ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Xưa

Hình ảnh đẹp về Vĩnh Long thập niên 1960-1970

2021/08/11
in Xưa
Hình ảnh đẹp về Vĩnh Long thập niên 1960-1970

Vùng đất Vĩnh Long có một vị thế đặc biệt của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ngay chính giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu, là nơi khởi nguồn của sông Cổ Chiên – một nhánh của Mekong.

Về ý nghĩa của tên gọi Vĩnh Long, đó là chữ Vĩnh trong chữ vĩnh viễn, vĩnh hằng, nghĩa là “mãi mãi”; Long có nghĩa là long trọng, nghĩa là “thịnh vượng, giàu có”. Tên Vĩnh Long thể hiện mong muốn nơi đây luôn luôn được thịnh vượng.

Cái tên Vĩnh Long được ra đời từ năm 1832, là tên của một tỉnh. Từ năm 1951, tỉnh Vĩnh Long có thời gian ngắn đổi tên thành tỉnh Vĩnh Trà, đến 1954 thì chính quyền VNCH đổi lại thành Vĩnh Long.

Nhắc đến đất Vĩnh, không thể không nhắc đến ngôi trường Tống Phước Hiệp đã gắn bó với nhiều thế hệ. Đây là trường trung học lớn nhất tỉnh Vĩnh Long, ở địa chỉ số 106 Gia Long, gần ngã 3 sông Long Hồ – sông Cổ Chiên. Ngày nay ngôi trường này đã đổi tên thành Trường Trung học phổ thông Lưu Văn Liệt, và con đường Gia Long đằng trước trường nối dài với đường Tống Phước Hiệp cũng đổi tên thành đường 1/5 và 30/4.

Ngôi trường này đặt đặt theo tên của Tống Phước Hiệp từ năm 1961, là tên của danh tướng thời chúa Nguyễn đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Vĩnh Long.

Xem bài khác

Hình ảnh về Chợ Đà Lạt xưa – Kiến trúc độc đáo của thập niên 1950

Tuyển chọn hình ảnh hiếm của Thủ Dầu Một – Bình Dương ngày xưa

Tháp Phan Thanh Giản ở ngã 3 Cần Thơ, là cửa ngõ của Vĩnh Long

Trước năm 1975 khi bắt đầu vào trung tâm Vĩnh Long sẽ bắt gặp ngay ngọn tháp nằm sừng sững ở ngã ba Nguyễn Huệ (tên gọi khác là ngã ba Cần Thơ). Trên ngọn tháp bốn mặt này có một hàng chữ Hán, dịch nghĩa là: “Tiền Triều Đại Thần Phan Thanh Giản”.

Ngọn tháp này mang tên tháp Phan Thanh Giản.

Phan Thanh Giản là vị quan Kinh Lược Sứ đất Nam Kỳ của triều Nguyễn, luôn luôn trung thành với chủ nghĩa: “Trung Thần Bất Sự Nhị Quân”.

Trước đó ở vi trí ngã tư đường Phan Thanh Giản (nối liền với đường Lê Thái Tổ) và đường Lê Lai, ngay phía trước mặt Tòa Hành Chánh tỉnh Vĩnh Long (nay là UBND tỉnh Vĩnh Long) có một bức tượng bán thân của Phan Thanh Giản bằng đồng đen.

Đường nằm ngang là Lê Lai, đi về bên phải khoảng 100m là Tòa Hành Chánh tỉnh Vĩnh Long (nay là UBND tỉnh Vĩnh Long)

Sau Tết Mậu Thân, bức tượng được mang về thờ tại Văn Thánh Miếu, nằm trên đường từ Vĩnh Long sang Vĩnh Bình. Thay vào đó thì ngọn tháp Phan Thanh Giản được dựng lên tại ngã ba Nguyễn Huệ – Lê Thái Tổ – QL4.

Đường Lê Thái Tổ, đi về phía ngã 3 Cần Thơ, chính giữa là tháp Phan Thanh Giản nhìn từ phía trung tâm. Bên trái là bến xe Vĩnh Long, chợ Long Châu, quẹo trái là đường Nguyễn Huệ đi Cần Thơ, đi thẳng là quốc lộ 4 đi Sa Đéc. Bên phải là khách sạn Thái Bình

Tháp Phan Thanh hình khối tháp tứ diện, đáy to đỉnh nhỏ, kiến trúc theo lối những kim tự tháp, bốn mặt đều quay ra đường lộ. Từ đàng xa phía cầu Tân Hữu, cầu Tân Bình hoặc dốc cầu Lộ mọi người đều nhìn thấy bóng dáng của ngọn tháp. Mặt tháp về phía đại lộ Nguyễn Huệ có gắn hai tấm bia bằng đá cẩm thạch vân trắng. Một tấm ghi chức tước, một tấm ghi sơ lược về tiểu sử cụ Phan Thanh Giản. Quanh ngọn tháp có một vòng rào bằng những trụ xi măng màu xám, hình những khẩu đại bác thuở xưa. Tháp Phan Thanh Giản bị đập bỏ vào tháng 5-1975.

