ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết

Giọt Mưa Thu – Đặng Thế Phong với “vạn cổ sầu”

2013/02/28
in Bài viết, Xuất xứ bài hát

Từ ô cửa nhỏ, mưa ngâu chảy ra tới sông dài, bể rộng, bây giờ nhạc sĩ của mưa mùa thu đã đi và đi xa muôn thuở trong lòng người yêu nhạc bởi duy nhất ba bài hát bất hủ. Ba giọt nước ấy đã góp cho ly nước của nền âm nhạc Việt Nam thêm sóng sánh, quánh vàng.

Sinh ra trong một gia đình nghèo tại Nam Định, cha mất sớm, gia cảnh túng thiếu, lại có tới sáu người con. Chú bé Phong đã phải sớm bỏ học, rời quê lên Hà Nội kiếm sống. Nhờ vào năng khiếu vẽ tranh mà Phong đã có việc cho một số tờ báo như vẽ truyện tranh, hình minh họa… và được vào học dự thính tại trường cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Trong một kì thi, thầy giáo cho các học viên tự sáng tác. Đến lượt chấm tác phẩm của Phong, thầy giáo người Pháp TARDIEU đã rất tâm đắc, khen ngợi nhưng lại phán một câu “E rằng con sẽ không sống được lâu bởi hình là vận mệnh người” do trong đó Phong vẽ nhưng thân cây khô của mùa thu, khẳng khiu và đặc biệt tất cả đều cụt ngọn.

Quả đúng như thế, cuộc sống của Phong rất long đong, khốn khổ. Anh không chỉ sống ở Hà Nội mà còn lang bạt qua Campuchia, dạt về Hà Nội với đủ nghề nhưng vẫn không thể sống nổi. Từ vẽ tranh, dạy vẽ, mở lớp dạy nhạc, sáng tác và cả nghề hát nhạc hội…

Cám cảnh với oan nghiệt cuộc đời như một định mệnh vương vào tuổi đời. Phong đã viết những bài hát não nề diễn tả tâm trạng của mình, đặc biệt cả ba bài nổi tiếng nhất đều được viết trong mùa thu vàng vọt, mưa não nề. Bởi thu chỉ đẹp và lãng mạn cho người đang mặn nồng, say đắm. Mùa thu sẽ là nỗi đớn đau của người bệnh tật từ thể xác, tâm hồn cho đến nghèo túng.

Thu 1942, Phong bệnh nặng. Một hôm mưa tầm tã, rơi lộp bộp trên mái lá, không thể ngủ, cũng chẳng thể nằm vì nước lạnh thấm ướt căn nhà nhỏ sơ sài. Phong ngồi ôm gối nhìn qua cửa sổ đếm từng giọt rơi xuống, vỡ bóng hòa vào dòng nước lênh láng, trôi tuột và nghĩ rằng có lẽ cuộc đời của mình cũng như thế. Nỗi buồn đã buông chụp xuống ngay từ khi mới chào đời. Hàng ngàn nỗi khổ đã bủa vây và chưa có ngày nhìn thấy hào quang. Đau quá, con tim như thắt lại, máu trào lên để Phong gắng gượng lết tới bàn tuôn trào những cảm xúc lai láng trong một giai điệu hết sức da diết, não nề và tuyệt vọng.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

“…Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây

Lòng vắng muôn bề không liếp che, gió về

Ai nức nở thương đời châu buông mau

Dương thế bao là sầu…”

Vừa viết, Phong vừa ôm ngực ho lên từng hồi dài. Bài hát được đặt tên “Vạn cổ sầu” có nghĩa là những nỗi buồn không thể giải thoát.

Ngay sau đó những người bạn vì lo lắng cho sức khỏe của Phong đã đội mưa tới thăm. Ôm đàn, vuốt ngực, đè nén cảm xúc, chàng trai trẻ đã hát cho mọi người cùng nghe thay cho tâm sự không thể tỏa bày. Cung điệu trầm lắng, rời rã, ngưng đọng, nức nở của một con người chẳng còn định hướng tựa con thuyền nhỏ trên sông vạm vỡ mờ bóng đêm. Phong đã trải lòng theo từng lời ca ngọt ngào, không ủy mị, rên rỉ làm mọi người nín lặng và cùng buồn chỉ muốn khóc.

