ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những “nhạc sư” trong làng nghệ thuật Việt Nam

2021/01/09
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Câu chuyện về những “nhạc sư” trong làng nghệ thuật Việt Nam

Vào đầu năm 2021, một bậc tiền bối của làng nghệ thuật Việt Nam – nhạc sư Vĩnh Bảo – đã qua đời ở tuổi 104, để lại tiếc thương cho rất nhiều người, đặc biệt là những thế hệ nghệ sĩ đã từng được nhạc sư Vĩnh Bảo chỉ dẫn, cùng với những khán giả yêu mến cổ nhạc.

Tiếng đàn của cụ Vĩnh Bảo cho đến nay vẫn được xem là độc nhất vô nhị, được gói gọn chỉ trong 4 chữ nhưng lột tả đầy đủ ý tứ để diễn tả tiếng đàn lẫn cốt cách của một tài năng: tinh tường, tinh tế. Cách sống nhẹ nhàng, thanh tao của ông đã vận vào tiếng đàn làm nên những âm thanh làm say lòng người.

Nhiều người đã thắc mắc rằng vì sao gọi cụ Vĩnh Bảo là “nhạc sư”?

Không có quy định cụ thể như thế nào thì sẽ được gọi bằng danh hiệu “nhạc sư”, và từ trước đến nay cũng có rất ít nghệ sĩ được gọi bằng danh hiệu này. Ngoài cụ Vĩnh Bảo thì hình như chỉ còn có 2 nghệ sĩ trong lĩnh vực tân nhạc được gọi là “nhạc sư” – Đó là Lê Văn Thiện và Nghiêm Phú Phi – là 2 trong số những nhạc sĩ nổi tiếng nhất trong lĩnh vực hòa âm phối khí.

Vậy “nhạc sư” có nghĩa là gì?

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

“Nhạc sư”, nếu dịch sát nghĩa thì là “thầy dạy nhạc”, cũng giống như “võ sư” là thầy dạy võ. Tuy nhiên đối với cụ Vĩnh Bảo, thì “sư” ở đây cũng có thể hiểu là 1 master, bậc tiền bối, sư phụ về nhạc có trình độ cao hiếm thấy. Cụ Vĩnh Bảo cũng là thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ trình diễn nhạc cụ cổ nhạc.

Tuy nhiên, không phải là nhạc sĩ nào dạy nhạc thì cũng gọi là “nhạc sư”. Ví dụ như bộ 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng mở lớp dạy nhạc một thời gian dài, đào tạo ra nhiều ca sĩ nổi tiếng, nhưng không được gọi là “nhạc sư”, dù họ đều rất tài năng. Như vậy, việc được gọi là “nhạc sư” không có một quy định cụ thể nào. Rất có thể là chỉ những nhạc sĩ có am hiểu sâu rộng về âm nhạc thì mới vinh dự được gọi bằng danh hiệu này. Như trường hợp Giáo sư – nhạc sĩ Trần Văn Khê, cũng là một người nghiên cứu rất sâu về âm nhạc Việt Nam tự cổ chí kim, đồng thời cũng là thầy dạy của nhiều thế hệ nghệ sĩ, nhưng người ta không gọi ông là “nhạc sư”, là bởi trong cụm danh từ “Giáo sư – nhạc sĩ” đã mang hàm ý đó rồi.

Nhạc sĩ Lê Văn Thiện và những băng dĩa nhạc mà ông đã hòa âm

Nếu như nhạc sư Vĩnh Bảo chuyên về nhạc cổ truyền Nam Bộ, thì ở miền trung có nhạc sư Nguyễn Hữu Ba, là nhà nghiên cứu cổ nhạc và là bậc nhạc sư về ngành cổ nhạc Việt Nam, bút hiệu Đạo Tâm, quê làng Đạo Đầu, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Thuở nhỏ ông học ở Huế, đến năm 8 tuổi bắt đầu học đàn. Năm 16 tuổi (1930), ông đã hoà nhạc cổ truyền vào dĩa hat Beka của Đức phát hành rộng rãi tại Việt Nam thời đó. Năm 1932, ông lại áp dụng hệ thống ký âm pháp Tây phương vào cổ nhạc Việt Nam được giới âm nhạc tại Huế rất tán thưởng.

