ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Tuấn Khanh và ca khúc nhạc xuân bất tử: “Mùa Xuân Đầu Tiên” – Đâu ngờ bến bờ hạnh phúc là đây…

2021/01/08
in Cảm xúc âm nhạc
Nhạc sĩ Tuấn Khanh và ca khúc nhạc xuân bất tử: “Mùa Xuân Đầu Tiên” – Đâu ngờ bến bờ hạnh phúc là đây…

Đa số những ca khúc nhạc vàng viết về mùa xuân viết trước năm 1975 thường có nội dung buồn, nói về sự xa cách của kẻ ở miền xa và người nơi quê nhà, tiêu biểu nhất là Xuân Này Con Không Về, Lời Đầu Năm Cho Con, Thư Xuân Trên Rừng Cao, Cảm Ơn… Những bài hát này đã đi vào lòng người và sống mãi cùng thời gian suốt hơn nửa thế kỷ qua, có lẽ cũng là nhờ nội dung buồn dễ nhận đươc sự đồng cảm của đông đảo quần chúng nghe nhạc.

Nhưng trong số những bài nhạc vàng mùa xuân nổi tiếng, có một ca khúc xuân hiếm hoi viết về sự đoàn tụ của người chinh nhân được trở về thăm mái nhà xưa, sum vầy bên người vợ hiền, đó là ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên của nhạc sĩ Tuấn Khanh.

Bao nhiêu thương nhớ gom nhặt đầy anh trở về thăm em
Bao lần ngồi thâu đêm nghe mùa Xuân vừa đến
Em ơi hoa thắm rơi ngập đường trời nắng xế vương vương
Lòng nhớ tới em luôn khi chiều tàn chim gọi đàn.

hoa thắm rơi ngập đường, trời nắng xế vương vương


Click để nghe Dạ Hương hát Mùa Xuân Đầu Tiên trước 1975

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Một ngày đầu xuân nắng ấm, sau năm tháng dài miệt mài băng rừng hành quân, người lính trẻ gom nhặt thương nhớ đầy vơi sau những dặm trường mê mải để trở về quê xưa thăm người vợ hiền. Chắc chắn đó là những phút giây đã được người mong ngóng đã từ lâu, bởi vì họ đã “bao lần ngồi thâu đêm” để đếm đến ngày sang xuân. Đến khi nghe từng đàn én đang ríu rít gọi nhau ở ngoài kia, thấy hoa thắm ngợp trời trong nắng xế, thì biết rằng xuân đã đến, cũng là mùa của sum họp đoàn viên.

Em ơi đôi lúc nghe lòng buồn trên sườn đồi thông xanh
Sương phủ đầy vai anh canh tàn trăng mờ ánh
Long lanh sao rớt vương đầy trời dòng cát trắng bao la
Chờ sáng đến chim ca cho đường dài cũng không xa.

Ở đoạn nhạc này, một khung cảnh được vẽ ra bằng những ca từ mang đậm dấu ấn của nhạc sĩ Tuấn Khanh: Một bài nhạc dòng phổ thông đại chúng nhưng sử dụng chữ và hình ảnh rất lãng mạn, như một bức tranh toàn bích: sườn đồi thông xanh, trăng mờ ánh, long lanh sao rớt… Bức tranh mô tả hình ảnh một người lính đang phiên gác lúc đã tàn canh, sương khuya phủ ướt đầy vai áo đã sờn, ánh trăng chỉ còn le lói và từng ánh sao long lanh đang rớt xuống phía chân trời tạo thành hình ảnh như là một dòng cát trắng đang lơ lửng giữa bầu trời cao rộng. Anh lính có lẽ thấy lòng buồn và cô quạnh quá nên mong trời mau sáng, để được nghe tiếng chim ca tưng bừng và cảm nhận khoảng cách ngày về sẽ được thu ngắn lại.

Người yêu ơi! Biết chăng anh về?
Người yêu ơi! Nhớ chăng lời thề
Anh say sưa nhịp bước trên hè
Anh nâng niu nụ hoa vừa hé
Đôi môi xinh người em nhỏ bé mộng mơ.

Mùa Xuân ơi! Biết tôi yêu đời
Mùa Xuân ơi! Nói sao nên lời
Em ơi em, dù nhớ vơi đầy
Bao lâu nay đợi nhau là mấy
Anh đâu ngờ bến bờ hạnh phúc là đây.

Đoạn điệp khúc này đầy sự hân hoan, rộn rã ngày về trong mùa xuân. Sự sum vầy của tình nhân làm cho ngày xuân thêm ý nghĩa:

Em ơi! Xuân đến bên thềm rồi nhắp rượu hồng vơi đi
Hết rồi mùa chia ly cho tình Xuân vừa ý
Xin yêu thương đến đôi bạn hiền để xóa hết cô đơn
Rồi quyến luyến nhau hơn cho người em thôi giận hờn.

Kết thúc bài hát là lời chúc về một đất nước ngày thanh bình với khung cảnh rất đẹp:

Xuân nay ta chúc cho mẹ già vui vườn cà thêm hoa
Vui ruộng đồng bao la tóc bạc phơ đẹp quá
Xin yêu thương đến vơi hận thù để tiếng hát hôm nay
Người chiến sĩ mơ say bên đàn trẻ bé thơ ngây.

