ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

Chuyện tình của tuyệt sắc giai nhân Thẩm Thúy Hằng – minh tinh điện ảnh Sài Gòn xưa

2019/04/19
in Saigon xưa
Chuyện tình của tuyệt sắc giai nhân Thẩm Thúy Hằng – minh tinh điện ảnh Sài Gòn xưa

Nhan sắc của Thẩm Thúy Hằng đã trở thành một huyền thoại của làng nghệ thuật giải trí Sài Gòn trước năm 1975

Tên thật của Thẩm Thúy Hằng là Nguyễn Kim Phụng, sinh năm 1941 tại An Giang. Năm 16 tuổi, người đẹp vô tình biết đến thông tin của cuộc thi “Tuyển diễn viên điện ảnh” của Hãng phim Mỹ Vân.

Điều hấp dẫn nhất đối với cô không phải là được trở thành ngôi sao danh tiếng, mà là trong thể lệ cuộc thi, người đoạt giải sẽ được sang Hồng Kông theo học lớp đào tạo diễn xuất.

Cô nữ sinh Nguyễn Kim Phụng đã vượt qua hơn hai nghìn thí sinh, bước lên đài vinh quang bằng giải nhất của cuộc thi này với nghệ danh Thẩm Thúy Hằng.

Những hợp đồng đóng phim thi nhau mời gọi, nhan sắc và tài năng của Thẩm Thúy Hằng ngày càng đi lên đỉnh cao.

Cô là người giữ kỷ lục về số đầu phim truyện nhựa đã tham gia (hơn 60 phim) như: Trà hoa nữ, Tấm Cám, Sự tích trầu cau, Nửa hồn thương đau, Đôi mắt huyền, Sóng tình… Không dừng ở Điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng còn thử sức mình ở Kịch nghệ, Cải lương, Tân nhạc…

Người đẹp “trong sáng”

Sài Gòn những năm 1960 là thời kỳ nở rộ các dịch vụ ăn chơi thời thượng, ảnh hưởng từ Mỹ và Châu Âu. Có không ít những giai nhân thời bấy giờ đã không giữ được mình, vướng vào những câu chuyện tình ái, ngoại tình, đánh ghen.

Nữ hoàng vũ trường Vũ Cẩm Nhung là một trong số những trường hợp như thế. Can axít tạt mạnh vào mặt nữ hoàng với tiếng kêu cứu thất thanh đã hủy hoại nhan sắc và khiến Cẩm Nhung thành phế nhân suốt đời.

Thế nhưng, với minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng nổi danh người đàn bà đẹp nhất lúc bấy giờ của Sài Gòn hầu như không có chút tai tiếng gì. Cô là biểu tượng quyến rũ thời bấy giờ. Biết bao chàng trai phải ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của cô.

Tuy nhận được nhiều “lời mời” của những tay chơi giàu có nhưng cô chẳng màng.

Chuyện đời tư của Thẩm Thúy Hằng là đề tài hấp dẫn với người ái mộ và báo giới. Ngày đó, rất nhiều bài báo đã “lục tung” đời sống riêng tư của cô.

Nào là Thẩm Thúy Hằng thích mặc quần áo hiệu nào? Thích ăn quán nào, món gì? Thẩm Thúy Hằng xuất hiện với ô tô hiệu gì?

Chính vì thế, cô luôn phải giữ hình ảnh của mình thật đẹp cả về nhân cách lẫn nhan sắc trước công chúng. Lúc nào Thẩm Thúy Hằng cũng xuất hiện “kín cổng, cao tường”. Có lẽ đây cũng chính là một trong những lý do người đẹp càng được các chàng ái mộ và theo đuổi.

Chấp nhận “kìm cương” bởi người chồng quyền lực của Thẩm Thúy Hằng

Năm 1959, theo sự sắp xếp của mẹ và các anh, cô kết hôn với một người đàn ông lớn hơn mình 2 tuổi. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân tan vỡ sau 5 năm, dù 2 người đã có chung 1 đứa con (sinh năm 1961).

Nhiều người nói rằng vì người chồng không thể “kìm chân” được người đàn bà tài sắc này nên mâu thuẫn vợ chồng Thúy Hằng ngày càng tăng. Ly hôn là điều tất yếu.

Năm 1968, cô gặp ông Tony Nguyễn Xuân Oánh, một Tiến sĩ Kinh tế lớn hơn bà 20 tuổi, từng làm Thống đốc Ngân hàng rồi Phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế Đại học Harvard năm 1954.

Lần đầu tiên gặp Thúy Hằng, Xuân Oánh đã bị vẻ đẹp của cô làm mụ mị. Sau một thời gian dài lấy lòng người đẹp, ông mới chinh phục được người đàn bà tài sắc vẹn toàn này. Chính ông là người giúp đỡ cô lập ra hãng phim Thẩm Thúy Hằng.

