Vùng đất Vĩnh Long có một vị thế đặc biệt của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, nằm ngay chính giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu, là nơi khởi nguồn của sông Cổ Chiên – một nhánh của Mekong.
Về ý nghĩa của tên gọi Vĩnh Long, đó là chữ Vĩnh trong chữ vĩnh viễn, vĩnh hằng, nghĩa là “mãi mãi”; Long có nghĩa là long trọng, nghĩa là “thịnh vượng, giàu có”. Tên Vĩnh Long thể hiện mong muốn nơi đây luôn luôn được thịnh vượng.
Cái tên Vĩnh Long được ra đời từ năm 1832, là tên của một tỉnh. Từ năm 1951, tỉnh Vĩnh Long có thời gian ngắn đổi tên thành tỉnh Vĩnh Trà, đến 1954 thì chính quyền VNCH đổi lại thành Vĩnh Long.
Nhắc đến đất Vĩnh, không thể không nhắc đến ngôi trường Tống Phước Hiệp đã gắn bó với nhiều thế hệ. Đây là trường trung học lớn nhất tỉnh Vĩnh Long, ở địa chỉ số 106 Gia Long, gần ngã 3 sông Long Hồ – sông Cổ Chiên. Ngày nay ngôi trường này đã đổi tên thành Trường Trung học phổ thông Lưu Văn Liệt, và con đường Gia Long đằng trước trường nối dài với đường Tống Phước Hiệp cũng đổi tên thành đường 1/5 và 30/4.
Ngôi trường này đặt đặt theo tên của Tống Phước Hiệp từ năm 1961, là tên của danh tướng thời chúa Nguyễn đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Vĩnh Long.
Trước năm 1975 khi bắt đầu vào trung tâm Vĩnh Long sẽ bắt gặp ngay ngọn tháp nằm sừng sững ở ngã ba Nguyễn Huệ (tên gọi khác là ngã ba Cần Thơ). Trên ngọn tháp bốn mặt này có một hàng chữ Hán, dịch nghĩa là: “Tiền Triều Đại Thần Phan Thanh Giản”.
Ngọn tháp này mang tên tháp Phan Thanh Giản.
Phan Thanh Giản là vị quan Kinh Lược Sứ đất Nam Kỳ của triều Nguyễn, luôn luôn trung thành với chủ nghĩa: “Trung Thần Bất Sự Nhị Quân”.
Trước đó ở vi trí ngã tư đường Phan Thanh Giản (nối liền với đường Lê Thái Tổ) và đường Lê Lai, ngay phía trước mặt Tòa Hành Chánh tỉnh Vĩnh Long (nay là UBND tỉnh Vĩnh Long) có một bức tượng bán thân của Phan Thanh Giản bằng đồng đen.
Sau Tết Mậu Thân, bức tượng được mang về thờ tại Văn Thánh Miếu, nằm trên đường từ Vĩnh Long sang Vĩnh Bình. Thay vào đó thì ngọn tháp Phan Thanh Giản được dựng lên tại ngã ba Nguyễn Huệ – Lê Thái Tổ – QL4.
Tháp Phan Thanh hình khối tháp tứ diện, đáy to đỉnh nhỏ, kiến trúc theo lối những kim tự tháp, bốn mặt đều quay ra đường lộ. Từ đàng xa phía cầu Tân Hữu, cầu Tân Bình hoặc dốc cầu Lộ mọi người đều nhìn thấy bóng dáng của ngọn tháp. Mặt tháp về phía đại lộ Nguyễn Huệ có gắn hai tấm bia bằng đá cẩm thạch vân trắng. Một tấm ghi chức tước, một tấm ghi sơ lược về tiểu sử cụ Phan Thanh Giản. Quanh ngọn tháp có một vòng rào bằng những trụ xi măng màu xám, hình những khẩu đại bác thuở xưa. Tháp Phan Thanh Giản bị đập bỏ vào tháng 5-1975.
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
Một số hình ảnh khác của Dòng nữ tu Mục Tử Nhân Lành:
_
_
_
_
__
_
_
_
_
_
_
_
_
Một số hình ảnh sông Cổ Chiên:
_
Những hình ảnh khác ở Vĩnh Long xưa:
Một vài hình ảnh Vĩnh Long 100 năm trước:
_
_
_
_
_
_
_
_
_
Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn Hình ảnh: manhhai flickr