ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ Trúc Ly – Giọng hát gắn liền với các ca khúc Nếu Xuân Này Vắng Anh, Trả Lại Thời Gian…

2021/03/10
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Đôi nét về ca sĩ Trúc Ly – Giọng hát gắn liền với các ca khúc Nếu Xuân Này Vắng Anh, Trả Lại Thời Gian…

Trong số những nữ ca sĩ nổi tiếng làng nhạc vàng Việt Nam, Trúc Ly không phải là một ca sĩ quá nổi bật, tuy nhiên có lẽ nhiều khán giả vẫn còn nhớ giọng hát ngọt ngào của cô trong các bài hát được thu thanh trong dĩa nhựa từ cuối thập niên 1960. Có rất nhiều bài hát nổi tiếng được các nhạc sĩ tin tưởng giao cho tiếng hát Trúc Ly hát lần đầu và đã trở thành bất tử, như là Nếu Xuân Này Vắng Anh, Họp Mặt Lần Cuối, Chuyện Ngày Cuối Năm, Trả Lại Thời Gian, Thư Gửi Người Miền Xa, Ba Tháng Quân Trường,…

Ca sĩ Trúc Ly vốn là một xướng ngôn viên của đài phát thanh từ năm mới 16 tuổi, sau đó có cơ duyên trở thành ca sĩ, nhưng cô tham gia làng văn nghệ trong một thời gian rất ngắn rồi vắng bóng trong suốt nhiều năm, nên tên tuổi của cô không thực sự nổi tiếng và không được nhiều người biết đến rộng rãi.

Ca sĩ Trúc Ly tên thật là Phạm Lệ Hiền, sinh quán ở Sầm Giang  – Mỹ Tho, sống tại đây đến khoảng năm 13-14 tuổi thì chuyển lên Đà Lạt ở nhà của dì-dượng và tiếp tục theo học trung học. Đến năm 16 tuổi, Trúc Ly tham gia thi tuyển vào làm xướng ngôn viên ở đài phát thanh Đà Lạt, và được đặc cách nhận vào làm dù chưa đủ tuổi.

Không phụ lòng tin tưởng của ban quản đốc đài phát thanh Đà Lạt, dù còn rất nhỏ nhưng cô rất được việc và được quản đốc đài phát thanh đánh giá cao. Ông quản đốc cho rằng Trúc Ly sẽ còn phát huy tối đa khả năng của mình nếu được làm ở một môi trường tốt hơn, nên đã viết giấy giới thiệu để cô được đài phát thanh Sài Gòn nhận vào làm. Khi đó Trúc Ly chỉ mới hơn 16 tuổi, nên đã làm lại giấy tờ thành 18 tuổi để đủ tuổi trở thành nhân viên chính thức.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Tại Sài Gòn, Trúc Ly làm việc cho cả 2 đài phát thanh lớn nhất là Đài vô tuyến Việt Nam và đài phát thanh Quân Đội. Tại đài Quân Đội, cô được tham gia trong chương trình phát thanh Dạ Lan nổi tiếng, với vai trò là đọc các lá thư tiền tuyến phụ cho người xướng ngôn viên chính mang tên hiệu là Dạ Lan. Lúc tham gia chương trình này, Trúc Ly được gọi bằng cái tên Bạch Lan, còn khi là xướng ngôn viên bên đài vô tuyến Việt Nam, cô mang tên hiệu là Mai Trang.

Trúc Ly tình cờ trở thành một ca sĩ khi cô đang đi làm ở đài phát thanh quân đội. Một hôm chương trình nhạc của Phạm Mạnh Cương cùng ban Tiếng Hát Hậu Phương gặp sự cố vì ca sĩ không đến được, nên Trúc Ly được ca sĩ Nhật Trường tập dượt cấp kỳ để vào hát thế ca khúc Nếu Anh Còn Nhớ. Đó là lần đầu tiên giọng hát của Trúc Ly đến được với công chúng, khi cô vẫn dùng nghệ danh Mai Trang.

Nhờ sự giới thiệu của đài phát thanh, sau đó Trúc Ly được hãng dĩa Sóng Nhạc mời thu âm. Tại đây cô được làm việc với nhóm nhạc sĩ Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng, được nhạc sĩ Anh Bằng hướng dẫn thêm về nhạc lý, và cũng được nhạc sĩ này đặt cho nghệ danh đi hát là Trúc Ly.

Trước đó không lâu, nhạc sĩ Anh Bằng đã viết một số bài hát ký tên Anh Bằng – Trúc Ly, đó là bài Nhật Ký Hai Đứa Mình, Áo Đẹp Nàng Dâu, vì vậy ông đã lấy tên này để đặt cho cô ca sĩ mới. Tuy nhiên thời điểm đó cũng đã có một ca sĩ khác mang tên Trúc Ly, là vợ của soạn giả cải lương Hương Sắc. Thời điểm đó, nếu đặt nghệ danh trùng nhau là một điều cấm kỵ, nên nhạc sĩ Anh Bằng đã gặp ông Hương Sắc để thỏa thuận và được chấp nhận sử dụng cái tên Trúc Ly. Thời gian sau này, nhiều người đã bị nhầm lẫn, tưởng Trúc Ly ca sĩ kiêm xướng ngôn viên này là vợ của ông Hương Sắc, những thực ra thì chỉ là trùng tên với nhau mà thôi.

