ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Diva là gì? Những ca sĩ nào ở Việt Nam xứng đáng với danh hiệu “Diva”?

2018/11/17
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Diva là gì? Những ca sĩ nào ở Việt Nam xứng đáng với danh hiệu “Diva”?

Những năm gần đây, báo chí ở Việt Nam rất sính dùng chữ “diva” để ca tụng những nữ ca sĩ “nổi tiếng” trong lĩnh vực ca nhạc quần chúng. Chữ “diva” có sức hấp dẫn đến mức gây ra những cuộc tranh cãi “ai xứng đáng là diva,” và thậm chí người ta còn phát động một cuộc bình chọn “Diva thế hệ mới” và kết quả là… hàng loạt cuộc tranh cãi khác.

Thế nhưng, “diva” có nghĩa là gì?

Maria Callas, giọng opera tuyệt đỉnh, trong một buổi trình diễn năm 1958 tại Royal Opera House.

Chữ “diva” đã được báo chí tiếng Anh dùng từ năm 1883, mượn từ chữ “diva” trong tiếng Ý, nghĩa là “nữ thần”, để gọi những những nữ danh ca opera, đặc biệt cho giọng hát soprano (còn nam danh ca opera giọng tenor thì được chuyển sang giống đực là “divo”). Trong thế kỷ 20, khi nói “diva”, người ta liên tưởng ngay đến những giọng ca tuyệt đỉnh như Maria Callas, Joan Sutherland,…

Dần dần, giới báo chí thương mại đã làm cho chữ “diva” lan sang lĩnh vực điện ảnh và nhạc phổ thông, rồi còn lan sang cả những lĩnh vực khác nữa, chẳng hạn: “tennis diva”, “boxing diva”, “running diva”, “cooking diva”, vân vân, thậm chí… “pole dance diva” (nữ thần múa cột)

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Cái kiểu dùng chữ “diva” càng ngày càng lệch lạc này đã bị báo Time phê phán. Ngày 21 tháng 10, 2002, báo Time khẳng định: “By definition, a diva was originally used for great female opera singers, almost always sopranos”, (“Theo đúng định nghĩa, chữ diva đầu tiên được dùng cho những nữ danh ca opera, hầu như luôn luôn là những giọng hát soprano”).

Thế nhưng, chữ “diva” lại còn có thêm một nghĩa mới nữa, nhưng là nghĩa xấu. Theo từ điển Oxford, nghĩa mới của “diva” là “a woman regarded as temperamental or haughty” (một người đàn bà bị xem là có tính nết cáu kỉnh hay ngạo mạn, khinh rẻ nhân gian).

Trong xã hội Âu Mỹ hôm nay, song song với kiểu báo lá cải hay gán nhãn hiệu “diva” bừa bãi với mục đích thương mại, chữ “diva” cũng thường được dùng theo nghĩa xấu để mô tả thái độ ứng xử tồi tệ của giới ca sĩ và diễn viên. Do đó, rất nhiều ca sĩ lừng danh ở các nước Âu Mỹ không muốn bị gọi là “diva”.

Diva ở Việt Nam

Ðến đây, một câu hỏi rất cần được nêu lên cho người Việt: Tiếng Việt đã có thừa từ ngữ hay ho và chính xác để mô tả những giọng ca tuyệt vời, thì tại sao lại không dùng, mà lại đi mượn chữ “diva” có nhiều nghĩa lằng nhằng dễ gây hiểu lầm của nước ngoài để mà dùng?

