Cuộc gặp gỡ xúc động của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ với người con trai ở bên kia chiến tuyến

Hình ảnh bên trên là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (bên phải) chụp cùng người con trai đầu lòng của mình khi 2 người lần đầu tiên gặp mặt. Khi còn theo kháng ᴄhιến, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ có quan hệ tình cảm với ca sĩ Tân Nhân, nhưng sau đó xa cách nhau vì hoàn cảnh đất nước.

Sau khi Hoàng Thi Thơ bỏ kháng ᴄhιến về thành thì bà Tân Nhân mới biết mình đã mang thai, sau đó sinh ra người con đặt tên là Trương Nguyên Việt (sau này đổi tên thành Lê Khánh Hoài). Khi đó 2 người đã ở hai bên ᴄhιến tuyến sau hiệp định Geneve.

Suốt 40 năm, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã không thể gặp được con. Trong khi ông là nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam thì Lê Khánh Hoài là bộ đội và có mặt trong đoàn quân miền Bắc tiến vào Nam năm 1975.

Sau đây là đoạn hồi ức mà ông Lê Khánh Hoài (bút danh Châu La Việt) ghi lại lần đầu được gặp cha ruột.

Ca sĩ Tân Nhân

Chỉ còn lại giây lát nữa thôi, tôi sẽ được gặp cha tôi – người cha mà từ khi sinh ra trên cõi đời này tôi chưa một lần biết mặt. Người cha mà trong tiếng hát của mẹ tôi có cả tình yêu lẫn xen nỗi đớn đau.

40 năm khổ đau và chờ đợi…

Khi người xướng ngôn viên trên sân bay Tân Sơn Nhất thông báo máy bay đã hạ cánh, trái tim tôi như sững lại. Một tay tôi phải vịn vào lan can để có thể đứng vững…

40 năm chờ đợi. Từ cái thuở tôi còn là một bào thai nằm trong bụng mẹ nơi cánh rừng kháng ᴄhιến, mà lúc ấy cả mẹ và ba tôi đều là những nghệ sĩ kháng ᴄhιến. Rồi ba tôi bỗng nhiên đột ngột ra đi, bỏ lại sau lưng tất cả. Từ cái thuở dòng sông Hiền Lương cắt chia đôi miền, ngay giữa quê ba và mẹ tôi Quảng Trị, và bàn chân mồ côi của tôi chập chững những bước đi đầu tiên ngay nơi vết thương chia cắt. Cũng đôi chân ấy một ngày băng trên những triền núi Trường Sơn khi tôi là một ᴄhιến sỹ, và ba tôi lại thuộc về ᴄhιến tuyến bên kia.

40 năm, bao “can qua gió thổi”, nhưng rồi cũng có lúc này đây hệt như lời bài hát ru con mẹ tôi thường hát:

“Đến mùa xuân, trong cơn nắng ấm
Cha con về, cha con về…
Con nắm tay cha
Hỡi chàng là chàng ơi, hỡi người là người ơi…”

Dòng hành khách đã bắt đầu bước ra. Mắt tôi dán vào cửa ra vào. Rồi ba tôi xuất hiện. Chưa một lần gặp ông nhưng tôi biết ngay đấy chính là ba tôi, cái người đàn ông đang sững sờ nhìn bốn phía chung quanh, và lao đến bên tôi, ôm choàng lấy tôi. Tôi cũng ôm choàng lấy ba, nghe trên tóc mình, vai mình những dòng nươc mắt nóng bỏng. Nước mắt của ba hay của tôi thế nhỉ? Hay nước mắt của bà con họ Hoàng đang bao kín xung quanh và ai cũng khóc khi chứng kiến cuộc gặp gỡ cha con này.

Không một lời nói. Không một âm thanh, kể cả nhịp tim đập. Chỉ nóng hổi những dòng nước mắt…

“40 năm, ba ơi, đây là lần đầu tiên trong đời con có một người đàn ông để con gục đầu vào ngực. Đây là lúc dòng sông Hiền Lương không còn chảy qua giấc ngủ mồ côi của con nữa. Đây cũng là lúc không còn ᴄhιến tuyến bên này hay ᴄhιến tuyến bên kia của một thời dĩ vãng. Chỉ còn là cha con mình, cha con mình. Ba nhỉ..”

Và đêm ấy, lần đầu tiên trong đời, hai cha con tôi được ở bên nhau.

Sau khi khép cửa phòng, ba quay lại nhìn thẳng vào mắt tôi, giọng đầy nghiêm trang và xúc động:

– 40 năm qua ba đã đẻ ra con mà không được nuôi con. Con hãy nói thật với ba, giờ đây con mong muốn gì nhất ở ba?

Một giọt nước mắt lăn ra trên má tôi. Suốt từ tấm bé đến nay cũng đã nửa đời người, đã có mấy người hỏi tôi trìu mến như thế?

Thấy tôi ngồi im lặng vì đang cắn môi cho nước mắt khỏi trào, ba tôi lại giục giã:

– Con hãy nói đi. Bây giờ con muốn nhất điều gì ở ba? Ba có thể chăm lo gì cho con? Ba đã chuẩn bị suốt 40 năm nay rồi…

Lời của ba chân thành, cháy bỏng. Tôi hiểu để đáp lại tình ba, tôi cũng phải hết sức chân thành:

– Con chỉ muốn một điều thôi ba ạ. Và ba phải hết sức cảm thông con mới dám nói…

– Con hãy nói đi, bao giờ ba cũng yêu thương con, cảm thông với con…

Tôi cầm lấy tay ba:

– Ba ơi, dù trước đây hay bây giờ, chính kiến ba ra sao, hoàn cảnh ba thế nào, con cũng chỉ xin ba một điều, là ba hãy luôn đứng về phía nhân dân ba nhé!

