ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Câu chuyện cảm động đằng sau hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”

2019/08/30
in Xuất xứ bài hát
Câu chuyện cảm động đằng sau hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”

Dạ Cổ Hoài Lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ Cổ Hoài Lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên.

Ông Cao Văn Lầu, tức Sáu Lầu, sinh ngày 22/12/1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận Lễ trở thành xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Năm 1901, ông theo gia đình đến lập nghiệp tại Bạc Liêu rồi ở luôn tại đây cho đến ngày qua đời (13/8/1976). Thuở nhỏ, ông học chữ nho rồi học chữ quốc ngữ đến “lớp nhì năm thứ hai” tức lớp 4 ngày nay; sau đó quy y tại chùa Vĩnh Phước – Bạc Liêu. Sau khi rời cửa Phật, ông học nhạc lễ và là một trong những môn đệ giỏi về nhạc lễ của nhạc sư Lê Tài Khị (Nhạc Khị). Ông sử dụng rành rẽ đàn tranh, cò, kìm và trống lễ. Nhắc đến ông, người ta nhớ ngay đến bản Dạ Cổ Hoài Lang (1919), được xem là tiền thân của bản vọng cổ ngày nay. Ông viết bản nhạc trên gồm 20 câu, nhịp 2 để trút cạn nỗi niềm tâm sự.


Hương Lan hát Dạ Cổ Hoài Lang

  1. Từ là từ phu tướng
  2. Báu kiếm sắc phán lên đàng
  3. Vào ra luống trông tin nhạn
  4. Năm canh mơ màng
  5. Em luống trông tin chàng
  6. Ôi gan vàng thêm đau
  7. Đường dầu xa, ong bướm
  8. Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang
  9. Đêm luống trông tin nhạn
  10. Ngày mỏi mòn như đá Vọng phu
  11. Vọng phu vọng luống trông tin chàng
  12. Lòng xin chớ phụ phàng
  13. Chàng là chàng có hay
  14. Đêm thiếp nằm luống những sầu tây
  15. Bao thuở đó đây sum vầy
  16. Duyên sắc cầm đừng lợt phai.
  17. Là nguyện cho chàng
  18. Hai chữ an – bình an
  19. Trở lại gia đàng
  20. Cho én nhạn hiệp đôi.

Nỗi niềm ấy đã nhiều lần ông thổ lộ với bạn tri âm:

“Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có con. Tam niên vô tử bất thành thê. Vợ chồng ăn ở với nhau trong 3 năm, vợ không sinh con, chồng được quyền bỏ để cưới người khác hầu có con nối dõi tông đường. Thời phong kiến có những quan niệm chưa đúng. Người ta cho rằng vợ chồng không sinh con là do lỗi của người đàn bà.

Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ, nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu, xót thương cho vợ chồng tôi gặp phải cảnh đau lòng mà cho ở đậu qua ngày, với hy vọng vợ chồng tôi sẽ có con và chiến thắng cái quan niệm khắc nghiệt, lạc hậu, chịu ảnh hưởng nặng đạo lý thời phong kiến”.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “Đêm đông gối chiếc cô phòng”, tâm tư nặng trĩu u buồn nên nhạc sĩ Sáu Lầu đêm đêm mượn tiếng đàn nắn nót đôi câu bớt cơn phiền muộn. Ông thừa hiểu người bạn đời cũng đau xót như ông. Thời gian đó, mỗi đêm người ta lại thấy ông Sáu Lầu ngồi ôm đờn thẫn thờ và không lâu sau Dạ Cổ Hoài Lang ra đời.

Do quá nhớ thương, thi thoảng vợ chồng ông vẫn lén lút gặp nhau. Sau, vợ ông thụ thai, hai người lại được sum họp. Sau đó hai ông bà sinh được 7 người con (5 trai, 2 gái).

Dạ Cổ Hoài Lang khởi điểm từ nhịp 2. Nhưng khi hòa nhập vào sân khấu cải lương, đã được chuyển dần thành nhiều nhịp, năm 1924 tăng lên nhịp bốn. Từ khoảng 1934 đến 1944, tăng lên nhịp tám. Từ khoảng 1944 đến 1954, Vọng cổ tăng lên nhịp 16. Từ 1955 đến 1964, tăng lên nhịp 32 rồi nhịp 64 từ năm 1965 đến nay.

