ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Cảm xúc về ca khúc “Biệt Ly” (Doãn Mẫn) – Tiếng còi tàu như xé đôi lòng…

2020/04/13
in Cảm xúc âm nhạc
Cảm xúc về ca khúc “Biệt Ly” (Doãn Mẫn) – Tiếng còi tàu như xé đôi lòng…

Biệt Ly là một trong những ca khúc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam, là ca khúc tiêu biểu nhất của âm nhạc thời tiền ᴄhιến: lãng mạn, đẹp đẽ và ca từ như một bài thơ. Cho dù ca khúc này viết về nỗi chia ly buồn tan tác, nhưng lời nhạc vẫn có nét thơ mộng, ngọt ngào.

Khi nói về hoàn cảnh sáng tác bài này, nhạc sĩ Doãn Mẫn tâm sự:

“Tôi viết Biệt Ly năm tôi vừa 20 tuổi. Hồi đó, cha tôi làm việc ở ga Hàng Cỏ, Hà Nội. Nhà ở gần ga nên tôi thường hay ra ga chơi. Chứng kiến nhiều cuộc chia tay đầy nước mắt trên sân ga, nhất là những đôi trai gái yêu nhau nhưng vì hoàn cảnh phải ly biệt. Điều đó khơi dậy trong lòng tôi nhiều cảm xúc và tôi có ý định sáng tác một bài hát về đề tài chia ly. Tôi nghĩ rằng tôi sáng tác bài Biệt Ly với rất nhiều kỷ niệm. Qua những cuộc chia ly mà tôi được chứng kiến ở sân ga Hà Nội, ở bến cảng Hải Phòng đã cho tôi rất nhiều xúc động.”

Những năm cuối thập kỷ 1930, ga Hàng Cỏ ở Hà Nội là nơi chia ly của nhiều đôi tình nhân. Đó là thời điểm các thanh niên gia nhập lính lê dương cho quân đội Pháp. Và Biệt Ly là ca khúc được nhạc sĩ Doãn Mẫn viết cho những cuộc chia tay trên sân ga buồn của những đôi tình nhân thuở ấy.

Ga Hà Nội năm xưa

Tân nhạc thời kỳ 1954-1975 đã chứng kiến sự ra đời của không biết bao nhiêu chuyện tình buồn trên sân ga: Tàu Đêm Năm Cũ, Hai Mùa Mưa, Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Chiều Sân Ga, Người Tình Không Đến, Hai Chuyến Tàu Đêm, Buồn Ga Nhỏ… Quang cảnh tiễn đưa trên sân ga cùng với tiếng còi tàu não nùng tiễn đưa đã gợi biết bao nhiêu niềm thương nỗi nhớ, và Biệt Ly ra đời năm 1939 chính là ca khúc đầu tiên viết về những buổi chia ly này. Cùng thời điểm đó, những thi sĩ nổi tiếng của thời tiền ᴄhιến như Tế Hanh, Nguyễn Bính cũng tỏ lòng thương cảm đối với sân ga và con tàu:

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Sao nhà ga ấy sân ga ấy
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly? (Nguyễn Bính)

Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau (Tế Hanh)

Có lẽ ai cũng cảm thấy buồn khi nghe tiếng còi tàu rời sân ga, bởi vì nó báo hiệu giờ chia tay, bởi vì đoàn tàu khuất rồi nhưng tiếng còi tàu thì vẫn còn văng vẳng, như hình bóng người thân còn mãi trong tâm tưởng.

Chúng ta hãy cùng “phòng trà nghỉ chân nghe Thái Thanh ca biệt ly” như sau:


Click vào hình để nghe Thái Thanh ca Biệt Ly

Biệt ly nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may
Người về có hay…

Biệt ly, sóng trên dòng sông
Ôi còi tàu như xé đôi lòng
Và mây trôi nước trôi
Ngày tháng trôi cùng lướt trôi

Có cuộc ly biệt nào mà không buồn, không để lại đong đầy niềm nhớ. Nhưng đoạn đầu của bài hát không trực tiếp nhắc về nỗi buồn, chỉ mượn cảnh để tả nỗi lòng: Chiếc lá rơi theo heo may… Đó là những lời hát để nói thay nỗi lòng của người bước chân lên tàu ra đi, ngoái về trông theo và tự hỏi: “Người về có hay…?” Người về có hay biết rằng nỗi lòng của người ra đi cũng buồn khác gì người ở lại, rơi giữa lưng chừng như chiếc lá lạc lõng trong một buổi heo may.