Tháp Phan Thanh Giản nhìn từ trên cao. Bìa trái ở góc trên của hình là Nhà Thờ Vĩnh Long

_

Không ảnh nhìn về phía ngã 3 Cần Thơ. Bên trên là sông Cổ Chiên. Đường dọc hình là đại lộ Nguyễn Huệ đi về phía ngã 3 Cần Thơ, bên phải là đường Lê Thái Tổ đi về phía trung tâm Vĩnh Long. Khu nhà hình chữ nhật màu trắng ở giữa hình là trường Sư Phạm và trường Trung học Kỹ thuật Vĩnh Long, nay là trường Cao Đẳng Vĩnh Long và trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long

_

Hình ảnh khác của đường Nguyễn Huệ

_

Khu vực trường Trung học Kỹ Thuật Vĩnh Long trên đường Nguyễn Huệ

_

Sân vận động nằm sát bên trường Sư Phạm

_

Một góc ảnh khác của ngã 3 Cần Thơ. Bên trái là đại lộ Nguyễn Huệ đi Cần Thơ

_

Đường Lê Thái Tổ đi về phía trung tâm Vĩnh Long bên tay trái, bên phải là ngã 3 Cần Thơ. Khối nhà màu trắng là Nhà Thờ Vĩnh Long

_

Nhà thờ Vĩnh Long trên đường Lê Thái Tổ

_

Nhà thờ Vĩnh Long

_

Chợ Long Châu ở gần ngã 3 Cần Thơ

_

Đường Lê Thái Tổ đoạn từ ngã 3 Cần Thơ về phía trung tâm Vĩnh Long. Phía cuối đường là vào cua bên trái để lên cầu Lộ để qua đường Phan Thanh Giản (nay là đường 3/2)

_

Hình này được chụp cùng 1 thời điểm với hình bên trên, người chụp đứng cùng 1 vị trí, nhìn về hướng ngược lại, tức là đường Lê Thái Tổ nhìn về phía ngã 3 Cần Thơ

_

Cầu Lộ bắt qua rạch Cái Ca, nối đường Lê Thái Tổ và Phan Thanh Giản

_

QL4, từ ngã 3 Cần Thơ đi về phía Sa Đéc và Bắc Mỹ Thuận (nay là cầu Mỹ Thuận). Phía trên hình là Cồn Chim

_

Đường ven sông Cổ Chiên, bên phải là cải huấn, nay là Viện Bảo Tàng. Bên trái hình là bến Phà An Bình trên đường Phan Bội Châu. Phía xa xa là Công Quán (Bungalow Vĩnh Long)

_

Công Quán, còn được gọi là Bungalow Vĩnh Long, vốn là câu lạc bộ sĩ quan Pháp. Sau năm 1954, Bungalow trở thành khách sạn sang trọng, tầng trệt mở nhà hàng restaurent, bán hải sản và thức ăn đặc sản của địa phương

_

Bên phải hình là Bungalow Vĩnh Long

_

Công Quán dịp Mậu Thân 1968

_

Đường Phan Bội Châu, tường rào phía trước trại cải huấn. Bên trái là Công viên dọc bờ sông Cổ Chiên

_

Ty cảnh sát nằm ở giữa đường Phan Bội Châu nối với Gia Long

_

Khu phố chợ Vĩnh Long sát bờ sông, đường Gia Long

_

Dãy nhà khu chợ Vĩnh Long trên đại lộ Gia Long

_

Ngã 3 đường Gia Long – Lê Văn Duyệt, đi một chút nữa sẽ gặp trường Tống Phước Hiệp ở bên tay phải. Ngày nay đoạn này đổi tên thành 30/4 – Hoàng Thái Hiếu

_

Khu vực chợ Vĩnh Long trên đường Gia Long, nằm ở giữa 2 đường Chi Lăng và Bạch Đằng