Như hầu hết các ca khúc nhạc vàng khác, Mùa Xuân Đầu Tiên cũng mang dấu ấn của sự nhân văn, mang đậm tình người, và mong yêu thương khoả lấp những hận thù triền miên…

Tác giả của bài hát này là Tuấn Khanh, một nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc âm hưởng dòng nhạc tiền chiến như Chiếc Lá Cuối Cùng, Hoa Soan Bên Thềm Cũ, Chiều Biên Khu… Ông đã chuyển hướng sang sáng tác 1 số ca khúc nhạc vàng phổ thông đại chúng và ngay lập tức thành công với các ca khúc viết chung với nhạc sĩ Hoài Linh là Quán Nửa Khuya, Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi, Nẻo Đường Kỷ Niệm. Ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên được sáng tác khoảng năm 1966 và trở thành một trong những bài nhạc xuân nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng.

Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: tuấn khanh
ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi” (Tuấn Khanh & Hoài Linh) – Khi cuộc đời là những buổi chia ly
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi” (Tuấn Khanh & Hoài Linh) – Khi cuộc đời là những buổi chia ly

Nhạc sĩ Tuấn Khanh có sở trường là sáng những bài tình ca có lời nhạc êm đềm, đẹp và...

by admin
December 10, 2020
Ca khúc “Chiếc Lá Cuối Cùng” (Tuấn Khanh) – Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của từng câu hát
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Chiếc Lá Cuối Cùng” (Tuấn Khanh) – Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của từng câu hát

Ca khúc Chiếc Lá Cuối Cùng của nhạc sĩ Tuấn Khanh là 1 trong những ca khúc trữ tình nổi...

by admin
December 10, 2019
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Tuấn Khanh – Tác giả của những ca khúc bất tử Chiếc Lá Cuối Cùng, Quán Nửa Khuya…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Tuấn Khanh – Tác giả của những ca khúc bất tử Chiếc Lá Cuối Cùng, Quán Nửa Khuya…

Nhạc sĩ Tuấn Khanh tên thật Trần Trọng Ngọc, sinh năm 1933 ở Nam Định, là một trong những nhạc...

by admin
December 9, 2019
Hoàn cảnh sáng tác bài Quán Nửa Khuya (Tuấn Khanh & Hoài Linh): “Quán nửa khuya đèn mờ theo hơi khói…”
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác bài Quán Nửa Khuya (Tuấn Khanh & Hoài Linh): “Quán nửa khuya đèn mờ theo hơi khói…”

Bài hát Quán Nửa Khuya được nhạc sĩ Tuấn Khanh hợp soạn cùng nhạc sĩ Hoài Linh vào khoảng đầu...

by admin
April 5, 2019
Nhạc Tờ

Quán Nửa Khuya – Tuấn Khanh, Hoài Linh

      Nguồn: Bạn Dakto Quán Nửa Khuya - Duy Khánh Quán Nửa Khuya - Thanh Thúy Quán Nửa...

by phuongbuon
March 4, 2013
Tuấn Khanh
Nghệ sĩ

Tuấn Khanh

Tuấn Khanh, tên thật là Trần Ngọc Trọng (sinh năm 1933), là một nhạc sĩ người Việt Nam. Ông vừa...

by admin
February 23, 2013
Next Post
Một bài báo giới thiệu ca sĩ Dạ Hương 50 năm trước

Một bài báo giới thiệu ca sĩ Dạ Hương 50 năm trước

Comments 1

  1. Maria Tran says:
    1 year ago

    Rat yeu chuong nhung ban nhac loai Tien Chien cua Nhac si Tuan Khanh.
    Cam on Tac Gia da cho chi tiet nhung xin hoi co quen, sot bai “Nhat Nhoa” ???
    Co phai cua nhac si Tuan Khanh khong ?
    Cam on rat nhieu.

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Danh ca Bích Chiêu – Giọng hát của “Nỗi Lòng” và một thời vàng son của phòng trà Sài Gòn thập niên 1950

Chuyện tình “Một Mùa Đông” của thi sĩ Lưu Trọng Lư: “Người em sầu mộng của muôn đời…”

“Quái kiệt” Trần Văn Trạch tâm sự về chuyện đời – chuyện nghề trong bài phỏng vấn năm 1957

Danh ca Mai Hương và những ca khúc nhạc cổ điển lời Việt Phạm Duy: Trở Về Mái Nhà Xưa, Dạ Khúc…

Những nữ ca sĩ nhạc vàng có nét đẹp khả ái nhất (Phần 2)

Ca sĩ Thanh Tuyền và những câu chuyện “bây giờ mới kể”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Nghèo” của nhạc sĩ Phạm Duy – Thương quê nghèo Bình Trị Thiên

Chuyện tình trong bài hát “Thu, Hát Cho Người” của Vũ Đức Sao Biển: “Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó…”

Nguồn gốc của câu chuyện về Áo Lụa Hà Đông trong thơ và nhạc 50 năm trước

Hoàn cảnh sáng tác bài hát “Họp Mặt Lần Cuối” (nhạc sĩ Song Ngọc) – Tuổi học trò và những chia tay nghẹn ngào khi hè đến

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ Paris nổi tiếng: “lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế…”

Câu chuyện về “nàng Ẩn Lan” trong ca khúc Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu (nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư)

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.