Năm 1938 ông đoạt giải nhất đàn nhị huyền tại Hội chợ Huế.Năm 1940, ông viết cuốn “Tự học đàn nguyệt”, sau đó tiếp tục nghiên cứu và từng bước hoàn chỉnh ký âm pháp Việt Nam.

Năm 1938, ông đậu Thủ khoa về đàn nhị, được triều đình Huế tặng thưởng Huy chương Long Bội Tinh và vinh tặng Hàn Lâm viện Đãi chiếu vào năm 1950.

Là một người yêu nước, ông có ca khúc Thu Khói Lửa cổ vũ tinh thần chống Pháp:


Click để nghe song ca Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết hát Thu Khói Lửa

Một trường hợp khác là “nhạc sư” Lê Văn Thiện, là một trong những nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất Việt Nam với số lượng bài hát nhiều kỷ lục.

Trước năm 1975, nhạc sĩ Lê Văn Thiện là trưởng ban của nhiều ban nhạc, từ đài phát thanh, truyền hình cho đến các phòng trà. Ông đã soạn hòa âm cho gần hết các trung tâm băng nhạc như Shotguns, Asia Sóng Nhạc, Thương Ca, Hương Quê, Trường Sơn, Diễm Ca, Nhã Ca, Họa Mi, Hoàng Oanh…

Sau 1975, sau khi sang đến Mỹ đầu thập niên 1980, ông đã hòa âm cho hầu hết các trung tâm lớn nhất ở hải ngoại là Làng Văn, Giáng Ngọc, Diễm Xưa, Thanh Thúy, Thanh Lan, Asia…

Chỉ trong vòng hơn 20 năm, nhạc sĩ Lê Văn Thiện đã hòa âm cho hơn một ngàn cuốn băng/CD ở hải ngoại, chưa kể các loại băng dĩa trước 1975. Đó là một kỷ lục chưa từng có của thế giới.

Trong nhiều bài viết, người ta gọi Lê Văn Thiện là nhạc sư. Ngoài ý nghĩa là một “master” về nhạc, danh hiệu này cũng có thể hàm ý nói rằng Lê Văn Thiện là thầy của nhiều ca sĩ nổi tiếng, ví dụ như danh ca Thanh Thúy đã từng nói rằng cô gọi nhạc sĩ Lê Văn Thiện là thầy, có lẽ là vì trong những lúc thu âm, ông đã có chỉ dẫn thêm cho các ca sĩ về cách hát sao cho đúng và truyền cảm. Ngoài ra Lê Văn Thiện cũng là người đã phát hiện và đào tạo ca sĩ Dạ Hương từ lúc cô mới vừa bước chân vào lĩnh vực ca hát.

Nhạc sư Nghiêm Phú Phi

Một nghệ sĩ khác được vinh dự gọi bằng danh hiệu “nhạc sư” là nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi. Cũng giống như Lê Văn Thiện, cùng với nhạc sĩ Văn Phụng, Y Vân thì Nghiêm Phú Phi là 1 trong 4 nhạc sĩ hòa âm danh tiếng nhất của tân nhạc Việt Nam.

Nhiều người nghe nhạc Việt Nam không có thói quen để ý đến nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc. Khi nghe một bài nhạc yêu thích, chuyện đầu tiên là người ta tìm hiểu để biết tên ca sĩ. Tiếp theo mới đến tên ca khúc và sau cùng là tên người sáng tác. Chỉ có những người mong muốn tìm hiểu rất sâu về ca khúc thì mới đi tìm thông tin về hoàn cảnh sáng tác bài hát, và người hòa âm bản thu âm đó.

Nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc, tuy ít được nhắc tới nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sứ mạng mang ca khúc từ tay người sáng tác đến với đại chúng nghe nhạc.