Nếu có thứ âm thanh nào mang nhiều nỗi thống thiết nhất, như là một thứ báo hiệu giờ chia tay đã điểm ở trên sân ga, thì đó chính là tiếng còi tàu. Nhạc sĩ Doãn Mẫn đã ví rằng nó như có thể xé đôi được cõi lòng, cũng giống như Tế Hanh đã từng mô tả nó như là tiếng “rúc nghe rền rĩ”:

Lâu lâu còi rúc nghe rền rĩ
Lòng của người đi réo kẻ về…

Nhất là những buổi chiều mùa Ðông đất trời u ám, cái tiếng nặng nề, thê thiết của còi tàu đó, chỉ nghe thôi người ta đã đủ sợ chia ly, đừng nói là phải làm chia ly thực sự. Biệt ly đã chia cách đôi người đến những nẻo đường không ai có thể biết trước, như là sóng trên dòng sông, như là mây nước lướt trôi theo dòng thời gian miên viễn.

Đôi tình nhân chỉ gặp nhau trong khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ được tính bằng phút, rồi người về u buồn, người đi nhớ thương, không ai biết khi nào mới được tái ngộ. Bởi vì ở thời điểm 80 năm trước, chia tay như vậy là ngàn xa biền biệt:

Mấy phút bên nhau rồi thôi
Đến nay bóng em mờ khuất
Người về u buồn khắp trời
Người ra đi với ngàn nhớ thương

Mấy phút bên em rồi thôi
Dáng em sống trong hồn tôi
Xa cách ta còn tìm đâu ngày vui

“Người ra đi” với ngàn nhớ thương, trái tim sẽ cùng nhịp đập buồn thương với “người về”, đó là nỗi u buồn như là bao trùm cả thế gian. Đôi người chỉ gần nhau được mấy phút trước khi đoàn tàu chầm chậm lăn bánh rời thành phố, người cố ngoảnh mặt lại để nhìn về hình dáng người yêu đứng giữa sân ga buồn, trông thật nhỏ bé và lẻ loi. Cho đến khi bóng người hoàn toàn mờ khuất như tan vào hư vô, người trên tàu mới thở dài tự nhủ: “xa cách, ta còn tìm đâu ngày vui”?

Nhạc sĩ Phạm Duy từng nói rằng cả một dòng nhạc tiền ᴄhιến đã thoát thai từ Đường Thi. Trong đó, chúng ta thấy nỗi buồn rất đẹp và rất thơ, và ca từ của nhạc được ảnh hưởng từ thơ Đường. Biệt Ly là 1 trong những ca khúc đầu tiên của dòng nhạc tiền ᴄhιến, và mang đầy đủ phẩm chất của nhạc tiền ᴄhιến đó:

Biệt ly ước bao đường tơ
Réo rắt trong muôn hương mơ
Thành sầu tiễn đưa

Biệt ly ước mong hoàng hôn
Êm đềm về ru ấm tâm hồn
Người yêu đương cách xa
Đành sống vui cùng gió sương.

Xin mời các bạn nghe lại 1 số phiên bản khác của Biệt Ly thu âm trước 1975:


Click để nghe giọng hát Anh Ngọc


Click để nghe giọng hát Thanh Thúy


Click để nghe giọng hát Lệ Thu


Click để nghe giọng hát Khánh Ly


Click để nghe giọng hát Tiny Yong (Thiên Hương)

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

ShareTweetPin1

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Hình ảnh Sài Gòn tuyệt đẹp hơn nửa thế kỷ trước qua góc ảnh của John A. Hansen

Hình ảnh Sài Gòn tuyệt đẹp hơn nửa thế kỷ trước qua góc ảnh của John A. Hansen

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Danh ca Mộc Lan – Mỹ nhân tuyệt sắc và giai thoại về những chuyện tình trong đời

Như Quỳnh và hành trình trở thành ngôi sao hải ngoại qua loạt ảnh xưa và nay

Ca sĩ Nguyễn Hưng – Hiện tượng của “ca – vũ nhạc” hải ngoại thập niên 1990

Vì sao nhạc vàng có sức sống mãnh liệt và vẫn được yêu thích sau hơn 60 năm?

Câu chuyện thú vị về hoàn cảnh sáng tác ca khúc Trả Lại Em Yêu (nhạc sĩ Phạm Duy)

Một bài báo cũ về danh ca Thái Hằng hơn 60 năm trước

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Biển Nhớ” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – “Trời cao níu bước Sơn-Khê…”

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc viết cho Khánh Ly: “Rơi Lệ Ru Người” – Thí dụ bây giờ tôi phải đi…

Nhạc sĩ Giao Tiên và cảm hứng sáng tác trong bài “Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non”

Ca khúc “Phiên Gác Đêm Xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Bài nhạc xuân đầu tiên của dòng nhạc vàng

Gửi gió cho mây ngàn bay…

Hoàn cảnh sáng tác “Nếu Xuân Này Vắng Anh” (Bảo Thu) – Ca khúc nhạc xuân bất tử

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.