Bài hát đầu tiên làm nên tên tuổi của Trúc Ly là Nếu Xuân Này Vắng Anh, được cô thu cho hãng dĩa Việt Nam vào cuối năm 1967 và phát hành vào dịp Tết năm 1968. Vì đó là một trong những lần đầu tiên mà Trúc Ly thu đĩa, cô lại chưa từng học nhạc, không biết về nhạc lý nên nhạc sĩ Bảo Thu phải tập cho cô hát bài này rất lâu. Mặc dù vậy, sau khi thu âm và dĩa nhạc được phát hành thì bài hát Nếu Xuân Này Vắng Anh với giọng hát Trúc Ly rất được yêu thích, cho đến nay bài hát này cũng trở thành 1 trong những bài nhạc xuân quen thuộc nhất suốt hơn 50 năm qua.


Click để nghe Trúc Ly hát Nếu Xuân Này Vắng Anh năm 1967

Nhờ sự thành công ngoài mong đợi với ca khúc này nên sau đó Trúc Ly được các nhạc sĩ tin tưởng đưa cho nhiều bài mới sáng tác.

Mặc dù vậy, thời gian này Trúc Ly vẫn chưa biết nhạc lý, nên hãng dĩa đã nhờ nhạc sĩ Hoài Nam hướng dẫn cho Trúc Ly, và đó cũng là người thầy chính thức đầu tiên của cô. Trúc Ly cũng là người đầu tiên thu âm ca khúc Ba Tháng Quân Trường của nhạc sĩ Hoài Nam.


Click để nghe Trúc Ly hát Ba Tháng Quân Trường trước 1975

Một trong những bài hát nổi tiếng mà Trúc Ly được các nhạc sĩ giao cho hát đầu tiên là Viết Thư Tình của nhạc sĩ Trúc Phương. Bài hát này sau đó được chính nhạc sĩ đổi tên lại thành Thư Gửi Người Miền Xa theo đề nghị của đài phát thanh. Những ca khúc khác cũng được Trúc Ly hát lần đầu là Trả Lại Thời Gian, Đọc Tin Trên Báo (nhạc sĩ Thanh Sơn), Họp Mặt Lần Cuối, Chuyện Ngày Cuối Năm, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân (Song Ngọc)…

Trong khi thu âm trong dĩa nhạc, ca sĩ Trúc Ly vẫn bận rộn với công việc xướng ngôn viên ở các đài phát thanh, vì vậy không như nhiều đồng nghiệp khác, cô không có thời gian đi hát phòng trà hay vũ trường, chỉ có khoảng 1-2 lần hát ở rạp Thống Nhất khi hợp tác với nhóm Lê Minh Bằng.

Khoảng đầu năm 1970, Trúc Ly ngừng đi làm và đi hát sau khi lấy chồng và sinh con. Cô chỉ trở lại thu âm trong một số chương trình Song Ngọc vào những năm 1973-1974, nhưng cũng rất hạn chế.


Click để nghe Trúc Ly hát Trả Lại Thời Gian trước 1975

Gia đình Trúc Ly di tản ngay trong đợt đầu tiên tháng 4 năm 1975 và định cư ở thành phố Portland, bang Oregon. Tại Mỹ, ca sĩ Trúc Ly làm việc về ngành điện tử, có đi hát một thời gian vào thập niên 1980, thu âm cho nhạc sĩ Anh Bằng trong chương trình băng nhạc Dạ Lan, nhưng chỉ được một thời gian, rồi sau đó hầu như cô không còn xuất hiện trong các sinh hoạt văn nghệ nào nữa cho đến ngày nay.

Trúc Ly năm 2020. Ảnh: Jimmy TV

Trúc Ly nói rằng bản tính cô thích an phận, thích cuộc sống bình yên để chăm sóc gia đình, nên cô thích cuộc sống và khí hậu của Portland rất giống với Đà Lạt đã gắn bó với cô thuở thiếu thời.

Bài: Đông Kha 
(Ghi theo lời kể của ca sĩ Trúc Ly trên Jimmy TV)

 

ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Những câu chuyện về ông Nguyễn Hùng Trương và nhà sách Khai Trí nổi tiếng một thời

Những câu chuyện về ông Nguyễn Hùng Trương và nhà sách Khai Trí nổi tiếng một thời

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Điều ít người biết về danh ca Thái Thanh – Một người mẹ hiền đằng sau ánh hào quang sân khấu

Nhạc sĩ Trần Văn Bùi và ca khúc “Tình Chết Như Mùa Đông”

Cuộc sống hạnh phúc viên mãn hiện tại của Hương Lan ở tuổi ngoài 60

10 bài hát trữ tình hay nhất ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ – “Bài Tình Ca Cho Em”

Danh ca Duy Trác – “đời lập từ những đêm hoang sơ…”

Ca sĩ Ngọc Sơn và 2 thái cực trái ngược của một “giọng ca vàng” thập niên 90

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Thành phố buồn

Sự tích về “Lá Diêu Bông” trong thơ – nhạc, và mối tình “chị – em” của thi sĩ Hoàng Cầm

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm” (Trúc Phương) – “Môi em đang xuân nhưng mắt buồn ngấn lệ trần…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Thôi”, “Thúy Đã Đi Rồi” và mối tình si của tài tử Nguyễn Long dành cho danh ca Thanh Thúy

Câu chuyện về nhân vật chính trong bài thơ, bài hát “Đôi Mắt Người Sơn Tây”

Ca khúc “Tiếng Dương Cầm” – Nhạc sĩ Văn Phụng và câu chuyện tình định mệnh với danh ca Châu Hà

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.