ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

“Cây Đàn Bỏ Quên” của nhạc sĩ Phạm Duy và niềm thắc mắc cả một đời: “yêu tôi hay yêu đàn?”

2020/12/07
in Cảm xúc âm nhạc
“Cây Đàn Bỏ Quên” của nhạc sĩ Phạm Duy và niềm thắc mắc cả một đời: “yêu tôi hay yêu đàn?”

Ca khúc Cây Đàn Bỏ Quên được sáng tác vào khoảng giữa thập niên 1940, là một trong những ca khúc được sáng tác vào thời gian đầu của sự nghiệp đồ sộ của nhạc sĩ Phạm Duy. Lúc sinh thời ông từng chia sẻ về ca khúc này:

“Tôi làm bài hát Cây Đàn Bỏ Quên từ lúc mười tám đôi mươi tuổi. Lúc đó tôi tham lắm, đã được người yêu tặng một bông hoa, để bông hoa ấy trên cây đàn. Nhưng rồi tôi tự hỏi cô ấy yêu cây đàn hay yêu tôi? Bây giờ tôi già rồi nên chắc tôi không cần phải tự hỏi nữa. Cô đó cách đây cũng 70 năm rồi, chắc đã yêu cây đàn và yêu cả người già này nữa”.

Hôm xưa tôi đến nhà em
Ra về mới nhớ rằng quên cây đàn
Đêm khuya thao thức mơ màng
Chờ mai tìm đến cô nàng ngây thơ…


Click để nghe Elvis Phương hát Cây Đàn Bỏ Quên trước 1975

Mọi người yêu ca khúc Cây Đàn Bỏ Quên, ai cũng lấy làm thích thú trước việc bỏ quên lại cây đàn, vì nhạc sĩ cùng cây đàn là “vật bất ly thân” mà khi mang đến đến nhà người yêu, lúc ra về lại để quên lại cây đàn thường như hình với bóng một bên mình. Đó là vì tính nghệ sĩ đãng trí thường hay là quên thật, hay là chàng nhạc sĩ cố tình quên cây đàn để có cớ trở lại thêm lần nữa? Dù là lý do nào cũng đều dễ thương và thú vị cả.

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Bỏ quên cây đàn để rồi mong cho mau đến ngày trở lại nhà em: “Đêm khuya thao thức mơ màng- Chờ mai tìm đến cô nàng ngây thơ”. Tâm tình của chàng trai đang yêu thao thức trông chờ mơ màng đến bóng dáng người yêu, làm cho người nghe nhạc cảm thông được nỗi mong chờ của người bỏ quên cây đàn, trông mong gặp lại cô gái hơn là gặp lại cây đàn.

Hôm sau tôi đến nhà em
Cây đàn nằm đó nhưng em đâu rồi?
Bông hoa trên phím tươi cười
Người tiên tặng đoá hoa đời xinh xinh

Suốt đêm thao thức mơ màng để rồi hôm sau đến thì không gặp được em: “Cây đàn nằm đó nhưng em đâu rồi”. Suốt cả bài hát không cho biết em đi đâu, chỉ biết là chàng trai tìm đến nhà không gặp em nữa mà chỉ thấy bông hoa của cô nàng để trên cây đàn của mình. Cây đàn còn đó, tiếng hát lời ca mới đây thôi như còn vương vấn lại mà em đâu rồi?

Bông hoa người tặng trên phím còn tươi, còn nằm trên phím đàn thay cho biết bao lời mà “người tiên” chưa nói. “Người tiên” có thể là người con gái đẹp như tiên, hoặc là cô tiên ở trên trời xuống trần gian, tặng cho chàng trai “đóa hoa đời xinh xinh” đẹp tươi rồi lặng lẽ biến mất như chuyện trong cổ tích…

Tôi nâng niu cây đàn, tình tang
Đem về say đắm, tôi nâng niu hoa tàn, tình tang
Khi bông hoa úa vàng, tình tang
Lòng tôi vấn vương, nhớ người hay nhớ hương? tình tang

Tôi nâng niu cây đàn như nâng niu dư âm của người yêu để lại, cây đàn bây giờ không chỉ đơn thuần gảy lên những âm bản tình ca như trước nữa, vì cây đàn từ hôm qua đã vấn vương dư hương hình bóng của người đẹp. Tôi đem đàn về mà say đắm nhớ nhung, nhìn đàn và hoa mà nhớ nhung người trong mộng, nâng niu cánh hoa tàn úa mà tình hoa thì vẫn tinh khôi tươi tắn mãi.

