ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Tin Tức

Chân dung Trịnh Công Sơn và những “người tình âm nhạc”

2020/04/02
in Tin Tức
Chân dung Trịnh Công Sơn và những “người tình âm nhạc”

Họa sĩ Lê Sa Long mở triển lãm tranh online “Lời Thiên Thu Gọi” để kỷ niệm 19 năm ngày mất Trịnh Công Sơn, dưới sự tư vấn của ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh (em gái cố nhạc sĩ). Triển lãm gồm 32 tác phẩm vẽ bằng sơn dầu, màu nước… Chương trình được chia làm ba phần theo từng chủ đề: chân dung độc thoại của Trịnh Công Sơn, các “nàng thơ” của cố nhạc sĩ, những đồng nghiệp tâm giao của ông (nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhà văn Nguyễn Tuân).


Trịnh Công Sơn bên Dao Ánh – mối tình sâu đậm thuở thanh xuân. Chuyện tình của họ nảy nở qua những lá thư, bắt đầu từ năm 1964. Khi đó, cô là nữ sinh 15 tuổi ở Huế, ngưỡng mộ Trịnh Công Sơn từ nhỏ, còn ông lúc ấy 24 tuổi.

Chân dung thuở đôi mươi của Dao Ánh. Trong 37 năm từ khi gặp Dao Ánh đến cuối đời, Trịnh Công Sơn đã viết hơn 300 lá thư cho bà. Ông viết nhiều nhất từ năm 1964 đến 1967, khi ông ở Bảo Lộc. Những bức thư này được bà công bố vào năm 2011, sau đó được phát hành thành sách với tên “Thư tình gửi một người” (Nhà xuất bản Trẻ).

Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhiều ca khúc tặng Dao Ánh như “Mưa Hồng”, “Còn Tuổi Nào Cho Em”, “Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng”, “Lời Buồn Thánh”…

Xem bài khác

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Vĩnh biệt nhạc sĩ Vinh Sử

Trước Dao Ánh, Trịnh Công Sơn say mê Ngô Vũ Bích Diễm – chị ruột của cô, dù mối tình này không sâu đậm bằng. Ông từng sáng tác tặng Bích Diễm ca khúc “Diễm Xưa”.

Trịnh Công Sơn bên bức chân dung ông vẽ Michiko Yoshii – cô gái Nhật ông suýt nên duyên, nhưng đám cưới bị hủy. Bộ phim điện ảnh nhắc về chuyện tình hai người dự kiến ra rạp vào ngày 1/4/2021 – nhân 20 năm ngày mất của ông.

Chân dung Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thời trẻ bên hình ảnh cả hai biểu diễn năm 1967 ở Quán Văn – quán cà phê sau lưng Đại học Văn khoa Sài Gòn. Từ đây, tiếng hát Khánh Ly – qua chùm ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn – được đông đảo giới sinh viên, học sinh Sài Gòn biết đến.

Trịnh Công Sơn hội ngộ Khánh Ly năm 1992, sau khi bà sang Mỹ định cư. Theo thời gian, hai người dần trở thành tri kỷ trong âm nhạc và đời sống. Ngày ấy, nhiều tin đồn họ có tình cảm với nhau. Tuy vậy, nhạc sĩ giải thích ngắn gọn: “Tôi và Khánh Ly chỉ là hai người bạn. Thương nhau vô cùng, trên tình bạn”.

Ngoài Khánh Ly, danh ca Thanh Thúy là một “nàng thơ” của Trịnh Công Sơn. Bà là một trong những giọng ca đầu tiên hát nhạc Trịnh. Lúc trọ học tại Sài Gòn, tình cờ, Trịnh Công Sơn được nghe tiếng hát của Thanh Thúy – khi đó mới 16 tuổi. Dáng dấp mảnh mai, mái tóc dài cùng giọng ca trầm buồn, bà để lại cho ông ấn tượng sâu đậm. Khi biết gia cảnh khó khăn của Thanh Thúy lúc đó, ông viết tặng bà ca khúc “Ướt Mi”.

Danh ca Nhật Bản Tokiko Kato từng thể hiện bài “Diễm Xưa” và “Ngủ Đi Con” bằng tiếng Nhật, được công chúng Nhật yêu thích. Nhạc phẩm “Diễm Xưa” cũng từng được Khánh Ly phát hành tại Nhật Bản. Với bài “Ngủ Đi Con” cũng qua tiếng hát Khánh Ly, năm 1972, Trịnh Công Sơn đoạt giải thưởng Đĩa vàng (phát hành trên hai triệu đĩa). Năm 1997, vì mến mộ ca khúc “Diễm Xưa”, bà qua Việt Nam tìm gặp nhạc sĩ. Năm 2019, bà trở lại Việt Nam tham gia đêm nhạc tưởng niệm Trịnh Công Sơn do gia đình ông tổ chức.

