ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về bài hát ‘Không’ của Nguyễn Ánh 9 và diva người Đài Loan – Đặng Lệ Quân

2019/04/14
in Bàn Tròn Âm Nhạc, Xuất xứ bài hát
Câu chuyện về bài hát ‘Không’ của Nguyễn Ánh 9 và diva người Đài Loan – Đặng Lệ Quân

Nhắc tới diva hàng đầu châu Á Đặng Lệ Quân, phần lớn người hâm mộ sẽ nhớ ngay ca khúc “Ánh trăng nói hộ lòng tôi” – bài hát từng đưa tên tuổi và sự nghiệp của bà lên đỉnh cao tại châu Á và thế giới. Còn đối với nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Ánh 9, ấn tượng lớn nhất với diva Châu Á là một sáng tác của chính ông, ca khúc “Không”.

Tháng 2/1971 đến tháng 8/1972 ca sĩ Đặng Lệ Quân thực hiện chuyến lưu diễn vòng quanh châu Á qua các nước Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Bà đến Sài Gòn và ở hơn một tháng tại khách sạn Bắc Đạt từ ngày 24/7/1971 đến 24/8/1971. Tại đây ca sĩ Đặng Lệ Quân tham gia các buổi họp báo, biểu diễn, chụp ảnh lưu niệm và du lịch.

Bà biểu diễn ca khúc nhạc Việt lời Nhật “Anh”, một ca khúc được soạn dựa trên lời bài hát “Không” nổi tiếng, tác phẩm đầu tay của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.

Phải khẳng định rằng trong những ca sĩ từng hát nhạc Nguyễn Ánh 9 thì Đặng Lệ Quân là trường hợp rất đặc biệt. Không chỉ vì danh tiếng của một ngôi sao đẳng cấp quốc tế, bà và bài hát “Không” của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 còn có một mối lương duyên rất thú vị.


Nghe Đặng Lệ Quân hát bài Không bằng tiếng Nhật

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chưa bao giờ gặp Đặng Lệ Quân nhưng chính nữ diva hàng đầu Châu Á tìm đến nhạc phẩm của ông một cách rất tình cờ. Trong một chuyến lưu diễn tại Việt Nam, Đặng Lệ Quân đã bị những giai điệu quyến rũ của bài hát “Không” ca khúc đang đình đám tại Sài Gòn khi ấy chinh phục hoàn toàn.

Thế là ca sĩ Đặng Lệ Quân quyết định lựa chọn bản hit này của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 để trình diễn tại Sài Gòn như một cách giao lưu tinh tế và khôn ngoan với người hâm mộ Việt Nam khi ấy.

Sau khi kết thúc chuyến trình diễn tại Việt Nam, những giai điệu đẹp của bài hát “Không” vẫn có sức hút rất mãnh liệt đối với nữ danh ca Châu Á. Bà đã đặt lời tiếng Hoa và tiếng Nhật trên nền nhạc của bài hát và đi trình diễn khắp các nước và thu về những thành công vang dội.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thời trẻ

Có điều lạ là khi ca khúc “Không” cùng diva Đặng Lệ Quân biểu diễn tại khắp các sân khấu lớn tại Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản nhưng chủ nhân của ca khúc là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vẫn không hay biết điều gì.

Trong một lần tình cơ, chủ nhân ca khúc “Không” chỉ thực sự biết tới phiên bản tiếng Hoa và tiếng Nhật của mình khi gặp một vị khách người Nhật. Khi đó, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đang là một nhạc công chơi dương cầm tại một nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn. Vị khách Nhật đã yêu cầu ông chơi một bản nhạc ngoại quốc có tựa đề khá lạ tai. Vì lịch sự, ông đã yêu cầu vị khách hát thử một đoạn dạo đầu để xem liệu mình có biết để chơi được hay không, nhưng ngay khi nghe những nốt đầu tiên, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 quá bất ngờ khi gặp giai điệu của bài hát này quen thuộc quá.

Vị khách Nhật Bản hát được vài câu thì nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nhận ra ngay “đứa con tinh thần” của mình và lặng lẽ tiến về cây đàn dương cầm. Bản nhạc “Không” được ông chơi say sưa trước sự kinh ngạc của vị khách Nhật Bản. Tiếng đàn vừa dứt, vị khách Nhật không kìm chế được sự ngạc nhiên, tò mò hỏi ngay: – “Tại sao ông có thể chơi trọn vẹn cả một bản nhạc mà chỉ cần nghe một vài câu đầu tiên?”

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mỉm cười và lịch sự trả lời: – “Thưa ông, sự ngạc nhiên này của ông mới chỉ là một nửa thôi. Tôi xin trân trọng được giới thiệu, tôi chính là tác giả của ca khúc ấy!”

Chính sau lần gặp gỡ tình cờ ấy, người nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Ánh 9 mới biết được sự tồn tại của các phiên bản tiếng Trung, tiếng Nhật ca khúc “Không”. Ông từng chia sẻ: “Đối với tôi, bài hát của mình đến được với đông đảo người nghe, được khán giả yêu thích, đó đã là cái giá được trả lớn nhất rồi…”. Khi sau này, về giá, có người cắc cớ hỏi: “Liệu có bao giờ ông tính… kiện cô Đặng Lệ Quân để kiếm bồi thường?”.

Về sự ra đời ca khúc “Không”, trong một cuộc phỏng vấn, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trả lời: “Vào cuối năm 1969-1970 tôi có chuyến lưu diễn ở Pháp cùng đoàn nghệ sĩ trong nước, lúc ấy có Khánh Ly. Một đêm trời trở lạnh, tôi và Khánh Ly tản bộ, bất ngờ trong tôi loé lên dòng nhạc, tôi thử ngân nga một mình, Khánh Ly nghe thấy và bảo: “Hay lắm, anh hát tiếp đi…”. Thế là nhạc phẩm “Không” ra đời và được ca sĩ Elvis Phương thể hiện rất thành công”.

