ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Danh ca Bích Chiêu – Giọng hát của “Nỗi Lòng” và một thời vàng son của phòng trà Sài Gòn thập niên 1950

2022/01/28
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Danh ca Bích Chiêu – Giọng hát của “Nỗi Lòng” và một thời vàng son của phòng trà Sài Gòn thập niên 1950

Ca sĩ Bích Chiêu – trưởng nữ của nghệ sĩ Lữ Liên (ban AVT), là chị cả của một gia đình văn nghệ, với những tên tuổi lừng lẫy của âm nhạc Việt Nam là Tuấn Ngọc, Anh Tú, Khánh Hà, Lưu Bích… đã vừa qua đời vào ngày 27/1/2022 tại tỉnh Orléans – Pháp, hưởng thọ 80 tuổi.

Bích Chiêu là một trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất Sài Gòn từ cuối thập niên 1950. Tuy nhiên vì nữ danh ca đã rời Việt Nam để định cư ở Pháp từ năm 1962 nên không còn lưu lại bản thu âm nào của Bích Chiêu vào thời xưa, mà giọng hát đặc biệt của bà chỉ được lưu lại qua ký ức của những người từng sống ở Sài Gòn trên 60 năm trước.

3 chị em Bích Chiêu (9 tuổi), Tuấn Ngọc (5 tuổi) và Anh Tú (1 tuổi) tại Đà Lạt năm 1951

Được biết nữ danh ca qua đời cùng ngày với người chồng của mình, sau khi cả 2 cùng nhập viện 1 tuần trước vì đột quỵ và tuổi cao sức yếu.

Ca sĩ Bích Chiêu tên thật Lã Thị Bích Chiêu, Sinh 1942 ở Hải Phòng, đến năm 4-5 tuổi theo cha mẹ vào Nam và sinh sống ở Đà Lạt.

Chị em Bích Chiêu thời nhỏ. Số 1 là Bích Chiêu, số 2 là Tuấn Ngọc, số 3 là Anh Tú

Tại xứ lạnh, từ khi mới 4,5 tuổi bà đã đi hát cho Trường Thánh Mẫu và hát cho đài phát thanh. Vài năm sau đó gia đình nghệ sĩ Lữ Liên chuyển về sinh sống ở Sài Gòn, 2 chị em Bích Chiêu – Tuấn Ngọc vào hát ở ban Tuổi Xanh của nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, sau đó là ban Hoa Xuân cùng với Mai Hương, Mai Hân, Kim Chi.

Xem bài khác

Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”

Bích Chiêu trong ban Tuổi Xanh của vợ chồng Kiều Hạnh – Phạm Đình Sỹ. Trong hình này còn có các ca sĩ nhí sau này trở thành danh ca nổi tiếng là Tuấn Ngọc, Mai Hương, Mai Hân, Quỳnh Dao và đôi “thần đồng” Kim Chi – Quốc Thắng

Khi đến tuổi trường thành, Bích Chiêu bắt đầu đi hát, đâu tiên ở phòng trà Bồng Lai, sau đó được hầu hết các phòng trà ở Sài Gòn mời hát với cát xê rất cao. Thời cuối thập niên 1950, hai nữ ca sĩ phòng trà được mời hát với thù lao cao nhất là Bích Chiêu và Bạch Yến. Hai nữ danh ca này có những điểm chung, đó là đều sinh năm 1942, đi hát từ khi còn rất trẻ, hát nhạc ngoại nhiều hơn nhạc Việt. Họ đều sang Pháp du học về thanh nhạc từ đầu thập niên 1960, sau này đều gắn bó với nước Pháp và thật trùng hợp là cùng lấy chồng tên Hải. Có lời đồn rằng vì đều nổi tiếng nên 2 ca sĩ này không ưa nhau, không bao giờ chịu đứng chung một sân khấu. Tuy nhiên sau này danh ca Bạch Yến nói rằng sở dĩ như vậy là vì tiền cát xê của cả 2 đều rất cao nên chủ phòng trà chỉ có thể mời 1 trong 2 người trong một đêm nhạc. Khi cùng sống ở Pháp, họ khá thân thiết với nhau, và chính Bạch Yến là người đón Bích Chiêu tại Pháp khi nghe tin bạn mình cũng sang Pháp vào năm 1962.

Dù là người chuyên hát nhạc ngoại quốc, từng thu âm hàng ngàn bài hát, nhưng bài nổi tiếng đầu tiên, và nổi tiếng nhất trong suốt sự nghiệp của Bích Chiêu lại là một ca khúc nhạc Việt thời đầu thập niên 1950, đó là Nỗi Lòng của Nguyễn Văn Khánh. Bích Chiêu hát ca khúc này với một phong cách không giống với bất kỳ ca sĩ nào khác, cũng như không ai có thể sao chép, đó là hát jazz ngẫu hứng, với kỹ thuật thượng thừa và cảm xúc dạt dào cùng điệu bộ nũng nịu một cách cuốn hút, hát như thể là trút hết tất cả tâm tư, nỗi lòng vủa mình vào bài hát.