_

Bên phải là phi trường Vĩnh Long dọc theo QL4, ngày nay là đường Võ Văn Kiệt

_

Cổng vào phi trường Vĩnh Long

_

Chính giữa là trung tâm Vĩnh Long dọc sông Cổ Chiên. Bên trái là rạch Long Hồ (nay là sông Long Hồ), bên phải là rạch Cái Ca (nay gọi là sông Cầu Lộ)

_

Không ảnh khu vực Dòng nữ tu và Cô nhi viện Mục Tử Nhân Lành (Good Shepherd Convent and Orphanage)

_

Sân trong Dòng nữ tu Mục Tử Nhân Lành tại Vĩnh Long

Một số hình ảnh khác của Dòng nữ tu Mục Tử Nhân Lành:

_

_

_

_


__

_

_

_

Sông Long Hồ đổ ra sông Cổ Chiên. Đường dọc sông là Phan Bội Châu nối với Gia Long (nay là đường 1/5 và 30/4)

_

Cầu Măng Thít (Cầu Mới) trên tỉnh lộ 7A (nay là QL53) bắc qua sông Măng Thít

_

Cầu Măng Thít

_

Bến tàu Vĩnh Long

_

Khu vực gần chợ và bến tàu Vĩnh Long

_

Bắc Mỹ Thuận, này là cầu Mỹ Thuận

Một số hình ảnh sông Cổ Chiên:


_

Những hình ảnh khác ở Vĩnh Long xưa:


Một vài hình ảnh Vĩnh Long 100 năm trước:

Tòa án Vĩnh Long

_

Trụ sở Hội đồng xã Vĩnh Phước

_

Tòa Thị chánh Vĩnh Long, trước 1975 là Dinh Tỉnh trưởng Vĩnh Long trên đường Tống Phước Hiệp, phía sau lưng là rạch Long Hồ. Ngày nay tòa nhà này là trụ sở UBND TP Vĩnh Long trên đường 30/4

_

Cầu Thiềng Đức qua rạch Long Hồ, tòa nhòa khuất sau cầu là Dinh tỉnh trưởng

_

Đường dọc rạch Long Hồ, xa xa là cầu Thiềng Đức

_

Bungalow Vĩnh Long

_

Trường Nam tiểu học, nay là trường Tiểu học Nguyễn Du

_

_

Chùa Bà Thiên Hậu ở gần cầu Thiềng Đức

_

Dãy nhà nằm ở gần nhà thờ Vĩnh Long

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn
Hình ảnh: manhhai flickr

ShareTweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Năm 2000, Như Quỳnh đã trải qua hơn 5 năm sự nghiệp ca nhạc ở hải ngoại. Quãng thời gian...

by admin
October 24, 2022
Next Post
Lịch sử những đường phố Sài Gòn xưa: Đại lộ Trần Hưng Đạo – Con đường huyết mạch của Sài Gòn – Chợ Lớn

Lịch sử những đường phố Sài Gòn xưa: Đại lộ Trần Hưng Đạo - Con đường huyết mạch của Sài Gòn - Chợ Lớn

Comments 1

  1. Xuân Hoàng says:
    1 year ago

    Cảnh đẹp hiện đại nhưng rất thơ và bình yên.

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại những bản thu âm trước 1975 của ca sĩ Giang Tử

Sự trùng hợp thú vị trong 2 bài hát về mưa: “Tình Khúc Chiều Mưa” (Nguyễn Ánh 9) và “Thương Nhau Ngày Mưa” (Nguyễn Trung Cang)

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Hoàng Oanh – Một huyền thoại của nhạc vàng

Đặng Thế Phong, tài hoa bạc mệnh

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Bảo Thu – Tác giả Giọng Ca Dĩ Vãng, Cho Tôi Được Một Lần…

Cuộc hôn nhân hạnh phúc qua hơn nửa thế kỷ của danh ca Thanh Thúy

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm và hoàn cảnh sáng tác “Gọi Người Yêu Dấu” – Mối tình oan trái ở xứ sương mù Đà Lạt

Bí ẩn câu chuyện “người trinh nữ tên Thi” trong 3 ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Câu chuyện về nhân vật chính trong bài hát “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang” (nhạc sĩ Ngọc Chánh – Phạm Duy)

Ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Mèo Hoang (Hàn Châu): ‘Có phải em về trong đêm nay…’

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tình Lỡ (Thanh Bình) – “Có còn lại chăng dư âm thôi…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hào Hoa của nhạc sĩ Giao Tiên

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.