ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Hệ thống thoát nước và chống ngập úng của Sài Gòn xưa như thế nào?

2019/07/15
in Saigon xưa
Hệ thống thoát nước và chống ngập úng của Sài Gòn xưa như thế nào?

Hơn trăm năm hình thành hệ thống cống thoát nước đô thị Sài Gòn, việc cải tạo, mở mang hệ thống thoát nước, chống ngập úng đã được bàn đến từ 50 năm qua, chuyện xây hồ trữ nước cũng đã được đề nghị 70 năm trước. Nhưng…

Ông Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa đã mô tả các khu vực thành phố lớn như Sài Gòn nối với Chợ Lớn “nhờ rạch, kinh, sông, ngòi, nhiều hơn bằng đường lộ đất”. Địa hình thiên nhiên xưa, ngập lụt chưa bao giờ là nỗi lo.

Cống thoát nước từ năm 1872…

Người Pháp phát triển thành phố trên địa hình cao gần bờ sông, mở rộng ra hướng bắc và đông bắc. Năm 1862, Sài Gòn được quy hoạch là đô thị rộng 25km2, được bao quanh bởi các rạch Thị Nghè, Bến Nghé, sông Sài Gòn… với khoảng 500.000 dân, khu vực hành chính ở phía đông bắc thành phố, khu thương mại ở phía tây.

Từ năm 1867, chương trình kiến thiết thành phố được đẩy mạnh: xây dựng công thự, làm đường sá, vỉa hè, trồng cây xanh, khởi làm từ những đoạn cống đầu tiên đổ ra kênh Charner (người Việt gọi là kênh Chợ Vải, nay là đường Nguyễn Huệ).

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Khoảng năm 1861, thêm một kênh đào trên đường Lê Lợi hiện nay, nối với kênh Charner, để thoát nước ra rạch Bến Nghé. Về sau, rác rưởi từ thương thuyền và chợ bên bờ đã làm nước bốc mùi hôi. Rạch để thay bằng cống thoát nước.

Năm 1871, cư dân ở quanh các đường Lê Thánh Tôn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ (ngày nay) bắt đầu khiếu nại về tình trạng tù đọng nước, chính quyền bắt đầu mở rộng hệ thống cống thoát nước. Phiên họp ngày 10-1-1872, hội đồng thành phố đã yêu cầu các kỹ sư phải đo đạc, tính toán kỹ lưỡng để cống thoát nước tốt khi mưa lớn đúng lúc thủy triều dâng cao.

Hệ thống cống Sài Gòn được thực hiện từ trung tâm ra ngoài. Năm 1905, nhiều con đường trung tâm như Norodom (Thống Nhất), Miche (Phùng Khắc Khoan)… được làm cống ngầm. Năm 1908, chính quyền mở một cuộc đấu thầu xây dựng hệ thống thoát nước cho Sài Gòn. Năm năm sau, tức năm 1913, Sở Công chánh Đông Dương lập một báo cáo chi tiết kết quả: “Một phần diện tích của thành phố đã được trang bị hệ thống ống cống tiếp nhận nước thải từ các hộ gia đình đổ ra đường hoặc đổ vào các ống nhánh, cũng như nước mưa…”.

Cùng với làm cống, việc mở mang công viên, trồng cây xanh bên đường cũng được chú trọng. Năm 1943, kế hoạch chỉnh trang Sài Gòn – Chợ Lớn với dân số dự kiến tăng trên 1 triệu dân, họ đề xuất đào hồ ở phía tây đường Đinh Tiên Hoàng hiện nay để chứa nước mưa, điều tiết ngập. Tuy nhiên, chiến tranh đã khiến kế hoạch chỉ nằm trên giấy.

Chống ngập thời chiến

Sau năm 1954, các kỹ sư, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Lê Văn Lắm, Trần Lê Quang… khảo sát địa mạo và hệ thống sông rạch Sài Gòn. Họ đề nghị thành phố sẽ phát triển theo hướng tây bắc – đông bắc (Củ Chi – Biên Hòa, Bình Dương). Các vùng thấp như quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh được bảo tồn tự nhiên, giảm thiểu xây dựng để tiêu thoát nước cho thành phố… Từ năm 1965, chiến sự khốc liệt, cư dân tứ xứ đổ về đô thành trú an, họ làm nhà tự phát trên hai bờ kênh, quá nhiều nhà sàn làm ảnh hưởng đến dòng chảy như khu vực kênh Nhiêu Lộc, Tham Lương, Tàu Hủ…

Tháng 6-1968, câu chuyện về các hướng thoát nước chính ra kênh Tham Lương, rạch Nhiêu Lộc được bàn bạc. Thời điểm đó, chỉ có hướng thoát nước phía bắc ra kênh Tham Lương dòng chảy tốt. Hướng phía đông và nam xuất hiện tình trạng ngập úng. Nguyên nhân do nhà cửa chèn lên cống mương làm kẹt lối thoát nước. Việc giải tỏa nhà cất trên rạch Nhiêu Lộc thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6-1967. Sau đó, tiếp tục xử lý các nền nhà trên cống thoát nước, nhổ các cọc tre, gỗ, bêtông trong lòng rạch, giải tỏa nhà lấn chiếm cầu.

Theo báo Tuổi Trẻ

Share2999TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
“Cánh Hoa Yêu”: Câu chuyện về bài hát Bolero của “ông vua tango” Hoàng Trọng cùng nữ tác giả Vĩnh Phúc

"Cánh Hoa Yêu": Câu chuyện về bài hát Bolero của "ông vua tango" Hoàng Trọng cùng nữ tác giả Vĩnh Phúc

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Hình ảnh “nón lá” trong các ca khúc nhạc vàng nổi tiếng

Phạm Thiên Thư và những bài thơ tình của kẻ theo thiền đạo

Phỏng vấn nhạc sĩ Cung Tiến – Tác giả của Hoài Cảm, Hương Xưa, Thu Vàng…

2021 – Nhìn lại một năm buồn của âm nhạc Việt Nam – Năm tiễn biệt nhiều nghệ sĩ

Xuất xứ của ca khúc “Người Tình Mùa Đông” – Ca khúc làm nên tên tuổi Như Quỳnh năm 1994

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ca khúc “Tình Hoài Hương” (nhạc sĩ Phạm Duy) và nỗi niềm của người ly hương

Nhà thơ Phạm Văn Bình và mối tình khắc khoải trong ca khúc Chuyện Tình Buồn: “Năm năm rồi không gặp – từ khi em lấy chồng…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Mất Nhau Rồi” (nhạc sĩ Giao Tiên)

Ca khúc “Bà Mẹ Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy – Nhớ về những người mẹ tần tảo ở quê xưa

Chuyện tình đầu tan vỡ của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong bài hát “KHÔNG”

Hoa trắng thôi cài trên áo tím

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.