Lúc sinh thời, Bích Chiêu nói rằng thuở nhỏ bà thường nghe cha mình là Lữ Liên hát, thấy thích nên tập hát theo. Tuy nhiên bà bị cha mình chê là hát như vẹt, hát mà không hiểu ý nghĩa bài hát, đồng thời ông có lời khuyên rằng hát cũng như ăn, như nói, hát phải biết mình hát gì, nội dung bài hát nói về cái gì, cũng giống như là phải biết mình ăn cái gì, nói cái gì. Lời khuyên đó đã ăn sâu vào tâm trí của nữ ca sĩ suốt cả sự nghiệp ca hát.

Vì nổi tiếng với nhạc ngoại quốc, được biết đến với dòng nhạc này, nên khi Bích Chiêu có ý muốn tạo dấu ấn với khán giả Việt Nam bằng 1 ca khúc nhạc Việt, bà đã chọn bài hát Nỗi Lòng đã quen thuộc với mình qua giọng hát của cha, nhưng biến tấu nó thành theo phong cách nhạc ngoại quốc, đó là lý do Nỗi Lòng với phong cách jazz của Bích Chiêu có thể xem là độc nhất vô nhị.


Click để xem Bích Chiêu trình diễn Nỗi Lòng trên Paris By Night năm 1997

Năm 1962 sang Pháp du học về âm nhạc cổ điển và thương mại. Theo lời bà nói lại thì thời đó không nhiều người Việt được đi du học, nên khi có cơ hội thì bà đi ngay, với mong muốn tìm hiểu thêm và âm nhạc thế giới, có cơ hội được gặp gỡ nhiều ca sĩ ngoại quốc, dù lúc đó bà đã đạt được nhiều vinh quang trong sự nghiệp. Năm 1964, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano nổi tiếng Pháp là Jack Diéval thực hiện cho bà 1 dĩa nhựa, khi đó bà được giới thiệu với cái tên Bee Tchou, phát âm gần giống với nghệ danh chính thức Bích Chiêu. Lý do là người Pháp không thể phát âm đúng cái tên Bích Chiêu, mà gọi thành Bee Tchou.

Thời gian sau đó bà sang Ý, lấy chồng là một người gốc Việt sống tại đây, cũng là mối tình đầu của bà khi còn ở Việt Nam khi bà mới 17 tuổi. Trước đã bà đã từng đổ vỡ hôn nhân với người chồng đầu tiên. Năm 1997, Bích Chiêu có lần duy nhất xuất hiện trên sân khấu Paris By Night, thể hiện ca khúc Nỗi Lòng với phong cách jazz sở trường của mình. Những năm cuối đời, và sống ở cả 2 nơi Pháp và Ý.

Một số hình ảnh của Bích Chiêu lấy từ Jimmy’s show:

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tâm Sự Nàng Buram (nhạc sĩ Ngân Giang)

Trong dòng nhạc vàng, có một chủ đề nhạc có thể ít người để ý đến, nhưng có khá nhiều...

by admin
August 4, 2022
Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về nhạc sĩ Ngân Giang, tác giả của Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến…

Nhạc sĩ Ngân Giang là một trong những tên tuổi quen thuộc nhất của nhạc vàng Việt Nam thời kỳ...

by admin
August 2, 2022
Ông Tô Văn Lai (sáng lập trung tâm Thúy Nga) qua đời
Tin Tức

Ông Tô Văn Lai (sáng lập trung tâm Thúy Nga) qua đời

Ông Tô Văn Lai - sáng lập của hãng băng dĩa Thúy Nga (thành lập ở Sài Gòn) và trung...

by admin
July 20, 2022
Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện tình của nhạc sĩ Hoàng Trọng – “Ông vua nhạc tango”

Nhạc sĩ Hoàng Trọng tên thật là Hoàng Trung Trọng, sinh năm 1922 tại Hải Dương. Ngay từ năm 16...

by admin
July 15, 2022
Đôi nét về nhạc sĩ Võ Đức Thu – Nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về nhạc sĩ Võ Đức Thu – Nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt

Nhạc sĩ Võ Ðức Thu là một tên tuổi lẫy lừng của nền tân nhạc Việt từ thời kỳ phôi...

by admin
July 14, 2022
“Cung Đàn Xưa” của nhạc sĩ Văn Cao – Những dự cảm về cuộc đời qua hình bóng và số phận của Trương Chi
Bàn Tròn Âm Nhạc

“Cung Đàn Xưa” của nhạc sĩ Văn Cao – Những dự cảm về cuộc đời qua hình bóng và số phận của Trương Chi

Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) được xem là một trong những tân tuổi lớn nhất của tân nhạc vì những...

by admin
July 11, 2022
Next Post
Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội - "Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc hôn nhân hạnh phúc 50 năm của ca sĩ Phương Dung – Tình đầu là tình cuối

Bộ sưu tập hình ảnh của 10 nữ ca sĩ hải ngoại xinh đẹp nhất

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhìn lại những chặng đường của “Ban Hợp ca Thăng Long” – Ban nhạc đã trở thành huyền thoại

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoa trắng thôi cài trên áo tím

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Lầm: “Anh đã lầm đưa em sang đây, để đêm trường nghe tiếng thở dài…”

Ca khúc “Ai Nhớ Chăng Ai” và mối tình đầu đau thương của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Hoàn cảnh sáng tác bài Thu Sầu (nhạc sĩ Lam Phương) – Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Ngày Trở Về (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Có anh thương binh sống đời hòa bình…”

Ngày xưa Hoàng Thị…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.