Năm 1970, bị khuất phục trước tài năng và quyền lực của Nguyễn Xuân Oánh, Thúy Hằng chính thức lên xe hoa lần thứ 2.

Thẩm Thúy Hằng và Nguyễn Xuân Oánh

Mọi người đều nhìn nhận rằng chính Nguyễn Xuân Oánh (lớn hơn Thẩm Thúy Hằng 20 tuổi) đã ảnh hưởng rất nhiều tới tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp của cô. Nhiều người kể lại rằng, vợ chồng cô rất hạnh phúc.

Kể từ sau vai diễn “Phồn Y” trong vở “Lôi Vũ” trên sân khấu kịch nói của đoàn Kim Cương, nghệ sĩ ưu tú Thẩm Thúy Hằng chính thức từ giã sân khấu, màn ảnh và các hoạt động nghệ thuật khác để lui về cuộc sống vị gia đình trên đường Cách Mạng Tháng Tám.

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh và Thẩm Thúy Hằng có bốn người con trai đều thành đạt, sinh sống và làm việc ở nước ngoài, thỉnh thoảng về thăm cha mẹ.

Những năm tháng cuối cùng này đối với một “Nữ hoàng nhan sắc” quả thật là tột cùng của sự đau khổ. Để che đi dấu vết thời gian trên gương mặt, Thúy Hằng đã lạm dụng mọi phương pháp cấy silicon để “níu kéo” sắc đẹp của mình. Hậu quả, cô đã trải qua rất nhiều cuộc giải phẫu lớn nhỏ và sử dụng phương pháp để chống chọi với sự tàn phá của hóa chất trong cơ thể.

Sau khi chồng ra đi ở tuổi 82, Thẩm Thúy Hằng tham gia những chuyến đi làm từ thiện xã hội trong màu áo nâu. Phần đời còn lại của mình, cô dành hết cho việc giúp đỡ người nghèo, cơ nhỡ trong xã hội.

Mọi vinh quang, hào nhoáng và rực rỡ ngày xưa mãi đọng trong ký ức người đời về một phụ nữ tài năng, xinh đẹp nhất miền Nam. Một nữ hoàng nhan sắc không ngai. Dẫu sao, dễ có mấy mỹ nhân xưa nay được nhiều hạnh phúc, gặt hái thành công trên đỉnh cao như Thẩm Thúy Hằng.

Theo Tú Linh (Trí Thức Trẻ)

Tags: thẩm thúy hằng
Share5322TweetPin
Next Post
Ca sĩ Kim Loan (Căn Nhà Ngoại Ô) lên tiếng về mối “oan tình” với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Ca sĩ Kim Loan (Căn Nhà Ngoại Ô) lên tiếng về mối "oan tình" với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Hai Sắc Hoa Tigon – Bài thơ bất tử đến từ trong sọt rác

Cuộc đời buồn của ca sĩ Dạ Hương – Một làn hương đã tan đi trong bóng đêm

Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy

Sự nghiệp ca hát của ca sĩ Băng Tâm – Người học trò của nhạc sĩ Duy Khánh và Nhật Ngân

Nghe lại 15 bản thu âm hay nhất của ca sĩ Thái Châu trước 1975

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh – Giọng ca ngọt ngào, da diết và sự tiếc nuối của người hâm mộ

TIỂU SỬ BÀI HÁT

“Buồn Ơi Chào Mi” (nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9) – Khi nỗi buồn trở thành người tri kỷ

Ca khúc “Mùa Thu Chết” (Phạm Duy) và và giọng hát Julie Quang tròn nửa thế kỷ trước

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn” (Du Tử Lê – Phạm Đình Chương) – Giai điệu buồn của những người Việt ly hương

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Mưa Hồng (Trịnh Công Sơn) – “Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” (Phạm Thiên Thư – Phạm Duy) – Ca khúc dành cho những mối tình học trò lặng lẽ

Câu chuyện cảm động đằng sau hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Cổ Hoài Lang”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ “bí hiểm” và gây khó hiểu trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh dương thiệu tước giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương le thu lê dinh lê minh bằng lê thương minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan nhạc tiền chiến phương dung phạm duy phạm thế mỹ phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thanh tuyền thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

Content Protection by DMCA.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Tức
  • Bàn tròn âm nhạc
    • Chân dung những tiếng hát
    • Ca từ trong nhạc xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Tiểu sử các bài hát
  • Nghệ sĩ
    • Nhạc sĩ
    • Ca sĩ
  • Nhạc Tờ
  • Saigon Xưa

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.