ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Carol Kim

2021/03/25
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Carol Kim

Cho đến nay, khán giả yêu nhạc trước 1975 vẫn còn nhớ đến người ca sĩ có cái tên rất Tây là Carol Kim, là người có ngoại hình tương đối khác biệt so với các nữ ca sĩ cùng thời, nước da ngăm đen, đồng thời sở hữu một giọng hát cũng rất đặc biệt, khỏe khoắn đầy nội lực và mang hơi hướm của một ca sĩ da màu. Carol Kim xuất hiện trong làng nhạc từ năm 1967, nổi tiếng từ năm 1968 và đã thu âm rất nhiều trong băng dĩa vào thập niên 1970.

Sau đây, mời các bạn nghe lại những bản thu âm trước 1975 của Carol Kim, tiêu biểu nhất là Tình Phụ, Không, Vết Thương Cuối Cùng, Cái Trâm Em Cài, Điệu Ru Nước Mắt…


Click để nghe tuyển tập nhạc Carol Kim thu âm trong thập niên 1970

Carol Kim tên thật là Hoàng Kim Hoa, sinh năm 1948 tại Châu Phú – Châu Đốc, là con thứ 7 trong gia đình có 11 người con. Cha của cô là người Cần Thơ, còn mẹ là người Mã Lai sinh sống đã nhiều năm ở Việt Nam. Thời gian sau đó, Carol Kim trải qua phần lớn tuổi thơ ở Sài Gòn, nơi cha của cô là một cảnh sát nhận nhiệm vụ tại đây.

Ngay từ khi còn là học sinh tiểu học, Carol Kim thể hiện được năng khiếu nghệ thuật và rất thích ca hát, nhưng con đường trở thành ca sĩ của cô ban đầu không được thuận lợi vì bị cha ngăn cản quyết liệt. Dù vậy khi lớn lên, cô vẫn quyết tâm đi hát. Khi cha của cô nhận nhiệm sở ở Pleiku và mang theo gia đình lên vùng cao nguyên này, Carol Kim đã xuất hiện thường xuyên trong những sân khấu ca nhạc cộng đồng với cái tên Hoàng Hoa.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Cũng tại nơi đây, giọng hát lạ và đặc biệt của cô đã chinh phục được khán giả và được giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ do phòng thông tin Ban Mê Thuột tổ chức vào năm 1965 với ca khúc Bước Chân Chiều Chủ Nhật của nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng.

Năm 1967, trong một lần Carol đến Sài Gòn thăm một người chị đang làm ở vũ trường Tháp Ngà (Tour D’Ivoire) ở góc Trần Hưng Đạo – Bùi Viện, cô đã lên hát góp vui bài hát Moon River và chinh phục được tất cả khán giả và những người có mặt, trong đó có nhạc sĩ Lê Văn Thiện.

Đó là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của Carol Kim, cô được nhạc sĩ Lê Văn Thiện giới thiệu cho Pat Lâm – một ca sĩ quen thuộc ở khắp các phòng trà, từ đó Carol Kim được Pat Lâm đưa đi hát ở các club Mỹ ở Sài Gòn cũng như các tỉnh.


Click để nghe Carol Kim hát bài Không (Nguyễn Ánh 9) trước 1975

Thời gian này Carol Kim chủ yếu hát nhạc nước ngoài cho quân nhân Mỹ nghe, giọng hát của cô rất thích hợp với những nhạc phẩm thịnh hành lúc đó như What’d I Say, Chains Of Fools, My Prayer, và đặc biệt nhất là Oh Carol, vì vậy mà cô đã chọn cho mình nghệ danh ngắn gọn là Carol. Đến lúc này, chỉ mới 19-20 tuổi, cô đã có thu nhập ổn định để giúp đỡ được gia đình bớt khó khăn, phụ cha mẹ lo cho những người em ăn học đàng hoàng, nên dần dần cô không còn bị cha ngăn cấm đi hát nữa.

Thời gian sau đó, Carol bước chân vào lĩnh vực phòng trà và ký độc quyền với night club đầu tiên là phòng trà Tự Do. Lúc này, theo quy định của chính quyền phải có nghệ danh tiếng Việt nên cô ghép thêm tên đệm của mình để thành nghệ danh Carol Kim, rồi từ đó cô cũng bắt đầu chuyển sang hát nhạc Việt và được yêu thích với các bài Sầu Đông, Vết Thương Cuối Cùng, Tình Phụ, Không 1, Không 2… cùng những bài nhạc Trịnh là Hãy Khóc Đi Em, Tình Sầu, Biển Nhớ, Em Đã Cho Tôi Bầu Trời, Như Cánh Vạc Bay, Những Con Mắt Trần Gian…

Sau Tự Do, Carol Kim hát cho nhiều phòng trà lớn khác là Queen Bee, Đêm Mầu Hồng, Olympia…


Click để nghe Carol Kim hát Sầu Đông trước 1975

Carol Kim có vóc dáng cao lớn, giọng hát khỏe khoắn, rất thích hợp với những ca khúc Jazz, Soul và Blues của nhạc ngoại quốc lẫn nhạc Việt. Ngoài ra cô cũng hát nhiều bài thuộc thể loại kích động và các bài nhạc trẻ.

