ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Xưa

Hình ảnh đẹp về Đà Nẵng thập niên 1960

2021/07/14
in Xưa
Hình ảnh đẹp về Đà Nẵng thập niên 1960

Đà Nẵng có thể xem là thành phố lớn và quan trọng bậc nhất của miền Trung Việt Nam, nơi có cửa biển giao thương tấp nập từ lâu đời.

Đà Nẵng năm 1967

Ngay sau khi hoàng đế Gia Long thống nhất giang sơn, vua đã nhận thấy được vị trí, địa thế quan trọng của Đà Nẵng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an nguy của kinh đô Phú Xuân (Huế), nên đã chú trọng xây dựng tại đây một hệ thống quản lý và phòng thủ cảng biển đặc biệt, biến Đà Nẵng thành một quân cảng và một thương cảng quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn.

Năm 1858, người Pháp cũng nhận thấy địa thế quan trọng đó của Đà Nắng nên chọn nơi này để khai hỏa xâm chiếm Đại Nam. Đến tháng 3 năm 1965, quân đội Mỹ cũng chọn Đà Nẵng làm nơi đổ bộ đầu tiên, sau đó xây dựng căn cứ quân sự hỗn hợp rất lớn tại đây.

Tàu tuần duyên của Mỹ trên vịnh Đà Nẵng năm 1965

Nguồn gốc tên gọi Đà Nẵng được cho là xuất phát từ chữ Chăm cổ “Da nak”, dịch nghĩa là “cửa sông lớn”, đó chính là cửa sông Hàn ở Đà Nẵng.

Khi những người Âu châu đặt chân đến Đà Nẵng đầu tiên vào đầu thế kỷ 17, họ gọi tên Đà Nẵng là Porte de Kéan, sau đó là Turaon, hoặc Touron, Turon. Từ năm 1888 cho đến tận 1954, Tourane là tên chính thức của Đà Nẵng.

Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của từ Tourane. Thứ nhất đó là lối nói trại từ chữ Châu Ranh (chỉ ranh giới Việt Nam – Chiêm Thành). Ý kiến thứ hai cho rằng nó bắt nguồn từ một làng có tên là Thạc Gián bị viết lầm là Tu Gián. Ý kiến thứ ba giải thích rằng Tourane chỉ địa danh của một nơi vốn có một cái tháp (tour) trên cửa sông Hàn.

Xem bài khác

Hình ảnh về Chợ Đà Lạt xưa – Kiến trúc độc đáo của thập niên 1950

Tuyển chọn hình ảnh hiếm của Thủ Dầu Một – Bình Dương ngày xưa

Từ năm 1889, thành phố Tourane thuộc tỉnh Quảng Nam, nhưng đến năm 1905, Tourane/Đà Nẵng lại được tách khỏi tỉnh Quảng Nam để trở thành một đơn vị hành chính độc lập. Kể từ đó, người Pháp đã xây dựng Tourane thành một đô thị theo kiểu Tây phương, với cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư bài bản. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ được hình thành và phát triển. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng, cảng Đà Nẵng đã tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động từ giai đoạn 1933-1935. Sân bay dân dụng cũng được nhà cầm quyền sớm xây dựng vào năm 1926. Hầu hết các công ty lớn nhất hoạt động ở Đông Dương đều hiện diện ở Đà Nẵng trong thời gian này.

Tourane đầu thế kỷ 20

Vào thời gian đầu của đệ nhất cộng hòa, Đà Nẵng lại trở lại trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến năm 1962, tỉnh Quảng Nam được tách thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín, còn Đà Nẵng trực thuộc trung ương.

Mời các bạn xem lại những hình ảnh trong thời gian thập niên 1960 sau đây:

Hình ảnh bên bờ sông Hàn ở Đà Nẵng:

Cầu chữ T sông Hàn trước Tòa Thị chính Đà Nẵng
Cầu chữ T sông Hàn trước Tòa Thị chính Đà Nẵng
Tòa thị chính Đà Nẵng (nay là UBND Đà Nẵng)

Hình ảnh nội thành Đà Nẵng:

Tiệm may Saigon đường Độc Lập Hình chụp từ ngã tư Độc Lập – Thành Thái (nay là đường Trần Phú – Trần Quốc Toản). Cổng phía bên phải là của khu vực nhà thờ lớn Đà Nẵng.
Tòa nhà nằm tại góc ngã ba Bạch Đằng – Phan Đình Phùng, Đà Nẵng

 

Đường Trần Hưng Đạo, nay là đường Nguyễn Thái Học

Đường Đồng Khánh năm 1965
Đường Đồng Khánh


Những cây cầu ở Đà Nẵng:

Cầu Cẩm Lệ năm 1967
Cầu Cẩm Lệ trên QL1 đi vào Đà Nẵng
Cầu Trịnh Minh Thế
Cầu Nam Ô từ Đà Nẵng đi Huế
Cầu Nam Ô từ Đà Nẵng đi Huế
Cầu Nam Ô từ Đà Nẵng đi Huế

Những tà áo dài thướt tha ở Đà Nẵng:

Buôn thúng bán bưng cũng mặc áo dài

Hình ảnh ngoại ô Đà Nẵng:

nhacxua.vn biên soạn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Sài Gòn thập niên 1950 tuyệt đẹp qua những tấm ảnh phục chế màu

Sài Gòn thập niên 1950 tuyệt đẹp qua những tấm ảnh phục chế màu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Bộ sưu tập hình ảnh của 10 nữ ca sĩ hải ngoại xinh đẹp nhất

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Lê Uyên Phương – Những bài hát mang dự cảm về tình yêu chia cách đã trở thành sự thật sau 20 năm

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao – “Người tình duy nhất” trong đời của nhạc sĩ tài hoa

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Thi sĩ Kiên Giang và xuất xứ 2 bài thơ “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” – Từ thơ đến nhạc và trở thành bất tử

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên và những tình khúc bất hủ về Đà Lạt: Ai Lên Xứ Hoa Đào, Bài Thơ Hoa Đào

Ca khúc “Ai Nhớ Chăng Ai” và mối tình đầu đau thương của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Từ “tiếng hát học trò” đến Giọng ca dĩ vãng

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Gái Xuân” (Từ Vũ – Nguyễn Bính) – “Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.