ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Câu chuyện về bài hát Quê Hương (Giáp Văn Thạch – Đỗ Trung Quân) qua lời kể của tác giả: Quê hương là chùm khế ngọt…

2019/11/13
in Xuất xứ bài hát
Câu chuyện về bài hát Quê Hương (Giáp Văn Thạch – Đỗ Trung Quân) qua lời kể của tác giả: Quê hương là chùm khế ngọt…

Vào đầu thập niên 1990 khi bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” của nhà thơ Đỗ Trung Quân được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ thành bài hát nổi tiếng tên là Quê Hương, cho đến nay vẫn là bài hát tiêu biểu về tình quê hương đất nước:

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…

Từ trong cũng như ngoài nước, bài thơ, bài hát này đã khơi động mạnh mẽ tâm trạng nhớ quê của hàng triệu người Việt xa xứ, bởi lời thơ tưởng chừng bình dị nhưng lại rất khéo léo gợi tình quê hương qua hình ảnh quen thuộc của người mẹ Việt Nam.

Tuy nhiên bài thơ này của Đỗ Trung Quân cũng bị nhận không ít lời phê phán gay gắt, nhất là những người đang ở xa đất nước bởi câu cuối kết thúc của bài thơ. Người nghe thật sự bị hụt hẫng, khi đang trong tâm trạng bồi hồi với những hình ảnh quen thuộc thân thương trong ký ức, bỗng dưng ở cuối bài thơ có một lời nghiêm khắc vang lên như kết án những con người lưu lạc:

Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…

Chính tác giả của bài thơ này đã nói rằng câu cuối cùng đó không phải là của ông viết, mà là người khác đã thêm vào.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFA, nhà thơ Đỗ Trung Quân nói rằng bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” được đăng lần đầu trên báo Khăn Quàng Đỏ vào năm 1986, đề tặng bé Quỳnh Anh (là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh) khi đó mới một tuổi.

Khi bài thơ được đăng, người biên tập của tờ báo Khăn Quàng Đỏ lúc ấy là Việt Nga đã bỏ một vài đoạn và thêm vào một câu, chính là câu cuối cùng: Sẽ không lớn nổi thành người. Chính vì vậy, theo Đỗ Trung Quân, câu cuối cùng đó không phải là ông viết, mà kết thúc bài thơ được ông bỏ lửng như sau:

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…

Trong tập thơ Cỏ Hoa Cần Gặp năm 1991, Đỗ Trung Quân đã đăng lại nguyên tác bài thơ mà ông sáng tác (phiên bản không bị báo Khăn Quàng Đỏ chỉnh sửa) như sau:

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…

Khi sáng tác thành ca khúc Quê Hương, nhạc sĩ Giáp Văn Thạch lại phổ từ bài thơ phiên bản năm 1986, nên vẫn có câu cuối “Sẽ không lớn nổi thành người” như chúng ta vẫn thường được nghe.

Đỗ Trung Quân chia sẻ thêm về thời điểm sáng tác bài thơ. Lúc đó ông chơi thân với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Giai đoạn đó ai cũng nghèo, không có gì để làm quà cho con gái của bạn là bé Quỳnh Anh, nên Đỗ Trung Quân đã viết một bài thơ với thể thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đó là thơ 6 chữ, với những hình ảnh rất gần gũi: cây khế, cầu tre, con diều… để tặng cho cô bé 1 tuổi.

Tác giả bài thơ cho biết ông đã hình dung rằng sau này Quỳnh Anh lớn lên, nếu có đi khắp nơi thì những hình ảnh quê hương đất nước đó luôn mang theo bên mình.

Tuy nhiên sau đó, một cách vô tình, bài thơ đã mang một số phận đặc biệt, một “sứ mệnh chính trị” nằm ngoài ý muốn của tác giả.

Mời bạn nghe lại ca khúc Quê Hương qua tiếng hát Bảo Yến:


Click để nghe ca sĩ Bảo Yến hát

Lời nhạc:

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một Mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Share1727TweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Năm 2000, Như Quỳnh đã trải qua hơn 5 năm sự nghiệp ca nhạc ở hải ngoại. Quãng thời gian...

by admin
October 24, 2022
Next Post
Chuyện tình “Một Mùa Đông” của thi sĩ Lưu Trọng Lư: “Người em sầu mộng của muôn đời…”

Chuyện tình "Một Mùa Đông" của thi sĩ Lưu Trọng Lư: "Người em sầu mộng của muôn đời..."

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Phố Mùa Đông – Một ca khúc đặc biệt của Dalena

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt) – Tác giả của những ca khúc bất tử: Ai Về Sông Tương, Hoa Cài Mái Tóc…

“Loan Mắt Nhung” và dòng truyện – phim “xã hội đen” của Sài Gòn trước 1975

Nghe lại những bản thu âm trước 1975 hay nhất của danh ca Mai Hương

Tiếng hát Khánh Ly và dấu ấn trong lòng khán giả Nhật suốt hơn nửa thế kỷ

Tiểu sử ca sĩ Tâm Đoan – Giọng ca ngọt ngào của làng nhạc hải ngoại thập niên 2000

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Sự tích về “Lá Diêu Bông” trong thơ – nhạc, và mối tình “chị – em” của thi sĩ Hoàng Cầm

Hoàn cảnh sáng tác bài “Chuyến Tàu Hoàng Hôn” (Minh Kỳ & Hoài Linh): “Tà dương khuất trong sương là mỗi lần ngóng chờ…”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Mùa Thu Trong Mưa” (Trường Sa) – “Chiều mưa không có em…”

Hoàn cảnh sáng tác bài hát bất tử “Mùa Thu Không Trở Lại” của nhạc sĩ Phạm Trọng

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Nguyệt Ca (Trịnh Công Sơn) – “Từ trăng thôi là Nguyệt”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tình Em Biển Rộng Sông Dài (nhạc sĩ Thông Đạt) – “Hoà bình ơi, tình yêu em như sông biển rộng…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.