ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ Ngọc Tuyền trước 1975 và ca khúc “Đêm Gọi Người Yêu” song ca với Chế Linh

2020/10/25
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Đôi nét về ca sĩ Ngọc Tuyền trước 1975 và ca khúc “Đêm Gọi Người Yêu” song ca với Chế Linh

Cho đến nay, có thể sẽ có người còn nhớ đến ca sĩ Ngọc Tuyền trước 1975, đặc biệt là qua bản thu âm song ca với Chế Linh bài hát Đêm Gọi Người Yêu – một sáng tác rất hay của nhóm Lê Minh Bằng nhưng khá ít người biết tới:

Em ngồi ôm nỗi niềm ưu phiền
Buồn vì mưa rơi giận anh không đến
Cho dù anh có nhớ hay quên
Sớm mai em bắt anh đền
Bằng trăm ngàn nụ hôn trìu mến…


Click để nghe Ngọc Tuyền và Chế Linh song ca Đêm Gọi Người Yêu

Hình Ngọc Tuyền trên bìa dĩa nhựa Sóng Nhạc có ca khúc Đêm Gọi Người Yêu

Một bản thu âm rất hay khác của ca sĩ Ngọc Tuyền trước 1975 là bài song ca cùng Phương Đại trong bài hát Hai Năm Rồi (cũng của nhóm Lê Minh Bằng sáng tác với bút danh Ngọc Văn) được Phương Đại và Ngọc Tuyền thu âm lần đầu trong dĩa nhựa Sóng Nhạc vào khoảng năm 1970. Tuy nhiên trong bìa băng cối (magnetic) phát hành thời gian sau đó lại ghi sai tên ca sĩ là Phương Đại – Phương Hồng Quế.

Bài hát Hai Năm Rồi của Phương Đại và Ngọc Tuyền hát bị ghi sai tên trên bìa băng magnetic

Điều này có thể được lý giải là vì từ đầu thập niên 1970, hãng dĩa Sóng Nhạc ngưng hoạt động và nhượng lại bản quyền các bản thu âm cho một đơn vị khác để sản xuất các băng cối Sóng Nhạc, và việc chuyển nhượng này dẫn đến sai sót trong ấn loát phát hành, cụ thể là từ Phương Đại – Ngọc Tuyền trở thành Phương Đại – Phương Hồng Quế.

Mời các bạn nghe lại ca khúc này sau đây:

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người


Click để nghe Phương Đại – Ngọc Tuyền hát Hai Năm Rồi

Chớ nghĩ rằng anh lỗi hẹn không về
Đêm vắng canh dài thao thức em nghe
Kiếp lính làm sao giữ trọn câu thề
Đừng rơi nước mắt phân ly
Dù rằng mình thương mình nhớ… (Bài hát Hai Năm Rồi)

Hình Ngọc Tuyền và Chế Linh trên bìa tờ nhạc Đêm Gọi Người Yêu

Ca sĩ Ngọc Tuyền thu âm những ca khúc tân nhạc này từ lúc mới 15-16 tuổi, và thu không nhiều, nên sau này hầu như ít người biết cô là ai. Thực ra ca sĩ Ngọc Tuyền cũng chính là nghệ sĩ cải lương Kim Hương, từng được khán giả cải lương yêu mến với vai Nàng Tía trong vở cải lương rất nổi tiếng là Tiếng Trống Mê Linh (diễn chung với đôi nghệ sĩ tài danh Thanh Nga – Thanh Sang). Vì phải đi hát ở các đoàn cải lương phải đi lưu diễn xa, nhớ nhà nên Kim Hương không muốn đi nữa, xin đi học nhạc ở lớp Lê Minh Bằng. Cô được các thầy Lê Dinh, Anh Bằng, Minh Kỳ đề nghị đổi lại nghệ danh thành Ngọc Tuyền và ủng hộ vô thu vào dĩa nhạc cũng như được lăng xê hình ảnh trên bìa dĩa và bìa nhạc tờ.

