ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoài An – Tác giả Câu Chuyện Đầu Năm, Trước Giờ Tạm Biệt

2021/03/15
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoài An – Tác giả Câu Chuyện Đầu Năm, Trước Giờ Tạm Biệt

Nhạc sĩ Hoài An là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng, tác giả của những bài hát nổi tiếng là Trước Giờ Tạm Biệt, Tấm Ảnh Không Hồn… Khi nhắc đến nhạc sĩ Hoài An, người ta cũng thường nhớ đến những bài hát tình tự quê hương được ông sáng tác vào những năm đầu của sự nghiệp là Trăng Về Thôn Dã, Tình Lúa Duyên Trăng, Tình Mùa Hoa Nở… và những bài nhạc xuân bất hủ là Câu Chuyện Đầu Năm, Tâm Sự Ngày Xuân, Ngày Xuân Thăm Nhau.

Nhạc sĩ Hoài An tên thật là Nguyễn Đắc Tịnh, sinh năm 1929 tại Hải Phòng, là một trong những nhạc sĩ thế hệ đầu tiên của nhạc vàng. Ngoài sáng tác với bút danh Hoài An, ông còn ký tên Trang Dũng Phương trong một số bài nhạc đại chúng như Trước Khi Trả Lời, Chúng Mình Vẫn Còn (viết chung với Lê Hoài), Thiên Duyên Tiền Định (viết chung với Nguyên Lễ – tức nhạc sĩ Hoài Linh)… Đặc biệt các ca khúc Ngày Xuân Thăm Nhau, Ngày Về Thăm Quê Anh, Không Bao Giờ Nhạt Phai… được ông ghi tên sáng tác là Hoài An – Trang Dũng Phương.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã nhận xét về nét nhạc của Hoài An như sau: 

“Nhạc Hoài An mộc mạc nhưng trữ tình, giản dị, dễ thuộc, gần như ai cũng có thể nhớ và hát được, dù người ta có không phải là ca sĩ chăng nữa. Có thể coi nhạc Hoài An một nửa là dân ca, một nửa là tình ca”.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhắc về mảng dân ca, nhạc sĩ Hoài An là 1 trong số những nhạc sĩ tiên phong sáng tác thể loại nhạc đồng quê sử dụng nhịp điệu Nam Mỹ như là rumba, mambo, với các ca khúc tiêu biểu là Trăng Về Thôn Dã, Tình Lúa Duyên Trăng, Dựng Một Mùa Hoa, Hương Nhạc Đồng Quê… Đó là thời gian từ giữa thập niên 1950, bên cạnh Hoài An còn có các nhạc sĩ Lam Phương, Hoàng Thi Thơ và cả nhạc sĩ Phạm Duy cùng nhau hăng say sáng tác những bài ca yêu đời, ca ngợi quê hương có đồng lúa và trăng thanh, mô tả cuộc sống yên lành thanh bình trên mảnh đất miền Nam hiền hòa hiếu khách.

Về mảng tình ca của nhạc sĩ Hoài An, ông có những bài hát đã trở thành bất hủ là Trước Giờ Tạm Biệt hay Tấm Ảnh Không Hồn… và những bài hát mà đã hơn nửa thế kỷ qua luôn được nhớ đến vào những mùa xuân: Câu Chuyện Đầu Năm, Tâm Sự Ngày Xuân, Ngày Xuân Thăm Nhau, Thiên Duyên Tiền Định.

Trong các ca khúc ca khúc nhạc xuân này, đặc biệt là Thiên Duyên Tiền Định (viết chung với nhạc sĩ Hoài Linh) chúng ta có thể bắt gặp các hình ảnh quen thuộc trong ngày xuân năm xưa là xem bói, khấn nguyện… và thật trùng hợp là trong 15 năm cuối đời, nhạc sĩ Hoài An đã chuyên tâm nghiên cứu về tử vi.

Nhạc sĩ Hoài An và vợ thời trẻ

Sau năm 1975, nhạc sĩ Hoài An ở lại trong nước, sống rất kín tiếng tại nhà riêng ở quận Tân Bình, ít gặp gỡ công chúng, và qua đời trong lặng lẽ vào năm 2012. Thời điểm đó nhạc vàng chưa bùng nổ như hiện nay, các nhạc sĩ xưa chưa được truyền thông chú ý tới như hiện nay nên không nhiều người biết về đời tư của nhạc sĩ Hoài An.