– Sao con? – Ba tôi giật mình. Hình như ba đã không tin là những lời nói ấy là của tôi, không tin là tôi sẽ nói như vậy, không tin một cuộc đời đã quá nhiều thiếu thốn, bất hạnh, quá nhiều long đong của tôi lại chỉ đòi hỏi và mong muốn ba tôi chỉ một điều như thế.

– Đúng như thế ba ạ. Con chỉ mong muốn duy nhất một điều ấy thôi!

Bây giờ thi có lẽ ba tôi đã tin thật. Mặt ông nhăn lại, đôi bàn tay ông xòe rộng:

– Con hãy hiểu rằng, ngay trước đây và bây giờ, những nhạc phẩm do ba sáng tác chỉ nhằm để ca ngợi quê hương, ca ngợi đất nước, chỉ nhằm để ca ngợi dân ta thôi con ạ…

– Con tin – Tôi thành thật nói, vì tôi cũng đã thầm nghe nhiều bài hát của ông –  Nhưng dẫu sao con cũng muốn tâm sự như thế với ba. Bởi đúng như lời ba nói, 40 năm qua ba đã sinh con ra mà không được nuôi con… Con lớn lên được như hôm nay, là nhờ ở ông bà, ở bố mẹ con. Nhưng trước hết là nhờ ở nhân dân và bạn bè con ba ạ.

Tôi bỗng thấy cay cay sống mũi, ghìm giọng lại đôi chút rồi mới có thể nói tiếp:

– Ngay để có ngày con được gặp ba thế này, ít nhất cũng có hai người bạn lính của con đã ᴄhết thay cho con…

Nghe tôi nói thế, ba tôi thêm một lần nữa bàng hoàng, và giục tôi kể lại cho ông nghe những điều mà ông không thể ngờ tới…

Và rồi ngay trong đêm ấy, tôi đã kể cho ba tôi nghe chuyện một người bạn tôi tên là Hữu Chính, cùng là học sinh phổ thông, cùng nhập ngũ với tôi một ngày, và cùng lên đường vào mặt trận. Chúng tôi trấn giữ trên một trọng điểm mang tên “Cánh chim bay” – nhưng ở đây chúng tôi nói thật chưa bao giờ thấy một cánh chim bay nào, vì ngày đêm bị đánh phá tơi bời, chẳng chim muông cỏ cây nào có thể sống nổi.

Có một đêm tôi trực chiê’n, lẽ ra đến phiên Chính được nghỉ, nhưng nó cứ nằng nặc đòi lên mặt đường thay tôi. Tôi từ chối thế nào cũng không được, cuối cùng nể quá nên đồng ý.

Đó là một đêm ác liệt chưa từng thấy, bắt đầu bằng một chiếc OV10 đến bắn pháo khói, rồi hàng đàn, hàng đàn phản lực lao đến kinh thiên động địa. Nằm trong hầm dưới chân đèo mà lòng tôi cứ rối bời như lửa. Cho đến lúc hàng loạt đan cấp cứu của quân ta bắn lên, tôi biết có chuyện rồi nên lao ngay lên mặt đường. Thì quả như rằng, khi vừa lên tới nơi đã thấy Hữu Chính nằm đó, máu me đầy người, đôi mắt nhắm nghiền. Tôi bàng hoàng lao tới, ôm chầm lấy Chính và khóc rống lên. Như đã nhận ra tôi, đôi mắt Chính bỗng khẽ mở, giọng nói thều thào: “Tao đi đây. Mày gắng sống để gặp ba mày. Tao biết đêm nay ác liệt lắm. Thằng nào lên mặt đường cũng chỉ có chêt mà thôi… Mà tao suốt từ nhỏ đã được sống với cha tao rồi…”

Quả thật, mỗi lời nói của Chính lúc ấy như mỗi nhát dao đâm vào trái tim tôi. Thì ra là vậy, vốn là một thằng lính dạn dày và cực kỳ thông minh, thấy cái mùi không khí lẳng lặng suốt từ chiều tới hoàng hôn đã làm Chính linh cảm đấy là sự im lặng trước một cơn bão giông, đêm nay tất sẽ rất ác liệt, cho nên vì thân với tôi, vì hiểu tôi từng thiếu thốn tình cảm gia đình thế nào, khao khát một cuộc gặp gỡ người cha chưa một lần biết mặt ra sao, nó đã tình nguyện lên mặt đường thay tôi.

Nếu còn sống thì sẽ tiếp tục ᴄhιến đấu, mà nếu có ᴄhêt cũng là ᴄhêt thay cho tôi để tôi có một ngày có thể được gặp cha mình, dù Chính thừa biết cha tôi đang ở phía bên kia. Nhưng tình bạn và lòng nhân ái của một người lính đã làm nó vượt lên tất cả, làm cái điều mà tôi đã không thể ngờ tới này. Như bao nhiêu người dân bình thường khác đã luôn sẵn lòng cưu mang, chăm sóc tôi bao năm qua cho tôi lớn lên, dù ai cũng biết cha tôi đang ở ᴄhιến tuyến bên kia…

“Tao đi đây. Mày gắng sống để gặp ba mày Hoài nhé. Tao thương mày lắm”. Đó là lời cuối Chính nói với con, rồi trút hơi thở cuối cùng Ba ạ…

Lúc tôi dứt câu chuyện, hình như ba tôi chỉ còn là một bức tượng. Gió bên ngoài thổi vào rất mạnh mà ông cũng không hay. Đôi tay ông cứ ôm chầm lấy mặt. Hình như ba tôi đã quá xúc động. Mà cũng có thể vì ông quá bất ngờ…

Nguồn: fb Châu La Việt

Exit mobile version