Bài nhạc kích động nổi tiếng đã gắn liền với tên tuổi Carol Kim là Cái Trâm Em Cài của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, mời các bạn nghe lại:


Click để nghe Carol Kim hát Cái Trâm Em Cài trước 1975

Tháng 3 năm 1975, Carol Kim cùng gia đình rời Việt Nam đến thành phố Chicago. Năm 1978, cô về Houston rồi năm 1980 về Quận Cam và hát độc quyền cho vũ trường Ritz của nhạc sĩ Ngọc Chánh trong suốt 14 năm.

Tại hải ngoại, Carol Kim thực hiện rất nhiều băng dĩa nhạc với đủ các thể loại nhạc, bắt đầu hát nhiều nhạc Việt Nam và được yêu thích với những bài tình ca như Kiếp Đam Mê, Xin Còn Gọi Tên Nhau, Đừng Bỏ Em Một Mình…, cùng những bài nhạc vàng bất hủ như Trăng Tàn Trên Hè Phố, Tàu Đêm Năm Cũ, Tình Như Mây Khói, Từ Đó Em Buồn…

Trong lĩnh vực thu băng, Carol Kim hợp tác với các trung tâm của các nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương, Nhật Trường, Jo Marcel, Y Vân, Nguyễn Văn Đông, Trường Hải… và nhiều nhất là với nhạc sĩ Ngọc Chánh trong các băng nhạc Shotguns, Thanh Thúy, băng Nhạc Trẻ.


Click để nghe Carol Kim hát Hãy Khóc Đi Em trước 1975

Ca khúc đầu tiên mà Carol Kim thu thanh trong băng nhạc là Hãy Khóc Đi Em của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sau đó cô còn hát thêm nhiều ca khúc khác của nhạc sĩ này là Tình Sầu, Biển Nhớ, Như Cánh Vạc Bay…


Click để nghe Carol Kim hát Điệu Ru Nước Mắt trước 1975

Carol Kim cũng là một trong những nữ ca sĩ nhạc phim nhiều nhất trước 1975, trong đó có các phim Điệu Ru Nước Mắt, Biển Động, Xa Lộ Không Đèn…

Khoảng đầu tháng 4 năm 1975, Carol Kim rời Việt Nam sang Mỹ theo diện du học, ở nhà người bảo trợ tại Chicago, được hơn 1 năm thì về Houston ở trong 8 năm rồi dời về California để tiếp tục sự nghiệp ca hát. Từ năm 2007, có thời gian cô trở về nước biểu diễn. Những năm sau này, Carol Kim ra mắt những đĩa nhạc thánh ca và được yêu thích.

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
“Bài Không Tên Số 1” và “Bài Không Tên Số 9” của Vũ Thành An – Những tuyệt phẩm sau cùng của loạt bài không tên trước 1975

"Bài Không Tên Số 1" và "Bài Không Tên Số 9" của Vũ Thành An - Những tuyệt phẩm sau cùng của loạt bài không tên trước 1975

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Bộ sưu tập hình ảnh của 10 nữ ca sĩ hải ngoại xinh đẹp nhất

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca khúc “Hoài Cảm” – Những thanh âm tuyệt mỹ của nhạc sĩ Cung Tiến năm 14 tuổi

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và bài thơ-bài hát “Hoa Học Trò” – Bây giờ còn nhớ hay không?

Hoàn cảnh sáng tác bài hát Một Lần Hiện Diện (Nụ Cười Chua Cay) của nhạc sĩ Tú Nhi (Chế Linh)

Gợi giấc mơ xưa

Nhạc sĩ Lê Thương kể về hoàn cảnh sáng tác trường ca Hòn Vọng Phu

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của “Bông Hồng Cài Áo” – Bài hát về Mẹ nổi tiếng nhất của nhạc Việt

Nhớ về tiếng rao gánh hàng rong Sài Gòn ngày xưa qua ca khúc “Vọng Tiếng Rao Khuya” của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975)

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.