Có thể nói, ngay khi ra đời bản Dạ Cổ Hoài Lang đã sớm chinh phục người nghe bởi nhiều nguyên do. Nó là sự kết tinh về tri thức cổ nhạc và tâm hồn mẫn cảm, tài hoa của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Bản nhạc làm xúc động người nghe bởi nó được “chắt ra” từ chính cuộc tình duyên éo le của nhạc sĩ.

Bản Dạ Cổ Hoài Lang ra đời cùng với nhiều bản vọng cổ khác đã nói hộ cho những nỗi niềm tâm sự buồn thương, cay đắng, chuyện đạo nghĩa, lòng nhân… Một bản vọng cổ được ca lên làm mỗi người nghe tìm thấy một phần số phận mình trong đó, họ cảm thất được gởi gắm tâm sự, được chia sẻ.

Điều đó lý giải vì sao Dạ Cổ Hoài Lang ngay khi ra đời đã đi vào đời sống người dân một cách tự nhiên và có sức cuốn hút mạnh mẽ đến vậy.

Bản nhạc đã nhanh chóng lan truyền và làm nên danh tiếng của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Nhiều gánh hát Nam Bộ và giới cải lương đã tôn xưng Dạ Cổ Hoài Lang là bài ca chính thống, “bài ca vua” trên sân khấu cải lương Nam Bộ. Nhiều soạn giả, nhạc dĩ lấy cảm hứng từ bản nhạc nhày để sáng tác như: Viễn Châu (tân cổ giao duyên), Vũ Đức Sao Biển (Đêm Gành Hào Nghe Điệu Hoài Lang)… Nó thực sự trở thành một di sản mang tính cộng đồng.

Trong một cuộc hội thảo về Dạ Cổ Hoài Lang, GS-TS.Trần Văn Khê viết: “Trong cổ nhạc Việt Nam, chưa có bài bản nào được như Dạ Cổ Hoài Lang biến thành vọng cổ. Từ một sáng tác cá nhân đã biến thành sáng tác tập thể, sanh từ đầu thế kỷ, lớn lên sống mạnh, biến hóa thiên hình vạn trạng, và sẽ còn sống mãi trong lòng người Việt khắp năm châu bốn bể”.

Dạ Cổ Hoài Lang qua hoạt động trình diễn đã đi vào đời sống sân khấu, có vị trí, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống âm nhạc dân tộc, khiến nó trở thành một di sản mang tính biểu tương, niềm tự hào của người dân Nam Bộ.

Theo T.H – Cinet.gov.vn

Share804TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Nhạc sĩ Minh Kỳ và 2 bài hát trong cùng 1 tâm trạng: “Thiệp Hồng Báo Tin” và “Một Chuyến Xe Hoa”

Nhạc sĩ Minh Kỳ và 2 bài hát trong cùng 1 tâm trạng: "Thiệp Hồng Báo Tin" và "Một Chuyến Xe Hoa"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại những bài nhạc vàng được thu âm nửa thế kỷ trước

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Phi Nhung (1970-2021)

Ca sĩ Thanh Phong và một thời Tam Ca Sao Băng trước 1975

Vài kỷ niệm với nhạc sĩ Trúc Phương thời kỳ sau năm 1975

Danh ca Bích Chiêu – Giọng hát của “Nỗi Lòng” và một thời vàng son của phòng trà Sài Gòn thập niên 1950

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên và ca khúc “Trăng Mờ Bên Suối” – Tuyệt phẩm lãng mạn dành cho mối tình đầu

Nhạc sĩ Trường Sa và “Rồi Mai Tôi Đưa Em”

Hoàn cảnh sáng tác “Gạo Trắng Trăng Thanh” (nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ) – Bài hát về một không gian yên bình đã trở thành hoài niệm

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Em Về Miệt Thứ” của nhạc sĩ Hà Phương – “Miệt Thứ” là ở đâu?

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Nghèo” của nhạc sĩ Phạm Duy – Thương quê nghèo Bình Trị Thiên

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – Câu chuyện ít người biết về một ca khúc sáng tác trước 1975

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.