Không chỉ vay mượn một cách thiếu sáng suốt, báo chí ở Việt Nam còn dùng chữ “diva” một cách rất… lạ lùng. Trên trang Wikipedia tiếng Việt có một mục gọi là “Diva Việt Nam”. Mục này giải thích rằng chỉ có 4 ca sĩ Hà Nội được xem là “Diva Việt Nam” (gồm Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, và Trần Thu Hà). Mục này còn giải thích rằng “khái niệm diva thường chỉ được báo chí nhắc tới với những ca sĩ của tân nhạc Việt Nam đương đại, chứ không dùng cho các ca sĩ thế hệ trước như Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Lê Dung hay của các dòng nhạc khác như Ánh Tuyết, Khánh Hà, Ngọc Hạ…

Tại sao chỉ có “những ca sĩ của tân nhạc Việt Nam đương đại” thì mới được gọi là “Diva Việt Nam”? Tại sao Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu thì không phải là “Diva Việt Nam”? Tại sao Ánh Tuyết, Khánh Hà, Ngọc Hạ,… thì không phải là “Diva Việt Nam”?

Trong thực chất, ở Việt Nam, cái trò dán nhãn “diva” rõ ràng chỉ nhắm vào mục đích thương mại, chứ chẳng có một chút gì hợp lý và chẳng dựa trên một tiêu chí khả tín nào cả. Càng ngày cái trò ấy lại càng thêm nhảm nhí đến mức có hàng loạt bài báo ca tụng những ca sĩ “xinh đẹp bốc lửa thể hiện đẳng cấp diva” với bộ áo thời trang “khoe trọn tấm lưng trần thon thả cùng làn da trắng nõn ngọc ngà, làm ngây ngất trái tim người hâm mộ bởi vẻ đẹp ngọt ngào, lôi cuốn” chứ chẳng màng đến giọng hát.

Khi chữ “diva” đã trở thành một chữ càng ngày càng trở nên nhảm nhí và mang những ý nghĩa xấu như thế, thì ai còn muốn mình là “diva” nữa? Ấy vậy mà hồi nhân sinh nhật thứ 80 của Thái Thanh, báo Thế Giới Tiếp Thị cho rằng “Thái Thanh có lẽ là người duy nhất xứng danh diva trong âm nhạc Việt”. Chắc hẳn họ muốn dùng chữ “diva” với nghĩa tốt để ca ngợi Thái Thanh, thế nhưng, như nhà từ điển học Allison Wright đã nhận định, “khi ta gọi một người nào đó là một ‘diva’ thì giống như ta vạch ra một đường chỉ rất mỏng để bước đi lên đó, và đường chỉ ấy có rất nhiều hậu quả mang tính ngữ nghĩa”, thế thì, thay vì dùng chữ “diva”, tại sao không dùng tiếng Việt rất phong phú và đẹp đẽ của chúng ta để ca ngợi Thái Thanh như một “đại danh ca” hay “ca sĩ thượng thặng,” hay “tiếng hát vượt thời gian”?

Hoàng Ngọc-Tuấn

Share4805TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Câu chuyện tình đẹp thời trước 1975 – Chuyện cô Tiên

Câu chuyện tình đẹp thời trước 1975 - Chuyện cô Tiên

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Những ca khúc viết về MẸ nổi tiếng nhất được sáng tác trước năm 1975

Ca sĩ Elvis Phương và Ban Phượng Hoàng – Một thời vàng son của nhạc trẻ Sài Gòn

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng của nhóm Trịnh Lâm Ngân cùng hợp soạn (thu âm trước 1975)

Top 20 bài nhạc tango hay nhất của “nữ hoàng tango” Khánh Ly

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Nghe lại băng “Sơn Ca 9 – Những tình khúc tiền chiến” của danh ca Lệ Thu – Một thời vàng son của băng cối ở Sài Gòn

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Đôi điều về bài hát “Đắp Mộ Cuộc Tình” và nhạc sĩ sáng tác

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Đêm Tàn Bến Ngự” (Dương Thiệu Tước) – Đây lúc đêm tàn tình đã lạt phai…

Em đến thăm anh một chiều mưa

Thành phố buồn

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Ga Chiều (nhạc sĩ Lê Dinh) – Những mối tình học trò trên sân ga buồn

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.