“Bài hát hay lắm Phong ơi, như xoáy vào tim, vào óc của người cùng tâm trạng, nhưng bi thảm quá. Đặc biệt tựa đề “Vạn cổ sầu” nghe tang thương lắm, nên sửa lại đi” – bạn bè góp ý như thế với Phong sau khi cùng lén lau những giọt nước mắt. Phong nghĩ, cũng đúng, bởi đâu phải mình khóc trong lòng, mà sau này người khác hát cũng sẽ phải đồng tâm trạng. Chẳng lẽ các ca sĩ yêu bài này cũng phải chịu vận mệnh như mình sao?

Nhìn những giọt mưa ngâu của Ngưu Lang – Chức Nữ vẫn tuôn trào chưa ngơi nghỉ dội xuống qua ô cửa, Phong thấy sao phũ phàng tựa đời mình quá. Thôi thì sửa tựa cho nhẹ nhàng hơn và “Vạn cổ sầu” được đổi thành “Giọt mưa thu”.

Có lẽ bài hát như một lời tạ từ, điềm báo trước và cũng là di chúc cuối cùng nên chẳng bao lâu sau chàng nhạc sĩ tài hoa, bạc mệnh, yểu đời: Đặng Thế Phong đã mang theo “Vạn cổ sầu” mãi đi vào màn đêm nhạt nhòa khi mới 24 tuổi tại quê hương Nam Định của mình vì căn bệnh của những người nghèo: bệnh Lao.

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi 
Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi 
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu 
Ai khóc ai than hờ! 

Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành 
như nhủ trời xanh 
Gió ngừng đi 
mưa buồn chi 
cho cõi lòng lâm ly 

Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây 
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về 
Ai nức nở thương đời 
chân buông mau 
dương thế bao la sầu 

Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh 
mây ngỏ trời xanh 
chắc gì vui 
mưa còn rơi 
bao kiếp sầu ta nguôi 

Gió xa xôi vẫn về 
Mưa giăng mù lê thê 
Đến bao năm nữa trời … 
… Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu

Tags: đặng thế phong
Share24TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Con Thuyền Không Bến” và cuộc đời như con thuyền lờ lững buông xuôi của nhạc sĩ Đặng Thế Phong
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Con Thuyền Không Bến” và cuộc đời như con thuyền lờ lững buông xuôi của nhạc sĩ Đặng Thế Phong

Có một dòng sông nổi tiếng ở xứ Bắc đã nhiều lần đi vào trong những áng thơ, bài nhạc...

by admin
March 26, 2021
Bài hát “Giọt Mưa Thu” và cuộc đời “vạn cổ sầu” của nhạc sĩ Đặng Thế Phong
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bài hát “Giọt Mưa Thu” và cuộc đời “vạn cổ sầu” của nhạc sĩ Đặng Thế Phong

Bài hát "Giọt Mưa Thu" được nhạc sĩ Đặng Thế Phong sáng tác từ năm 1942, trong những năm khởi...

by admin
August 7, 2019
Bài viết

Đặng Thế Phong, tài hoa bạc mệnh

  ĐẶNG THẾ PHONG Suy từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, người tài hoa là người bạc mệnh,...

by admin
May 26, 2013
Next Post

Áo lụa Hà Đông

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 1)

Ca khúc “Đóa Hoa Vô Thường” và hành trình tìm về cội nguồn tâm thức của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Công Thành & Lyn – Đôi song ca đặc biệt của làng nhạc hải ngoại

Phố Mùa Đông – Một ca khúc đặc biệt của Dalena

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Diệu Hương – Nữ nhạc sĩ hiếm hoi của làng nhạc hải ngoại

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Mất Nhau Rồi” (nhạc sĩ Giao Tiên)

Nhân vật “Mai, anh đã xa em thật rồi…” trong ca khúc “Mai” của nhạc sĩ Quốc Dũng

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về Ướt Mi – “ca khúc đầu tay” của Trịnh Công Sơn viết về nữ danh ca Thanh Thúy

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lầm: “Anh đã lầm đưa em sang đây, để đêm trường nghe tiếng thở dài…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bài Không Tên Số 5” (Vũ Thành An) – Hãy cố yêu người mà sống, lâu rồi đời mình cũng qua

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.