ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Đêm nhạc kỷ niệm “70 năm âm nhạc Lam Phương” sẽ được tổ chức ở “thành phố buồn” Đà Lạt

2019/12/06
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Đêm nhạc kỷ niệm “70 năm âm nhạc Lam Phương” sẽ được tổ chức ở “thành phố buồn” Đà Lạt

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi tiếng và được yêu thích nhất của dòng nhạc vàng trước 1975.

Từ năm 1975 cho đến khoảng 2010, nhạc của Lam Phương rất ít được hát ở trong nước do những vấn đề về cấp phép. Khoảng đầu thập niên 2010, một công ty ở Việt Nam là Bến Thành Audio đã mua lại bản quyền nhạc Lam Phương, đồng thời đứng ra xin cấp phép phát hành một số bài nhạc của ông ở trong nước. Đây cũng là thời điểm bùng nổ nhạc vàng, bolero ở trong nước, nên nhu cầu của khán giả đối với nhạc Lam Phương là rất lớn. Từ đó đã có rất nhiều CD và đêm nhạc Lam Phương được ra mắt khán giả trong nước.

Khán giả của nhiều thế hệ đều có lẽ đã quá quen thuộc với những tình khúc vượt thời gian của ông như Cỏ Úa, Tình Bơ Vơ, Thu Sầu, Chờ Người, Trăm Nhớ Ngàn Thương, Thành Phố Buồn… Khi trải nghiệm cuộc đời, nhất là trong chuyện tình cảm thì ai cũng đều tìm thấy trong âm nhạc Lam Phương một sự đồng cảm sâu sắc, sự chia sẻ thầm lặng như nói hộ tiếng lòng mình. Đó là điều làm cho nhạc của Lam Phương được yêu thích rộng rãi trong hơn 60 năm qua.

Nhạc sĩ Lam Phương bắt đầu sáng tác năm 15 tuổi với bài Chiều Thu Ấy (1952), cho đến nay đã gần 70 năm. Hiện tại, công ty Phanbook đang thực hiện một chuỗi chương trình âm nhạc Lam Phương với chủ đề 70 Năm Âm Nhạc Lam Phương, khởi đầu là ra mắt cuốn sách Lam Phương – Trăm Nhớ Ngàn Thương – là cuốn sách đầu tiên ghi lại cuộc đời sáng tác của ông. Nội dung sách là hoàn cảnh sáng tác những bài hát nổi tiếng, cũng như nhắc lại xuyên xuốt cuộc đời thăng trầm của nhạc sĩ.

Trong các cuộc trò chuyện với báo chí, nhạc sĩ Lam Phương luôn mong muốn có một ngày được trở lại Việt Nam, nơi mà ông chưa có cơ hội ghé lại lần nào sau ngày ly hương hơn 40 năm trước. Tuy nhiên, hiện tại nhạc sĩ Lam Phương đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe yếu nên có lẽ ước mong đó khó thành hiện thực.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nhắc tới Lam Phương, không thể nào không nhắc đến Thành Phố Buồn – một 1 trong những ca khúc hay nhất viết về Đà Lạt, cho dù trong bài hát không nhắc gì đến cái tên Đà Lạt. Sắp tới, vào ngày 28/12/2019, ngay tại Đà Lạt, một đêm nhạc đặc biệt kỷ niệm 70 âm nhạc Lam Phương sẽ được tổ chức. Đêm nhạc này mang tên “Cảm ơn người tình – bóng hồng trong trình ca Lam Phương”.

Khán giả ái mộ nhạc sĩ Lam Phương sẽ được thưởng thức những bản tình ca bất hủ của ông trong không gian lãng mạn, khói sương và đầy ắp hoài niệm: Thành Phố Buồn, Kiếp Nghèo, Cho Em Quên Tuổi Ngọc, Em Đi Rồi, Một Mình…

Sau đây là một số thông tin về đêm nhạc Lam Phương do ban tổ chức cung cấp:

Đây là show nhạc được dàn dựng sang trọng, lịch lãm và bay bổng, với địa điểm là resort bên hồ Tuyền Lâm, đặc biệt có sự góp mặt của 2 giọng ca từng gắn bó với nhạc sĩ Lam Phương là Elvis Phương và Họa Mi, cùng sự góp mặt của các ca sĩ trẻ: Hà Vân, Hoàng Lê Vi, Nam Cường.

