ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Có một thế hệ người Việt yêu mến nước Pháp qua thơ ca và âm nhạc

2019/04/17
in Cảm xúc âm nhạc
Có một thế hệ người Việt yêu mến nước Pháp qua thơ ca và âm nhạc

Từ cái hôm nhà thờ Notre Dame bị cháy, tôi đã bắt gặp rất nhiều những lời thương tiếc gửi gắm lên facebook, để rồi từ đó, cái xấu của người Việt lại lộ rõ ra với những lời dèm pha, đố kỵ nhau. Dường như hở có chuyện gì xảy ra ở tận Mỹ, Pháp xa xôi, là y như rằng ở Việt Nam cũng có tranh cãi, chửi bới và lên mặt dạy đời nhau.

Không phủ nhận một số người được xem là nổi tiếng đã làm những việc gọi là “đu trend”, giả lả khóc thương cho xôm tụ. Những trường hợp cá biệt đó không đáng để nhắc tới.

Cái tôi muốn nhắc tới là, di sản nào mất đi thì cũng là mất mát chung của nhân loại, chưa kể đó là một di sản vô giá ngàn năm của kiến trúc. Người Pháp mất đi di sản, hàng triệu người trên thế giới đau buồn. Cho dù Trung Quốc có bị nhiều người ghét, nhưng tin chắc rằng một ngày kia, giả sử có 1 đoạn trường thành nào đó xui rủi bị đổ xuống, cũng sẽ có rất nhiều người tiếc nuối như hôm nay mà thôi.

Sẽ có người dèm pha rằng nhiều di sản trăm năm ở Việt Nam đang dần mất đi, có ai quan tâm không? Câu trả lời là có. Khi Thương Xá TAX bị đốn hạ, truyền thông trong nước, từ lề trái đến lề phải đều đăng bài xót thương. Các hiệp hội di sản trên thế giới cũng bày tỏ ý kiến phản đối. Hiện nay khi Khu Hòa Bình ở Đà Lạt lại sắp bị đập phá, lại có thêm làn sóng phản đối, mạnh mẽ nhất là báo Tuổi Trẻ, và ý kiến của nhiều kiến trúc gia khác. Đó là bề nổi mà người ta có thể nhìn thấy được, chứ chưa nói đến hàng triệu câu status phản đối đăng đàn trên facebook.

Trở lại với nước Pháp. Cho dù đất nước này có hành động tàn tệ như thế nào với người dân xứ Việt hồi mấy thế kỷ trước khi họ còn là thực dân, nhưng đó là việc của 1-2 thế kỷ trước. Nước Pháp hiện nay là một nước Pháp của thời hiện đại, là Paris biểu tượng của tình yêu. Nước Pháp hiện tại với cách hành xử văn minh và nhân văn. Tại sao có những người luôn thích làm kẻ hẹp hòi, cố chấp để không biết phân định phải trái, đúng sai?

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Ca khúc “Thương Tình Ca” và chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy: “Nhịp chân êm êm thánh thót, đừng cho trăng tan dưới gót…”

Hơn nữa, tình cảm dành cho nước Pháp của một số lượng không nhỏ người Việt, đặc biệt là các trí thức, sinh viên học sinh miền Nam xa xưa, có được là nhờ những tác phẩm thơ ca nổi tiếng. Từ những tác phẩm kinh điển là Thằng Gù ở nhà thờ Đức Bà, Không Gia Đình… rồi đến thi-nhạc “Paris có gì lạ không em” của Nguyên Sa – Ngô Thụy Miên hay “Trời mùa đông Paris suốt đời làm chia ly” của Cung Trầm Tưởng – Phạm Duy.

Thi sĩ Nguyên Sa có 1 thời gian dài du học ở nước Pháp trước khi ông về Saigon làm giáo sư triết học. Ông đã đem cái hồn phách của Châu Âu tái sinh sau khi thế chiến thứ II về Saigon, và nhanh chóng chiếm trọn sự cổ vũ nồng nhiệt của sinh viên học sinh. Ông đem ánh đèn vàng Paris, nơi có những nhà ga là nguồn cảm hứng vô tận cho những cuộc chia tay. Ông mang theo hơi hám của sông Seine, của nhà thờ Notre Dame về lại Sài Gòn, nơi mà nhiều thế hệ thanh niên chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp.

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng và nhạc sĩ Phạm Duy – bộ đôi tác giả của bài Tiễn Em cũng đều là những người Tây học được tiếp thụ trực tiếp nền văn hóa Pháp. Họ đã trở về và mang tinh thần Pháp đó về qua các tác phẩm được công chúng yêu mến.

Đó là chưa kể những tòa di sản kiến trúc đồ sộ, vô giá mà thực dân Pháp để lại ở đất nước Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa của họ. Các kiệt tác về kiến trúc trên thế giới có thể được sinh ra trong bạo tàn. Nhưng khi sự bạo tàn đó qua đi thì đã thuộc về quá khứ. Người ta có thể không được quên quá khứ, nhưng cũng phải có trách nhiệm lưu giữ những gì tốt đẹp nhất còn lại. Chứ không phải vì những xấu xa trong quá khứ mà phủ nhận những giá trị tốt đẹp đó.

Thực ra, nếu nhìn lại, người Việt dường như luôn chia thành 2 thái cực và chưa bao giờ có thể thực sự hòa giải được như những lời tự kêu gọi. Ngay cả người Việt mà còn như vậy với nhau, trách gì việc họ không biết cách tôn trọng những quốc gia khác, tôn trọng những giá trị di sản chung của nhân loại.

Đông Kha

Share339TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Thi sĩ Nguyên Sa – Khi giáo sư môn triết làm thơ tình

Thi sĩ Nguyên Sa - Khi giáo sư môn triết làm thơ tình

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Lệ Đá” (Trần Trịnh – Hà Huyền Chi) và phần lời nhạc ít người biết đến

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Tiếng Xưa (Dương Thiệu Tước) – “Phai tàn một thời liệt oanh…”

Nhạc sĩ Doãn Mẫn và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biệt Ly” hơn 80 năm trước: “Biệt ly, nhớ nhung từ đây…”

Ca khúc Nhớ Nhau Hoài – Gió Về Miền Xuôi và mối giao cảm nghệ thuật của nhạc sĩ Anh Việt Thu và Thiên Hà

Hoàn cảnh sáng tác bài “Thu Ca” (nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương) – Tuyệt phẩm tango kinh điển của nhạc Việt

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Mộng Dưới Hoa” (Đinh Hùng – Phạm Đình Chương): “Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.