ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận âm nhạc: Khúc Thụy Du – Một bài ca ký ức

2019/09/06
in Cảm xúc âm nhạc

Bài hát Khúc Thụy Du của nhạc sĩ Anh Bằng (thơ Du Tử Lê) là một khúc ca thật đẹp, phải chăng bởi nó là ký ức. Nghe để cảm và dường như càng nghe càng cảm. Có khi nào như loài chim bói cá, ta khắc khoải đi tìm đời đánh mất không? Ta là ai trong đời sống này? Ta đã sống hết mình chưa với tình yêu và cuộc đời hiện tại?

Những giọt nhạc nhẹ nhàng rơi xuống tâm hồn, đi kiếm tìm đồng cảm. Người ta gọi đây là Khúc Thụy Du hay là Khúc du ca cho Thụy, được phổ từ  thơ của Du Tử Lê. Khúc Thụy Du là bài thơ dài hàng trăm câu, tác giả viết đầu tháng 3 năm 1968, Sài Gòn, trong bối cảnh biến cố Tết Mậu Thân, 1968. Khi báo Văn nói riêng, các tạp chí nói chung, được phép xuất bản lại, sau biến cố vừa kể, bài thơ được phổ biến. Nhưng nó bị kiểm duyệt đục bỏ khoảng 2/3 bài thơ. Thời đó hầu hết các nhà văn viết tay, không có phương tiện như bây giờ, nên sau này, khi in thành sách, bài thơ chỉ còn lại những câu mà bộ thông tin đã cho phép in trên báo.

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Ca khúc “Thương Tình Ca” và chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy: “Nhịp chân êm êm thánh thót, đừng cho trăng tan dưới gót…”

Với Khúc Thụy Du, có biết bao nhiêu câu hỏi. Những câu hỏi nối tiếp nhau trong bài hát, những câu hỏi nối tiếp nhau khi bài hát đã khép lại.

Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa

Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thụy ơi và tình ơi

Thụy ơi và tình ơi…, ngoài trống vắng mà thôi… Day dứt và khắc khoải, tất cả những boăn khoăn còn đó. Có câu trả lời nào cho dấu hỏi Thụy Du là ai? Nàng là người con gái mang tên Thụy? Hay Thụy Châu, vợ nhà thơ Du Tử Lê, chữ đầu của tên hai người ghép lại thành Thụy Du, Khúc Thụy Du vì thế?

Thụy cũng có khi là giấc ngủ, Khúc Thụy Du, phải chăng khúc du ca mơ về một cuộc đời, một chuyến đi – thực thực, ảo ảo, tỉnh tỉnh, mê mê? Không cần cắt nghĩa, cũng không nên cắt nghĩa, bởi lẽ nếu cắt nghĩa quá rạch ròi thì đâu còn là thơ ca và âm nhạc, cho người ta mê đắm, khiến người ta trăn trở, hỏi rồi lại bỏ lửng, để mặc cái mờ ảo ấy!

Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh

Vì sao thân anh run
Vì sao chân không vững
Vì sao và vì sao…

Tình yêu có trăm ngàn câu hỏi, nhưng em yêu ơi câu trả lời nào sẽ xác đáng nhất cho câu hỏi “vì sao ta yêu nhau”? Em đừng bao giờ boăn khoăn bởi tình yêu ta dành cho em nhé.

Một tình yêu trìu mến, tình tứ, có ngọt ngào và cay đắng khi bánh xe cuộc đời khiến “anh” và “em” xa nhau. Cũng đừng bao giờ hỏi vì sao ta xa nhau, phải không em?

Thoảng đâu đây cái mãnh liệt của thuở yêu xưa trong điềm đạm, tĩnh lặng khi nhớ lại một cuộc tình đã mất. Ôi “tình yêu mật ngọt/ Mật ngọt trên môi/ Tình yêu mật đắng/ Mật đắng trong đời”, nhưng trong Khúc Thụy Du, không phải cái cảm giác xót xa đó mà là một sự bâng khuâng, đi tìm hoài niệm.

