉnh cao mấy núi, cũng lặn lội về thăm…


Click để nghe Hương Lan hát Em Đi Trên Cỏ Non

Ngày nay ở thành thị, với nét sống vội vã nơi phố phường, nón lá không còn phù hợp nữa. Các chị, các cô đi xe giữa đường không thể đội nón lá, cũng như không thể đội nón lá để đi làm ở công sở. Vì vậy nón lá chỉ còn được nhìn thấy ở thôn quê, ở những nơi mà thời gian vẫn còn thong dong và trôi qua chậm rãi.

Tổng hợp

Share2174TweetPin

Xem bài khác

Phim “Em Và Trịnh” và những phân cảnh tái hiện giai thoại trong âm nhạc Trịnh Công Sơn
Bàn Tròn Âm Nhạc

Phim “Em Và Trịnh” và những phân cảnh tái hiện giai thoại trong âm nhạc Trịnh Công Sơn

Năm 1992, phim điện ảnh đầu tiên về Trịnh Công Sơn được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần thực hiện mang...

by admin
May 20, 2022
Một người Đức yêu nhạc vàng và giới thiệu “di sản của Sài Gòn” đến với người Tây phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Một người Đức yêu nhạc vàng và giới thiệu “di sản của Sài Gòn” đến với người Tây phương

Jan Hagenkoetter là một nhà sản xuất âm nhạc người Đức, trước khi lấy vợ là một người gốc Việt...

by admin
May 15, 2022
Ca sĩ Hà Thanh Xuân đám cưới vào dịp sinh nhật tuổi 34
Tin Tức

Ca sĩ Hà Thanh Xuân đám cưới vào dịp sinh nhật tuổi 34

Ngày 2/5/2022, là ngày rất đặc biệt của ca sĩ xinh đẹp Hà Thanh Xuân. Cô đã đăng trên facebook...

by admin
May 3, 2022
Tin buồn: Ca sĩ Tường Khuê qua đời
Tin Tức

Tin buồn: Ca sĩ Tường Khuê qua đời

Theo nguồn tin của nhacxua.vn vừa nhận được, ca sĩ Tường Khuê (là em trai của ca sĩ Như Quỳnh)...

by admin
April 12, 2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Xin Trả Nợ Người” – Hai mươi năm tình cũ chưa nguôi
Bàn Tròn Âm Nhạc

Dao Ánh đọc thư tình của Trịnh Công Sơn trong album Lời Của Giòng Sông năm 2004

Đến nay, những ai yêu mến âm nhạc Trịnh Công Sơn chắc hẳn đã không còn xa lạ với cái...

by admin
March 30, 2022
Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh

Phải đến tận 10 năm sau ngày mất của cố nhạc sĩ họ Trịnh, đông đảo công chúng hâm mộ...

by admin
March 25, 2022
Next Post
Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời

Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc - Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc hôn nhân hạnh phúc qua hơn nửa thế kỷ của danh ca Thanh Thúy

Nhan sắc thời trẻ của Như Quỳnh hơn 30 năm trước qua loạt ảnh khi còn ở trong nước

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thanh Thúy – Một tượng đài của dòng nhạc vàng

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca sĩ Hùng Cường: Từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường làng Bến Tre

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Khánh Ly

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và bài thơ-bài hát “Hoa Học Trò” – Bây giờ còn nhớ hay không?

Nhạc sĩ Trường Sa và “Rồi Mai Tôi Đưa Em”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biển Nhớ” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – “Trời cao níu bước Sơn-Khê…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Thu Sầu (nhạc sĩ Lam Phương) – Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…

Câu chuyện về bài hát “Hoài Thu” của Văn Trí, ca khúc duy nhất được phổ từ… tùy bút

Sự thật đằng sau bài nhạc thất tình nổi tiếng “Đoạn Tái Bút” của Chế Linh

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.