ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

“Chân Quê” của Nguyễn Bính – Từ thơ đến nhạc

2019/12/12
in Cảm xúc âm nhạc
“Chân Quê” của Nguyễn Bính – Từ thơ đến nhạc

Trong phong trào thơ mới 1930 – 1945, nhà thơ Nguyễn Bính có một vị trí riêng. Thơ ông vừa hiện đại, vừa truyền thống, mà thơ hiện đại rất hay, nhưng thơ truyền thống vẫn là nổi trội. Cùng viết về đồng quê, nhưng Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ… thiên về mô tả các bức tranh quê chân thực, còn Nguyễn Bính lại đi sâu diễn tả cái tình quê thấm đẫm hồn quê.

Chân Quê là một bài thơ tiêu biểu về cái hồn quê của Nguyễn Bính. Có thể coi Chân Quê là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn nghệ thuật của ông. Xuyên suốt quá trình sáng tác của mình, ông đã trung thành với tuyên ngôn đó.

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Ca khúc “Thương Tình Ca” và chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy: “Nhịp chân êm êm thánh thót, đừng cho trăng tan dưới gót…”


Nghe Quang Lê hát ca khúc Chân Quê phổ từ thơ Nguyễn Bính

Đọc bài thơ, hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương Tây xa lạ mà không được, cứ ám ảnh người đọc khôn nguôi. Tình yêu của trai gái quê vốn dản dị, gắn bó với những truyền thống thôn quê, từ lời ăn tiếng nói đến cách ăn mặc, lối sống của người quê. Người yêu đi tỉnh chơi, chàng trai bồn chồn mong đợi, chàng ra tận con đê đầu làng đón người yêu. Con đê là vật bảo vệ xóm làng, cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt của dân quê, là hình ảnh quen thuộc của thôn quê. Tâm trạng mong đợi, bồn chồn của chàng trai trong khung cảnh làng quê được nhấn mạnh ở từ “Đợi” và “mãi” :

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Nhưng chàng bất ngờ, ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng, người yêu trở thành như người xa lạ:

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi

Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những thứ xa lạ với thôn quê. Những sản phẩm của thành thị, đặc biệt cái khuy bấm bé nhỏ được sản xuất bằng máy móc tiêu biểu cho cách trang phục – lối sống thị thành, giữa khung cảnh làng quê bỗng trở nên xa lạ, kệch kỡm trước mắt chàng trai. Tuy vậy, đó cũng mới chỉ là sự thay đổi bên ngoài, cái đáng sợ hơn là sự thay đổi bên trong tâm hồn cô gái quê. Chỉ với từ rộn ràng, Nguyễn Bính đã thể hiện hết sức rõ ràng sự thay đổi không chỉ ở tiếng sột soạt của “khăn nhung, quần lĩnh” mà còn là sự thay đổi về mặt tinh thần của cô gái. Từ rộn ràng gợi cho người đọc hình ảnh cô gái đang sung sướng, hí hởn, thích thú với trang phục mới lạ của mình.

Chính cái sự thay đổi bên trong của người yêu làm chàng trai đau khổ. Cố nén lòng mình, chàng vẫn không thể dấu được thái độ trách móc người yêu, dù là trách móc nhẹ nhàng. “áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi” là lời than của chàng trai, cũng có thể hiểu là lời trách nhẹ nhàng đối với người yêu. Thường những người yêu nhau tự xưng với nhau là “em” và “anh”. Chàng trai dùng đại từ nhân xưng “tôi” với người yêu đã thể hiện rõ ý trách móc của mình. Chàng trai còn thể hiện sự trách móc, xót xa, đau khổ trước sự thay đổi của người yêu và sự nuối tiếc những nét đẹp thôn quê qua một “xeri” câu hỏi “Nào đâu”:

Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Chàng trai đã dùng yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen là những sản phẩm quen thuộc đặc trưng cho thôn quê để đối trọng lại những khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những trang phục biểu trưng của thành thị. Chàng trai cố níu giữ nét quê dù biết không thể được. Cái khuy bấm, cái khăn nhung, cái quần lĩnh nào có tội tình gì. Cái đáng trách là người dùng nó không phù hợp với hoàn cảnh. Một cô “tân thời” giữa những người dân quê dản dị không những không hoà đồng mà còn trở nên xa lạ, khó chấp nhận trước mắt dân quê, nhất là khi cô “tân thời” đó vốn là cô gái chân quê. Nhận thức rõ được điều đó, chàng bèn thay đổi thái độ, ứng xử phù hợp với thực tế. Từ xưng “tôi”, chàng trở lại xưng “anh” với người yêu. Điều đó đã thể hiện rõ quá trình “xuống thang” của chàng trai:

Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Câu “Như hôm em đi lễ chùa” dùng nhiều thanh bằng, đặc biệt từ “đi” – từ thứ tư câu lục thường là thanh trắc thì tác giả lại dùng thanh bằng, làm sắc thái tình cảm thay đổi rõ rệt, từ trách móc xuống van xin. Theo luật thơ lục bát, từ thứ tư câu lục và từ thứ tư câu bát luôn phải là thanh trắc và phải niêm với nhau. ở câu thơ này Nguyễn Bính lại dùng thanh bằng (chính xác là “thanh ngang”), nhưng khi đọc ta thấy nó rất tự nhiên và thú vị. Bằng bốn “thanh ngang”, một thanh bằng và một thanh trắc, Nguyễn Bính đã giữ cho câu thơ đảm bảo luật cân bằng thanh một cách tài tình, đem đến cho bạn đọc cảm xúc thẩm mỹ rõ rệt. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa thể thơ truyền thống và thơ mới, một sự phá cách – biến thể có hiệu quả cao.

Cách nói của chàng trai qua đoạn thơ này thật nhẹ nhàng, dè dặt, ý tứ, tế nhị, bộc lộ tình yêu tha thiết đến tội nghiệp, chân thành mộc mạc mà thấm thía của mình đối với người yêu. Cách nói ấy rất gần gũi với cách nói của ca dao.

Không dừng lại ở van xin người yêu hãy chiều mình, chàng trai còn nhắc nhở, khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống tốt đẹp, giữ lấy cái gốc nhân bản của quê hương mà cha ông đã tạo dựng lên:

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê.

Truyền thống tốt đẹp lâu đời, đạo lý dân tộc mà chàng trai viện dẫn để khuyên nhủ người yêu thật có sức thuyết phục đối với người xứ quê. “Hoa chanh nở giữa vườn chanh” là cách nói ẩn dụ, nhưng cũng thể hiện một quy luật tự nhiên khẳng định “Thày u mình với chúng mình chân quê”. Lối nói ấy gửi gắm thông điệp hãy biết quý trọng và gìn giữ truyền thống của cha ông, đừng để bị cám dỗ bởi lối sống xa lạ với dân tộc.

Bài thơ khép lại bằng hai câu:

Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

“Hôm qua” được láy lại nhấn mạnh chuyện đổi thay của cô gái đã là chuyện quá khứ, nhưng quá khứ ấy chưa xa, sự đổi thay đó diễn ra chỉ một lần đi tỉnh về càng làm chàng trai chua xót, đau khổ. “Hôm qua” ở đầu bài thơ là tâm trạng phấn khởi, háo hức, phấp phỏng mong đợi người yêu với tình cảm thiết tha, êm ấm. “Hôm qua” ở cuối bài lại là sự chua xót, đau khổ, nuối tiếc “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” ở người yêu. Hình ảnh ẩn dụ “Hương đồng gió nội” thể hiện cái tình quê, hồn quê khá sắc nét, là một cảm xúc tiêu biểu trong hồn thơ Nguyễn Bính.

Bài thơ chất chứa niềm lo âu, băn khoăn, day dứt và dự cảm về những đổi thay nhanh chóng đến đáng sợ của những gì vốn mang đậm bản sắc quê hương, dân tộc. Cả bài thơ được cấu tạo theo nhịp đi 2/2 đều đều, nhịp nhàng, dàn trải thể hiện các cung bậc tình cảm khác nhau mà thuỷ chung, thì câu “Thày u mình với chúng mình chân quê” bỗng đổi nhịp 3/3/2 giống như một sự “đảo phách” đã tạo lên hiệu quả có sức nặng khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân quê. Hãy giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của cha ông, dân tộc là lời nhắn gửi của tác giả qua bài Chân quê, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Nguồn: Trần Mỹ Giống

Share1873TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Làng túc cầu Sài Gòn xưa và ký ức về Huyền Vũ – bình luận viên trực tiếp truyền thanh trước 75

Làng túc cầu Sài Gòn xưa và ký ức về Huyền Vũ - bình luận viên trực tiếp truyền thanh trước 75

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Những bài hát thiếu nhi quen thuộc ở miền Nam trước 1975

Nhạc sĩ Nguyễn Đức và những nàng ca sĩ “tên Phương”: Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm…

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Nhạc sĩ Tuấn Hải và ca khúc “Phượng Buồn”: Anh đến với em vào một ngày trời đẹp nắng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Vũ

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bài Không Tên Số 5” (Vũ Thành An) – Hãy cố yêu người mà sống, lâu rồi đời mình cũng qua

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Đông” (Nguyễn Văn Thương) – Ca khúc bất tử có tuổi đời hơn 80 năm

Nhớ về tiếng rao gánh hàng rong Sài Gòn ngày xưa qua ca khúc “Vọng Tiếng Rao Khuya” của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975)

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chờ Người” – Mối tình mộng tưởng và tuyệt vọng của nhạc sĩ Lam Phương

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hoa Tím Người Xưa” của nhạc sĩ Thanh Sơn – “Rồi chiều nay lá khô rơi đầy…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.