Chỉ biết rằng nhạc sĩ Hoài An từng có thời gian tham gia trong ban nhạc hát trên đài phát thanh là ban hợp ca Lửa Hồng được thành lập từ trước năm 1954 ở Hải Phòng, ban nhạc này còn có 1 danh ca thế hệ đầu của tân nhạc là ca sĩ Ánh Tuyết (đã qua đời năm 2017).

Ông cũng tham gia trong ban nhạc Sông Ngự với nhiều nhạc sĩ nổi tiếng khác là Phó Quốc Lân, Huyền Linh. Thời gian này ông cùng Phó Quốc Lân sáng tác Dựng Một Mùa Hoa, cùng Huyền Linh sáng tác Hương Nhạc Tình Quê, là những bài hát ca ngợi cuộc sống mới trên vùng đất mới mà họ vừa di cư vào từ giữa thập niên 1950

Sau năm 1975, nhạc sĩ Hoài An có sáng tác thêm nhiều ca khúc, nhưng dĩ nhiên là không được phổ biến. Mời bạn nghe lại 1 trong số những ca khúc đó, có tên rất lạ là Anastasia:


Click để nghe một ca khúc được nhạc sĩ Hoài An sáng tác sau năm 1975

Hình ảnh nhạc sĩ Hoài An sau năm 1975:

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Tags: hoài an
ShareTweetPin

Xem bài khác

Cảm nhận về bài hát “Kỷ Niệm Nào Buồn” (nhạc sĩ Hoài An) – “Tình yêu như muôn hoa nở ngày đêm…”
Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận về bài hát “Kỷ Niệm Nào Buồn” (nhạc sĩ Hoài An) – “Tình yêu như muôn hoa nở ngày đêm…”

Trong cuốn sách viết về tất cả các văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975, nhà văn - nhạc sĩ...

by admin
March 15, 2021
Ngày xuân nghe “Câu Chuyện Đầu Năm” của nhạc sĩ Hoài An: “Năm mới nhiều ước vọng chờ mong…”
Cảm xúc âm nhạc

Ngày xuân nghe “Câu Chuyện Đầu Năm” của nhạc sĩ Hoài An: “Năm mới nhiều ước vọng chờ mong…”

Trong hàng trăm bài nhạc vàng nổi tiếng chủ đề mùa Xuân được sáng tác trước năm 1975, có lẽ...

by admin
February 13, 2021
Niềm tin yêu và hy vọng vào mùa Xuân mới trong ca khúc “Tâm Sự Ngày Xuân” (nhạc sĩ Hoài An)
Cảm xúc âm nhạc

Niềm tin yêu và hy vọng vào mùa Xuân mới trong ca khúc “Tâm Sự Ngày Xuân” (nhạc sĩ Hoài An)

Nhạc sĩ Hoài An là 1 trong những tên tuổi tiêu biểu của dòng nhạc vàng với rất nhiều ca...

by admin
February 7, 2021
Hoài An
Nghệ sĩ

Hoài An

Nhạc sĩ Hoài An sinh năm 1929. Ông còn có thêm một nghệ danh nữa là Trang Dũng Phương. Nhạc...

by admin
February 22, 2013
Next Post
Cảm nhận về bài hát “Kỷ Niệm Nào Buồn” (nhạc sĩ Hoài An) – “Tình yêu như muôn hoa nở ngày đêm…”

Cảm nhận về bài hát "Kỷ Niệm Nào Buồn" (nhạc sĩ Hoài An) - "Tình yêu như muôn hoa nở ngày đêm..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và dòng thơ Thanh Tâm Tuyền

Dao Ánh đọc thư tình của Trịnh Công Sơn trong album Lời Của Giòng Sông năm 2004

Nhạc sĩ Hoàng Giác và ca khúc Ngày Về: “Tung cánh chim tìm về tổ ấm…”

Lê Uyên & Phương và cuộc sống sau năm 1975 – Góc khuất của một huyền thoại

Tài hoa và nhân cách nhạc sĩ Anh Việt Thu

Ca sĩ Trang Mỹ Dung: ‘Cám ơn thầy, nhạc sĩ Anh Bằng’

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ý nghĩa của bài hát “Hương Xưa” (nhạc sĩ Cung Tiến) – Tuyệt tác của tân nhạc thập niên 1950

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Nhạc sĩ Phạm Duy và “mối tình tri kỷ” trong bài hát Nghìn Trùng Xa Cách: “Đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người…”

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Nghèo” của nhạc sĩ Phạm Duy – Thương quê nghèo Bình Trị Thiên

Những đồi hoa sim

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Lệ Đá” (Trần Trịnh – Hà Huyền Chi) và phần lời nhạc ít người biết đến

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.