  • Địa điểm: Dalat Edensee Resort (Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt).
  • Thời gian: 19h30 ngày 28/12/2019
  • Thông tin vé:

Các mức giá:
Vé A: 1,000,000 VNĐ
Vé B: 800,000 VNĐ
Vé C: 600,000 VNĐ

Vấn đề đặt vé và các thông tin thắc mắc khác, bạn đọc có thể liên hệ với Mrs. Uyên Nguyễn – 0977911141.

Đông Kha (nhacxua.vn)

Tags: lam phương
Share557TweetPin

Xem bài khác

Nhạc sĩ Lam Phương và một quãng đời buồn qua bài hát Cỏ Úa – “Cứ cúi mặt đi để nghe đời lầm lỡ…”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Lam Phương và một quãng đời buồn qua bài hát Cỏ Úa – “Cứ cúi mặt đi để nghe đời lầm lỡ…”

Trong số những nhạc sĩ nhạc vàng đã thành danh từ trước năm 1975, nhạc sĩ Lam Phương thường được...

by admin
April 9, 2021
Hoàn cảnh sáng tác bài Thu Sầu (nhạc sĩ Lam Phương) – Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác bài Thu Sầu (nhạc sĩ Lam Phương) – Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…

Thập niên 1960, mối tình đơn phương mà nhạc sĩ Lam Phương dành cho danh ca Bạch Yến đã trở...

by admin
April 9, 2021
Nghe lại những bài hát nhạc sĩ Lam Phương sáng tác tại Paris thập niên 1980 – Những tuyệt khúc của dòng nhạc tiếp nối
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bài hát nhạc sĩ Lam Phương sáng tác tại Paris thập niên 1980 – Những tuyệt khúc của dòng nhạc tiếp nối

Năm 1979, nhạc sĩ Lam Phương chia tay cuộc hôn nhân 20 năm, ôm niềm đau lớn của cuộc đời...

by admin
January 13, 2021
Hoàn cảnh sáng tác “Bãi Nắng” – Ca khúc hay nhưng ít người hát của nhạc sĩ Lam Phương
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác “Bãi Nắng” – Ca khúc hay nhưng ít người hát của nhạc sĩ Lam Phương

Trong cuộc đời và sự nghiệp đầy những thăng trầm của nhạc sĩ Lam Phương, đã có nhiều bóng hồng...

by admin
December 29, 2020
Hoàn cảnh sáng tác “Bài Tango Cho Em” – Khúc tình ca đánh dấu một đoạn đời hạnh phúc của nhạc sĩ Lam Phương
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác “Bài Tango Cho Em” – Khúc tình ca đánh dấu một đoạn đời hạnh phúc của nhạc sĩ Lam Phương

Trong cuộc đời thăng trầm đầy biến động của mình, nhạc sĩ Lam Phương có lúc tưởng như đã bị...

by admin
December 29, 2020
Nhạc sĩ Lam Phương và “Hạnh Phúc Mang Theo”, nỗi buồn để lại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Lam Phương và “Hạnh Phúc Mang Theo”, nỗi buồn để lại

Lúc sinh thời, nhạc sĩ Lam Phương từng nói thoáng qua về Hạnh Phúc Mang Theo - Tên của ca...

by admin
December 28, 2020
Next Post
Thời trang của những quý cô Sài Gòn hơn 50 năm trước

Thời trang của những quý cô Sài Gòn hơn 50 năm trước

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và những nàng ca sĩ “tên Phương”: Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm…

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Những bài hát thiếu nhi quen thuộc ở miền Nam trước 1975

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chiều Trên Phá Tam Giang” (Trần Thiện Thanh & Tô Thùy Yên) – Sài Gòn những ngày giới nghiêm…

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hoa Tím Người Xưa” của nhạc sĩ Thanh Sơn – “Rồi chiều nay lá khô rơi đầy…”

Từ “tiếng hát học trò” đến Giọng ca dĩ vãng

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Linh Hồn Tượng Đá” (Mai Bích Dung) – Chuyện tình thoáng vội như mây bay

Mối tình đơn phương của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân qua ca khúc Tương Tư 4: “Phải chi em đừng có chồng, và anh còn đơn côi…”

Chuyện tình trong “Bài Không Tên Số 3” của nhạc sĩ Vũ Thành An: “Đời dài như tiếng kinh cầu…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.