Ca khúc “Không” lời Nhật “Anata” sau này được ca sĩ Hồng Hạnh cover rất thành công. Tuy nhiên, cho đến nay, người yêu âm nhạc vẫn nhớ đến “Không” phiên bản tiếng Nhật, tiếng Hoa qua giọng ca diva hàng đầu châu Á, tài hoa mệnh bạc Đặng Lệ Quân.

Bên cạnh sự thành công rất lớn mang tầm châu lục của ca khúc “Không” thì nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Ánh 9 còn có nhiều ca khúc để lại dấu ấn lớn trong làng nhạc Việt, như “Ai đưa em về”, “Buồn ơi chào mi”, “Cô đơn”, “Tình khúc chiều mưa”, “Tình yêu đến trong giã từ”…

Diva hàng đầu châu Á Đặng Lệ Quân mất năm 1995, nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Ánh 9 mất 21 năm sau đó, còn ca khúc “Không” lời Hoa, lời Nhật và mối lương duyên với diva Đặng Lệ Quân thì vẫn sống mãi trong lòng người yêu âm nhạc trong và ngoài nước.

Theo Petrotimes

Tags: nguyễn ánh 9
Share1998TweetPin

Xem bài khác

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và “Buồn Ơi Chào Mi” – Khi nỗi buồn trở thành bạn tri kỷ
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và “Buồn Ơi Chào Mi” – Khi nỗi buồn trở thành bạn tri kỷ

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ra mắt ca khúc đầu tiên của sự nghiệp là "Không" vào năm 1970, dù...

by admin
April 14, 2020
Câu chuyện về bài hát “Không” của Nguyễn Ánh 9 và giọng hát diva Đài Loan – Đặng Lệ Quân
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về bài hát “Không” của Nguyễn Ánh 9 và giọng hát diva Đài Loan – Đặng Lệ Quân

Khi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã ngoài 60 tuổi, hàng đêm ông vẫn thường xuyên đệm đàn dương cầm...

by admin
April 14, 2020
Hoàn cảnh sáng tác bài “Không” (Nguyễn Ánh 9) – Nỗi day dứt về mối tình đầu khó quên…
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác bài “Không” (Nguyễn Ánh 9) – Nỗi day dứt về mối tình đầu khó quên…

Cách đây hơn nửa thế kỷ, cuộc đời nghệ sĩ của Nguyễn Ánh 9 tưởng chừng như dừng lại ở...

by admin
April 14, 2020
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, tác giả của “Không”, “Buồn Ơi Chào Mi”, “Tình Khúc Chiều Mưa”…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, tác giả của “Không”, “Buồn Ơi Chào Mi”, “Tình Khúc Chiều Mưa”…

Nguyễn Ánh 9 là nhạc sĩ nổi tiếng với những ca khúc sáng tác cả trước và sau năm 75...

by admin
April 13, 2020
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhạc sĩ Hoàng Nguyên và Đà Lạt những ngày tháng cũ
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhạc sĩ Hoàng Nguyên và Đà Lạt những ngày tháng cũ

Trong những tháng ngày ngắn ngủi cuối cùng, trước khi căn bệnh viêm phổi và suy tim quật ngã, nhạc...

by admin
August 21, 2019
Chuyện tình đầu tan vỡ của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong bài hát “KHÔNG”
Xuất xứ bài hát

Chuyện tình đầu tan vỡ của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong bài hát “KHÔNG”

Cách đây nửa thế kỷ, cuộc đời nghệ sĩ của Nguyễn Ánh 9 tưởng chừng như dừng lại ở vai...

by admin
August 5, 2019
Next Post
Sự trùng hợp thú vị trong 2 bài hát về mưa: “Tình Khúc Chiều Mưa” (Nguyễn Ánh 9) và “Thương Nhau Ngày Mưa” (Nguyễn Trung Cang)

Sự trùng hợp thú vị trong 2 bài hát về mưa: "Tình Khúc Chiều Mưa" (Nguyễn Ánh 9) và "Thương Nhau Ngày Mưa" (Nguyễn Trung Cang)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Những bài nhạc vàng nổi tiếng viết về xứ Thượng: Nỗi Buồn Châu Pha, Người Tình La Lan, Chuyện Tình Nàng Buram…

Mối lương duyên kỳ lạ và hôn nhân đáng ngưỡng mộ của danh ca Bạch Yến – nhạc sĩ Trần Quang Hải

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Giang Tử – Một đời giang hồ lãng tử

Cuộc đời và sự nghiệp của “ông vua tango” Hoàng Trọng – Một thời Tiếng Tơ Đồng

Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Sơn Ca – Bùi Thiện

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ – nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh (1942-2005)

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Lai Hương” (nhạc sĩ Phạm Duy) – Một đêm thơm xứ Huế, một bản tình ca tinh khiết

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Anh Cho Em Mùa Xuân” (Kim Tuấn – Nguyễn Hiền)

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn” (Du Tử Lê – Phạm Đình Chương) – Giai điệu buồn của những người Việt ly hương

Chuyện tình buồn trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” và lý do nhạc sĩ Vũ Thành An viết thêm lời mới cho bài hát

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên kể về hoàn cảnh sáng tác những bài tình ca bất tử

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Mùa Xuân Đó Có Em” (Anh Việt Thu) – Nếu chiều nay lỡ hẹn không về…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.