Bức “Biển Nghìn Thu Ở Lại” – đặt theo tên ca khúc của Trịnh Công Sơn. Nhiều nhạc phẩm của ông lấy cảm hứng về biển. Trịnh Vĩnh Trinh kể ngày trước, có lần bà theo anh ra Nha Trang. Khi ngồi bên bờ biển cuộn sóng, không sẵn giấy bút, ông lấy mẩu gói thuốc lá nguệch ngoạc khuông nhạc. Mấy tháng sau, nhạc phẩm ra đời. Ca khúc này được ca sĩ Quang Dũng hát lần đầu năm 2001.

Triển lãm “Lời thiên thu gọi” dự kiến mở tại Quy Nhơn (Bình Định) lẫn TP HCM cuối năm 2020, sau khi tượng chân dung về ông được khánh thành.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Đăk Lăk, mất ngày 1/4/2001. Ông để lại hơn 600 ca khúc, trong đó khoảng 236 bài hát được phổ biến. Nhạc Trịnh Công Sơn vừa thấm đẫm chất triết lý, nhân văn, vừa hồn hậu, nồng nàn, là tình yêu lớn dành cho con người, quê hương Việt Nam và ca ngợi hòa bình. Tác phẩm của ông được các ca sĩ nhiều thế hệ trình bày, nhưng phổ biến nhất là qua chất giọng Khánh Ly.

Nguồn: Mai Nhật (ảnh: Lê Sa Long) – VnExpress.net

 

Tags: trịnh công sơn
Share848TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh
Bàn Tròn Âm Nhạc

Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh

Phải đến tận 10 năm sau ngày mất của cố nhạc sĩ họ Trịnh, đông đảo công chúng hâm mộ...

by admin
March 25, 2022
Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng
Xuất xứ bài hát

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. (Trịnh Công Sơn -...

by admin
March 9, 2022
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Có Những Con Đường” – Sự tái hiện của những con đường giới nghiêm sau 50 năm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc “Có Những Con Đường” – Sự tái hiện của những con đường giới nghiêm sau 50 năm

Trong gia tài hàng trăm bài nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở cả 3 chủ đề...

by admin
September 12, 2021
Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
Cảm xúc âm nhạc

Trịnh Công Sơn và ca khúc “Em Đi Bỏ Lại Con Đường” – Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi

Có những lần ở một mình trong căn nhà vắng bóng người thân yêu, mới cảm thấy buồn bã và...

by admin
August 25, 2021
Next Post
Mía ghim – Ngọt ngào hương vị của tuổi thơ

Mía ghim - Ngọt ngào hương vị của tuổi thơ

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Tiểu sử ca sĩ hải ngoại Thế Sơn

Đôi nét về nữ ca sĩ Tuyết Mai thập niên 1950 và mối tình với ca sĩ Duy Khánh

Cuộc đời và sự nghiệp của Hùng Lân – Nhạc sĩ của những bài hùng ca Việt Nam

Ý nghĩa của bài thơ Động Hoa Vàng (Phạm Thiên Thư) – Rằng xưa có gã từ quan…

Nghe lại giọng hát Trường Hải qua những ca khúc quen thuộc thu âm trước 1975

Xuất xứ của ca khúc “Người Tình Mùa Đông” – Ca khúc làm nên tên tuổi Như Quỳnh năm 1994

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh và hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc bất tử: “Nỗi Lòng” và “Chiều Vàng”

Ca khúc “Thương Tình Ca” và chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy: “Nhịp chân êm êm thánh thót, đừng cho trăng tan dưới gót…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Kiếp Cầm Ca” – Nhạc sĩ Huỳnh Anh và mối tình nghệ sĩ dành cho “nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga

Ca khúc “Mùa Thu Chết” (Phạm Duy) và và giọng hát Julie Quang tròn nửa thế kỷ trước

Nhạc sĩ Thăng Long và hoàn cảnh sáng tác Quen Nhau Trên Đường Về – “Chiều nay có phải anh ra miền Trung…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hoa Tím Người Xưa” của nhạc sĩ Thanh Sơn – “Rồi chiều nay lá khô rơi đầy…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.