Nghệ sĩ Thanh Nga và Kim Hương trong vở Hoa Mộc Lan

Nghệ sĩ Kim Hương sinh năm 1954 tại Sài Gòn, 8 tuổi cô đã theo học ca cổ với thầy Út Trong, sau đó học thêm với thầy Hai Khuê. Đến năm 14 tuổi cô gia nhập vào đoàn Trăng Mùa Thu, sau đó là đoàn Kim Chưởng, Thanh Minh, Phước Chung, Trung Hiếu, Hương Mùa Thu… Đến năm 1996 cô về làm quản lý ở Nhà hát múa rối. Hiện tại thỉnh thoảng cô còn tham gia đóng phim truyền hình.

Nghệ sĩ Kim Hương vai Tiểu Loan trong vở Bên Cầu Dệt Lụa

Nghệ sĩ Kim Hương (tức ca sĩ Ngọc Tuyền) nổi tiếng qua vai Nàng Tía trong vở cải lương Tiếng Trống Mê Linh, và vai Tiểu Loan trong vở Bên Cầu Dệt Lụa. Ngoài ra cô còn được yêu thích qua các vai như: Xuân trong vở Tấm Lòng Của Biển, Thu Sương trong vở Hoa Mộc Lan…

Nghệ sĩ Kim Hương (trái) vai Nàng Tía và Hà Mỹ Xuân vai Trưng Nhị trong vở Tiếng Trống Mê Linh

Tuy nhiên chỉ cần 2 vai nàng Tía và Tiểu Loan – đều là những vai hài vui vẻ và duyên dáng – nghệ sĩ Kim Hương chinh phục được khán giả hâm mộ sân khấu cải lương. Các phân cảnh mà Kim Hương xuất hiện trong 2 vở cải lương này đều là những lúc khán giả được cười thoải mái.


Click để nghe Kim Hương hát ca khúc Đêm Hoa Đăng trong vở cải lương Bên Cầu Dệt Lụa

Điều đặc biệt là sau năm 1975, khi “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga qua đời thì Kim Hương là người thứ 2 được giao vào vai Thái hậu Dương Vân Nga trong vở cải lương cùng tên. Tuy nhiên vì cái bóng của Thanh Nga quá lớn nên vai diễn này của Kim Hương không đạt được thành công như mong đợi.

Nghệ sĩ Kim Hương trong vai Thái hậu Dương Vân Nga

Hiện nay Kim Hương (tức Ngọc Tuyền) cũng thu âm một số ca khúc như Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Bài Không Tên Số 2, Khóc Thầm, Nửa Đêm Ngoài Phố, Diễm Xưa… So với ngày xưa thì giọng hát của cô hiện nay không có nhiều thay đổi, vẫn ngọt ngào sâu lắng. Mời các bạn nghe lại sau đây:


Click để nghe Kim Hương hát Về Đâu Mãi Tóc Người Thương


Click để nghe Kim Hương hát Con Đường Mang Tên Em

Bài: Trương Billy
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Hình ảnh của những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa – Phần 3: Võ Trường Toản và Trưng Vương

Hình ảnh của những ngôi trường nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa - Phần 3: Võ Trường Toản và Trưng Vương

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và những nàng ca sĩ “tên Phương”: Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm…

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Những bài hát thiếu nhi quen thuộc ở miền Nam trước 1975

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Học Sinh Hành Khúc” của nhạc sĩ Lê Thương: Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Mộng Dưới Hoa” (Đinh Hùng – Phạm Đình Chương): “Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại…”

Hoàn cảnh sáng tác bài “Thu Ca” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tuyệt phẩm tango kinh điển của nhạc Việt

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Cô Hàng Cà Phê (nhạc sĩ Canh Thân) – “Anh đi sắp đến thiên đàng, vừa lúc cô hàng biết yêu…”

Ý nghĩa nhân bản trong ca khúc “Về Đây Nghe Em” (A Khuê & Trần Quang Lộc) – Đem ánh sáng hân hoan trên trời

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.