Hòa âm cho một ca khúc tức là dùng âm thanh của các nhạc khí để khắc họa lại nội dung bài hát theo một bố cục nhất định. Để có được một bản hòa âm thành công cho một ca khúc, người nhạc sĩ hòa âm cần lĩnh hội được một số kiến thức nhất định về thanh nhạc và cá tính của từng nhạc khí. Nhưng ngần ấy thì chưa đủ. Người nhạc sĩ hòa âm còn cần một khả năng sáng tạo phong phú để mang những âm thanh của các nhạc khí hòa quyện với giai điệu của bài hát tạo thành một cấu trúc không thể tách rời để nâng giọng hát của người ca sĩ đang trình bày ca khúc lên một tầng cao mới và mang cảm xúc đến giới thưởng ngoạn một cách sâu lắng nhất, tuyệt vời nhất có thể.

Từ những lý do đó, những nhạc sĩ hòa âm tài năng như Lê Văn Thiện, Nghiêm Phú Phi, Văn Phụng phải là những người rất giỏi về nhạc lý, là một bậc “master” thực thụ. Đó là lý do mà nhiều người gọi họ là những “nhạc sư”.

Ngoài 2 nhà âm nhạc dân tọc học là Vĩnh Bảo, Nguyễn Hữu Ba và 2 nhạc sĩ hòa âm đại tài là Lê Văn Thiện và Nghiêm Phú Phi thường được gọi danh xưng nhạc sư, trong nền âm nhạc Việt Nam còn có nhạc sư Hùng Lân  tác giả những ca khúc hùng ca nổi tiếng như Khỏe Vì Nước, Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Tiếng Gọi Lên Đường, Rạng Đông…, Ngoài ra nhạc sĩ Hùng Lân còn là người khởi xướng dùng tiếng Việt để hát thánh ca và đặt lời Việt cho bài Silent Night nổi tiếng có tựa đề là Đêm Thánh Vô Cùng, với các lời hát quen thuộc với công chúng suốt hưn 70 năm qua:

“Đêm Thánh vô cùng, 
giây phút tưng bừng…”

Nhạc sĩ Hùng Lân cũng là một giáo sư âm nhạc nổi tiếng, là một trong những nhà sư phạm âm nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Ông cũng soạn ra nhiều sách dạy nhạc bằng tiếng Việt đầu tiên, với các bộ sách giáo khoa âm nhạc dạy ở trường phổ thông từ trước năm 1954. Vì vậy nên danh xưng “nhạc sư” hoàn toàn xứng đáng với nhạc sĩ Hùng Lân.

Bài: Đông Kha (nhacxua.vn)

 

ShareTweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Năm 2000, Như Quỳnh đã trải qua hơn 5 năm sự nghiệp ca nhạc ở hải ngoại. Quãng thời gian...

by admin
October 24, 2022
Next Post
Cảm nhận về ca khúc “Đám Cưới Đầu Xuân” (Trần Thiện Thanh) – “Cầu cho mùa xuân nồng nàn trên má em tôi đợi chờ…”

Cảm nhận về ca khúc "Đám Cưới Đầu Xuân" (Trần Thiện Thanh) - "Cầu cho mùa xuân nồng nàn trên má em tôi đợi chờ..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Hoàng Trọng – Vua Tango

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939-2001)

Nghe lại những bài hát quê hương hay nhất của nhạc sĩ Bắc Sơn

Nhạc sĩ Văn Cao và những ca khúc “thoát tục”: Thiên Thai, Suối Mơ

Bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy năm 1996

Nghệ sĩ Kim Hương – Người đầu tiên đóng vai Dương Vân Nga thay thế cho Thanh Nga

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác bài hát bất tử “Mùa Thu Không Trở Lại” của nhạc sĩ Phạm Trọng

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Lời Gọi Chân Mây” (Lê Uyên Phương) – Khi chim trời mỏi cánh nhung, muốn tìm về chiếc lồng êm thân ái

Ca khúc “Tiếng Dương Cầm” – Nhạc sĩ Văn Phụng và câu chuyện tình định mệnh với danh ca Châu Hà

Chuyện tình trong “Bài Không Tên Số 3” của nhạc sĩ Vũ Thành An: “Đời dài như tiếng kinh cầu…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Biển Tình” (Lam Phương) – “Biển xanh cát trắng sóng hòa nhịp ái ân…”

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.