Tình yêu qua đi để lại những vết xước trong tim, vết xước đớn đau, vết xước ngọt ngào, để đôi khi nhớ lại ta tự hỏi “Thụy bây giờ về đâu?”. Câu hỏi vang mãi trong tâm trí, như một niềm khắc khoải khôn nguôi… Khắc khoải đấy, nhớ thương đấy nhưng tìm đâu ra câu trả lời? Khúc thụy du không có câu trả lời!

Trong bài hát còn có thêm một đoạn không có trong thơ:

“Tôi là chim bói cá
Em là bóng trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa“.

Khoảng cách tưởng chừng như mong manh của mặt hồ đã chia lìa hai thế giới, không thể vượt qua, không thể chạm tới.

Khúc Thụy Du thật đẹp, phải chăng bởi nó là ký ức. Ai cũng có những ký ức của riêng mình, bản thân mỗi người luôn tự hỏi tại sao tôi lại mang nhiều ký ức đau buồn đến thế? Tôi đã từng muốn quên những đoạn ký ức đó, nhưng lại không nỡ, mọi thứ đều có hình ảnh người tôi yêu quý.

Không nhắc đến không có nghĩa rằng đã xóa hết mọi thứ, chỉ là cảm thấy những chuyện đã qua không nhất thiết phải kể cho mọi người nghe. Có những tâm tình không nhất thiết phải bày tỏ, thật ra trong cuộc sống này không phải lúc nào đau đớn cũng có thể la hét.

Quá khứ hay hiện tại bản thân phải tập quen dần với những nỗi đau để có thể mạnh mẽ và trưởng thành hơn, dù đó chỉ là chiếc vỏ bọc đi chăng nữa. Cần một chiếc vỏ bọc mạnh mẽ để che đi sự yếu đuối của bản thân. Cần một chiếc vỏ bọc như thế để giấu đi sự bất ổn trong lòng, để mọi chuyện diễn ra một cách bình thường nhất.

Che giấu những cảm xúc và để mọi thứ tan đi lặng lẽ như băng tuyết. Bởi bản thân không muốn những người thân yêu phải đau lòng hay lo lắng, cất giữ những nỗi niềm riêng vì không muốn nhìn thấy ánh mắt buồn của mọi người… Lâu nay tôi đã quen một mình đối mặt với tất cả mọi thứ. Có đôi lúc cảm thấy khá mệt mỏi nhưng lâu dần cùng thành thói quen, mọi chuyện rồi cũng ổn.

Cuộc đời vốn vô thường, ai rồi cũng sẽ đến lúc phải trở về với cát bụi. Chỉ mong sao những người tôi yêu quý có thể ra đi một cách nhẹ nhàng và thanh thản, những người ở lại có thể sống tiếp những ngày tháng bình yên. Hy vọng trên thiên đường mọi người có thể gặp nhau, có thể cùng nhau nghêu ngao “Khúc Thụy Du”.

“Nỗi nhớ vốn là một bản năng.
Chẳng thể quên đi, chẳng thể xóa đi một phần đời buồn có vui có…
Chẳng dễ dàng chối bỏ, chẳng dễ dàng lãng quên quá khứ.”

Nghe để cảm và dường như càng nghe càng cảm. Có khi nào như loài chim bói cá, ta khắc khoải đi tìm đời đánh mất không? Ta là ai trong đời sống này? Ta đã sống hết mình chưa với tình yêu và cuộc đời hiện tại?

Khúc Thụy Du day dứt mà nhẹ nhàng như thế đấy!

Nguồn: bacsiletrungngan.wordpress.com

Share2023TweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Cảm nhận âm nhạc: Mưa Hồng – Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ…

Cảm nhận âm nhạc: Mưa Hồng - Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Ca sĩ Phương Diễm Hạnh – Giọng ca ngọt ngào, da diết và sự tiếc nuối của người hâm mộ

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Đường Xưa Lối Cũ” theo lời kể của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Hoàn cảnh sáng tác của “Về Đây Nghe Em” và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – 2 bài hát trước 1975 nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Quang Lộc

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biển Nhớ” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – “Trời cao níu bước Sơn-Khê…”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát Nguyệt Ca (Trịnh Công Sơn) – “Từ trăng thôi là Nguyệt”

Chuyện tình buồn trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” và lý do nhạc sĩ Vũ Thành An viết thêm lời mới cho bài hát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Căn Nhà Xưa (nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn) – “Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.