ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Chiều Hạ Vàng” và giọng hát Bảo Yến – Ký ức đã xa của một thế hệ

2021/02/27
in Cảm xúc âm nhạc
Ca khúc “Chiều Hạ Vàng” và giọng hát Bảo Yến – Ký ức đã xa của một thế hệ

Những năm 80 của thế kỷ trước, sự xuất hiện của giọng ca Bảo Yến tựa như một cơn địa chấn trong làng nhạc. Trong từng ngóc ngách của khắp mọi miền Việt Nam, từ Trung, Nam Bắc, đâu đâu cũng nghe tiếng ca của cô văng vẳng.

Ai đã từng nghe Bảo Yến hát thì sẽ không ngạc nhiên tại sao giọng hát của cô lại có sức hút lớn như vậy. Đó quả thực là một giọng hát độc đáo, hiếm có khó tìm trong muôn vàn giọng hát một màu của âm nhạc Việt. Tiếc rằng nhiệt huyết cống hiến cho sân khấu âm nhạc của Bảo Yến đã sớm lụi tàn chỉ sau gần 10 năm hoạt động âm nhạc.  Sự trở lại của Bảo Yến sau này cũng chỉ ở mức cầm chừng và mang tính chất giao lưu nhiều hơn.

Nhưng dù bặt tăm rất nhiều năm trong âm nhạc, trong lòng những người hâm mộ, cái tên Bảo Yến vẫn thấp thoáng đâu đó như một tượng đài không thể thay thế. Bảo Yến có lối hát bolero rất đặc trưng nghiêng về kiểu giọng Trung Bộ, với quãng giọng vang rộng tự nhiên, sắc nét, khoan thai nhưng không kém phần mùi mẫn, da diết, ngọt ngào.

Nhắc đến Bảo Yến, không thể không nhắc đến nhạc phẩm Chiều Hạ Vàng. Ca khúc được viết bởi một nhạc sĩ không mấy tên tuổi, không có nhiều sáng tác nhưng như một mối duyên, lại bất ngờ được tiếng hát Bảo Yến đưa đi rất xa, có lẽ vượt xa cả kỳ vọng của chính tác giả là nhạc sĩ Nguyễn Bá Nghiêm.


Click để nghe Bảo Yến hát Chiều Hạ Vàng

Em hát đi
Ru mây hạ về
Hạ trắng lang thang miên man tình buồn
Dòng sông này lá hát trên cây
Mây trôi trôi chim ngủ đồi nhớ 

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Ca khúc “Thương Tình Ca” và chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy: “Nhịp chân êm êm thánh thót, đừng cho trăng tan dưới gót…”

Những giai điệu buồn vương man mác đưa người nghe chìm sâu trong dòng tâm sự của những buổi chiều mùa hạ. Không biết đã bao nhiêu mùa hạ đến rồi lại đi theo vòng quay của thời gian, chỉ biết rằng cứ mỗi khi hạ về lại có người đứng bên “dòng sông” vắng, để mặc cho dòng tâm trạng lang thang chìm trôi vào miền nhớ. Trong chúng ta, hẳn ai cũng có những mối tình mùa hạ tươi trẻ, nồng say, chói chang, rực rỡ. Những mối tình ấy như những đặc ân mà tạo hoá dành riêng cho tuổi trẻ, để rồi khi đến một độ tuổi nào đó, ngồi nhìn lại những mùa hạ cũ, sẽ không tránh khỏi cảm giác bâng khuâng, hoài nhớ:

Em hát đi
Lênh đênh giọt buồn
Hoài mãi trong ta bơ vơ chiều về
Dòng sông này nhớ mãi em ca
Nhìn hạ về cây lá rưng buồn 

Em hát đi
Ru ngủ giấc chiều nay
Mây bay bay mơ tiếng ca trên đồi
Chiều hạ về nhớ áng mây trôi
Lá trên cây hong con nắng mơ màng 

Ai đó đã nói rằng, nếu như thanh xuân là một cơn mưa rào thì cho dù có bị cảm vẫn muốn quay lại để được ướt thêm một lần nữa. Bởi những dấu ấn về nó sẽ luôn “hoài mãi trong ta”, sẽ mãi là những khúc ca tươi đẹp nhất trong đời người.

“Em hát đi.. Em hát đi… Em hát đi”, những ca từ lặp đi lặp lại khắc khoải, rưng rưng như một sự khẩn nài, nguyện xin được trở lại những ngày xưa để lại được nghe giọng hát em, để được sống lại những mùa hạ xưa cũ, để tắm mát thanh xuân và để xua đi những miên man tình buồn, những lênh đênh, bơ vơ vọng sâu trong tâm hồn. Nhưng làm gì có ai đảo ngược được thời gian, làm gì có cỗ máy thần kỳ nào đưa được người về quá khứ nên chỉ đành xin một giấc mơ để nghe lại “tiếng ca trên đồi”, để “lá trên cây” được hong chút ấm áp dù gì bằng “con nắng mơ màng”. 

Ta lắng nghe ngu ngơ hạ về
Hạ trắng bơ vơ ru em lời buồn
Chiều mây vàng nhớ tiếng em ca
Mây lang thang trong nắng hanh vàng 

Chiều Hạ Vàng rõ ràng là một tình khúc. Nhưng xuyên suốt ca khúc, chẳng có câu chuyện tình nào được kể, không trùng phùng cũng chẳng có chia ly, những cao trào xúc động lại càng không có. Toàn bộ ca khúc chỉ như một khúc tâm tình, sẻ chia dòng tâm trạng hoài nhớ mênh mang về những mùa hạ xa xưa trong ký ức của nhân vật trữ tình. Và cái sự miên man, bồi hồi, nhớ thương da diết đó đã được ca sĩ Bảo Yến khắc hoạ sắc nét bằng giọng hát trầm sâu mà như nức nở của mình.

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: bảo yến
ShareTweetPin

Xem bài khác

Tiểu sử ca sĩ Bảo Yến – Đỉnh cao của nhạc Việt trong nước thập niên 1980
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử ca sĩ Bảo Yến – Đỉnh cao của nhạc Việt trong nước thập niên 1980

Là một nữ ca sĩ thành danh sau năm 1975, cái tên Bảo Yến đã để lại một dấu ấn...

by admin
February 27, 2021
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Khánh Hà – Giọng hát quyến rũ của dòng nhạc trữ tình

Cuộc đời và sự nghiệp ca sĩ Khánh Hà - Giọng hát quyến rũ của dòng nhạc trữ tình

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh – Giọng ca ngọt ngào, da diết và sự tiếc nuối của người hâm mộ

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Thu của một thời

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Đêm Bơ Vơ” (nhạc sĩ Duy Khánh) – “Thương ai, đêm đợi đêm chờ…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tình Ca Người Đi Biển của nhạc sĩ Trường Hải

Bí ẩn câu chuyện “người trinh nữ tên Thi” trong 3 ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc: Đêm Buồn Tỉnh Lẻ (Bằng Giang – Tú Nhi) và dòng nhạc vàng đại chúng thập niên 60

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – “Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.