ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời ngắn ngủi của nhạc sĩ Tuấn Lê (1952-1988), tác giả của Lá Thư Đô Thị, Ngày Ấy Mình Quen Nhau, Tà Áo Đêm Noel…

2021/04/15
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Cuộc đời ngắn ngủi của nhạc sĩ Tuấn Lê (1952-1988), tác giả của Lá Thư Đô Thị, Ngày Ấy Mình Quen Nhau, Tà Áo Đêm Noel…

Những người yêu nhạc vàng có lẽ ít nhất một vài lần từng nghe qua những ca khúc như Ngày Ấy Mình Quen Nhau (Chế Linh & Thanh Tâm), Tà Áo Đêm Noel (Anh Khoa), Hờn Anh Giận Em (Hùng Cường & Mai Lệ Huyền), và đặc biệt là Lá Thư Đô Thị (Chế Linh). Đó là những bài hát được ký với cái tên Tuấn Lê, một cái tên khá lạ lẫm với nhiều người, thậm chí là giới nghệ sĩ cũng ít người biết đến.


Click để nghe Chế Linh hát Lá Thư Đô Thị trước 1975

Nhạc sĩ Tuấn Lê sinh năm 1952 tại Hải Phòng, là con trai cả của nhạc sĩ nổi tiếng Hoài Linh. Ông tên thật là Lê Văn Tuấn, đăng lính từ năm 1968 khi mới được 16 tuổi. Cuối năm 1969, sau một cuộc thi tuyển gắt gao, ông được đi tu nghiệp ngành cơ khí phi cơ tại Colorado trong 6 tháng rồi về phục vụ tại các phi trường quân sự ở Nha Trang, Cần Thơ, và cuối cùng là Đà Nẵng cho đến tháng 4 năm 1975.

Hình ảnh Tuấn Lê lúc đang học ở Hoa Kỳ

Thời gian sau đó, cùng với cha mẹ và các em, ông ở lại Việt Nam. Cha của ông là nhạc sĩ Hoài Linh may mắn không bị đi tù như nhiều đồng nghiệp khác. Sau khi ra trình diện chính quyền mới, vì từng là một nhạc sĩ nổi tiếng, nhạc sĩ Hoài Linh được cho phụ trách một ban văn nghệ của phường 25 quận 3 để hát theo dạng phong trào, trong số những thành viên của ban này có ca sĩ Cẩm Vân nổi tiếng thời gian sau này.

Vì lúc đó tuổi đã cao, nhạc sĩ Hoài Linh chỉ phụ trách được một thời gian rồi giao lại cho con của mình là Tuấn Lê tập nhạc cho ban văn nghệ. Cũng nhờ đó, nhạc sĩ Tuấn Lê quen biết với một thành viên của ban văn nghệ tên là Dung, cũng là người ở cùng lối xóm. Họ kết hôn vào năm 1978.

Đám cưới nhạc sĩ Tuấn Lê nám 1978. Người ngồi áo trắng là nhạc sĩ Hoài Linh

Thời gian sau đó, nhạc sĩ Tuấn Lê làm việc cho hợp tác xã ở Thanh Đa cho đến khi đột ngột qua đời vì bệnh sốt rét vào năm 1988.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Tuấn Lê bìa phải, nhạc sĩ Hoài Linh bìa trái

Lâu nay, nhiều người cho rằng những bài hát ký tên Tuấn Lê như Ngày Ấy Mình Quen Nhau, Tà Áo Đêm Noel, Hờn Anh Giận Em, Lá Thư Đô Thị, và hai bài viết chung là Cưới Em (Tuấn Lê – Hùng Linh) và Nỗi Buồn Sa Mạc (Tuấn Lê – Tú Nhi) thực chất là của nhạc sĩ Hoài Linh sáng tác, rồi lấy tên con trai Tuấn Lê để đứng tên.