Bông hoa úa vàng nhưng lòng thì mãi vấn vương. “Nhớ người hay nhớ hương?” Bông hoa úa vàng nhưng hương của cành hoa như hương ngày cũ mãi còn, cho lòng tự hỏi: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ – Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?”

Người đã đâu rồi, cánh hoa em tặng còn đây một đóa hoa đời, một tình hoa bi ai mộng mị mà thắm thiết mãi trong lòng.

Đàn ôi, thôi cứ lên tiếng than
Hay cứ reo nỗi hoan
Trên đường lên viễn phương

Người ôi  Tôi thường hay muốn biết
Với tình hoa thắm thiết
Yêu tôi hay yêu đàn?
Yêu tôi hay yêu đàn?

Giờ đây chỉ còn đây cánh hoa tàn và cây đàn đã từng tỏ tình mong nhớ ngày bên nhau. Bây giờ chỉ còn mỗi cây đàn và “tình hoa thắm thiết” mà người đã gửi lại. Đàn ôi, thôi cứ than lời tình ca dang dở hay cứ reo lên nỗi hoan ca từ ngày mình gặp nhau. Để “trên đường lên viễn phương”, người trai sông hồ sẽ ôm ấp niềm vui nỗi buồn này mãi để viết lên những bản tình ca dâng tặng cho người và đời.


Click để nghe Duy Trác hát trước 1975

Nhạc sĩ Phạm Duy cho biết ông sáng tác bài này tại Bà Rịa, khi đang trên hành trình thiên lý theo gánh hát Đức Huy, khi mới ở lứa tuổi đôi mươi. Vì vậy sau khi tạm ghé lại thì phải lên đường viễn phương, vĩnh viễn để lại sau lưng câu chuyện giữa hoa và đàn, mà lòng người cứ liên tục lặp lại câu hỏi rằng người yêu tôi hay yêu tiếng đàn của tôi? Cho đến cuối đời, nhạc sĩ mới tự trả lời được có lẽ là em yêu cả hai. Yêu thì yêu vậy nhưng vì lý do nào đó mà người con gái đã không đáp lại tình yêu của người nghệ sĩ, để bài hát mãi vấn vương người nghe nhạc, cảm xúc về một chuyện tình có đó rồi nhưng rồi lại không. Người đến rồi đi qua đời tôi như một giấc mộng liêu trai, thầm gửi lại đóa hoa đời tỏa hương mãi mãi.

Bài: Trương Đình Tuấn
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm duy
ShareTweetPin

Xem bài khác

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn của thi đàn miền Nam từ thập niên...

by admin
October 11, 2022
Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm

Vào thuở đầu tân nhạc, Trung Thu và trăng rằm là một trong những chủ đề được các nhạc sĩ...

by admin
September 8, 2022
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50

Tiếp nối 2 phần trước, ghi lại những câu chuyện về bài nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy,...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Với thơ của Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy có 4 ca khúc nổi tiếng và được yêu thích...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình...

by admin
October 5, 2021
Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Năm 1994, ca sĩ Tuấn Ngọc trở thành con rể của nhạc si Phạm Duy sau khi cưới ca sĩ...

by admin
October 4, 2021
Next Post
Ý nghĩa của ca khúc “Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ” (Trịnh Công Sơn) – “Vì em đã mang lời khấn nhỏ, bỏ tôi đứng bên đời kia…”

Ý nghĩa của ca khúc "Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ" (Trịnh Công Sơn) - "Vì em đã mang lời khấn nhỏ, bỏ tôi đứng bên đời kia..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Hoàng Oanh – Một đời âm nhạc (Phần 1 – 2: Tiếng hát và kỷ niệm)

Những ca khúc viết về MẸ nổi tiếng nhất được sáng tác trước năm 1975

Sự cuốn hút của âm nhạc Lê Uyên Phương

Băng nhạc “Tiếng Hát Thanh Tuyền 1” – Băng nhạc ăn khách nhất trước 1975

Hoàn cảnh sáng tác chùm ca khúc “Nhớ Người Yêu” của nhạc sĩ Giao Tiên

Đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ Trần Quang Lộc (1949-2020) – Tác giả Về Đây Nghe Em, Cho Tôi Lại Từ Đầu…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Em Về Miệt Thứ” của nhạc sĩ Hà Phương – “Miệt Thứ” là ở đâu?

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Chuyện tình nhạc sĩ Quốc Dũng – Bảo Yến và hoàn cảnh sáng tác “Bài Ca Tết Cho Em” (nhạc sĩ Quốc Dũng)

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông) – “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?”

Thành phố buồn

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.