Việc này cũng có phần đúng, vì ca sĩ Chế Linh đã từng nói rằng ông sáng tác Nỗi Buồn Sa Mạc chung với nhạc sĩ Hoài Linh và ký tên Tuấn Lê – Tú Nhi. Tuy nhiên theo con trai của nhạc sĩ Tuấn Lê là anh Tú, thì ngoài bài này ra, thì những ca khúc còn lại đều là của Tuấn Lê sáng tác với sự khuyến khích và hướng dẫn rất tận tụy của nhạc sĩ Hoài Linh. Lúc sinh tiền, nhạc sĩ Hoài Linh không mở lớp dạy nhạc, không nhận bất kỳ ai làm học trò, nên ông đã truyền thụ toàn bộ những tinh hoa sáng tác mà ông có được cho con trai của mình. Rất có thể ông cũng đã góp ý và chỉnh sửa cho các ca khúc của Tuấn Lê trước khi giới thiệu với công chúng. Tuy nhạc sĩ Tuấn Lê không thể trở thành một tên tuổi lớn như cha của ông, nhưng ông cũng có sáng tác, sau đó giúp cha phụ trách một ban văn nghệ như đã nhắc bên trên.

Trước 1975, sau bìa tờ nhạc có đôi dòng giới thiệu “tài năng mới” Tuấn Lê như sau:

Ngoài sáng tác thì nhạc sĩ Hoài Linh còn là một công chức phục vụ ngành cảnh sát. Cũng giống như cha của mình, ngoài sáng tác thì nhạc sĩ Tuấn Lê là một quân nhân thuộc binh chủng không quân. Năm 1975 xảy ra khi ông vẫn còn rất trẻ, tiền đồ bỗng chốc sụp đổ và phải lo toan đời cơm áo nên sau đó không còn sáng tác nữa.

Theo lời kể của vợ nhạc sĩ Tuấn Lê thì ông là một người vạm vỡ nhưng rất hiền, cực kỳ ít nói. Ông ra đi bất ngờ khi mới 36 tuổi, để lại người vợ còn trẻ và 2 con một trai một gái, hiện vẫn sinh sống ở quận 3, Sài Gòn.

Gia đình nhạc sĩ Tuấn Lê năm 1987

Sau đây mời các bạn nghe thêm một số bài hát ký tên Tuấn Lê:


Click để nghe Chế Linh – Thanh Tâm hát Ngày Ấy Mình Quen Nhau trước 1975


Click để nghe Hùng Cường – Mai Lệ Huyền hát Hờn Anh Giận Em trước 1975


Click để nghe Anh Khoa hát Tà Áo Đêm Noel trước 1975


Click để nghe Hùng Cường – Mai Lệ Huyền hát Cưới Em

Một số hình ảnh khác của Tuấn Lê được gia đình của ông cung cấp:

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: tuấn lê
ShareTweetPin

Xem bài khác

No Content Available
Next Post
Nhìn lại những cây xăng ở Sài Gòn xưa – Những cây xăng “tự phục vụ” đã có từ gần 60 năm trước

Nhìn lại những cây xăng ở Sài Gòn xưa - Những cây xăng "tự phục vụ" đã có từ gần 60 năm trước

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe lại Ngọc Lan hát những bài nhạc ngoại lời Việt nổi tiếng của nhạc sĩ Nhật Ngân

Những bài nhạc vàng nổi tiếng bị ghi sai tựa đề: Hoa Sứ Nhà Em, Mèo Hoang, Về Với Cát Bụi…

Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Chế Linh – Thanh Tâm

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca sĩ Hương Lan – Câu chuyện về một “thần đồng” âm nhạc

Những bài Nhạc Vàng bị hát sai lời

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài Nhật Thực (nhạc sĩ Viễn Chinh) – “Cho tôi một lần thôi được thăm viếng mộ em…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Mùa Mưa Đi Qua (nhạc sĩ Hà Phương) – “Con đường buồn hun hút mắt em sâu…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chỉ Chừng Đó Thôi” (Phạm Duy) – Cả triệu người yêu nhau, còn ai là không thấu?

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bến Xuân” – Bức tranh mùa xuân tuyệt mỹ của nhạc sĩ Văn Cao 80 năm trước

Nhạc sĩ Ngọc Sơn và câu chuyện tình sâu đậm trong ca khúc “100 Phần Trăm” và “Nét Son Buồn”

Chuyện tình trong bài hát “Thu, Hát Cho Người” của Vũ Đức Sao Biển: “Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.