ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc Kỷ Niệm Một Mùa Hè (nhạc sĩ Song Ngọc) và nỗi buồn “giấy thơm học trò”

2019/07/10
in Cảm xúc âm nhạc
Ca khúc Kỷ Niệm Một Mùa Hè (nhạc sĩ Song Ngọc) và nỗi buồn “giấy thơm học trò”

Nghe nhạc, hay nhất, xúc cảm nhất là khi ca từ của nhạc phẩm hợp với tâm trạng của mình. Và thời gian, không gian cũng cần thiết để cho người nghe lắng nghe nhịp tim của mình réo rắc theo lời ca tiếng nhạc từ tâm sự của nhạc sĩ đã gửi gắm hết nỗi lòng của mình vào đó.


Click để nghe Giang Tử hát Kỷ Niệm Một Mùa Hè (thu âm trước 75)

Tôi lính nhỏ đi chinh chiến miền xa
Đã từ lâu phố vui không tìm về
Đời ngược xuôi trên đường mây nẻo gió, tuổi thư sinh bỏ dở…

Mỗi lần trông hoa phượng nở đẹp quá
Chợt bâng khuâng thương những ngày vui qua
Giấy thơm học trò bạn bè xưa trường cũ mới xa ngày nào

Biết tìm đâu nữa những kỷ niệm ngày đầu quen biết nhau
Ngồi dưới hàng cây phượng nhỏ
Đưa mắt thay lời mà lòng nghe bỡ ngỡ

Nhớ buổi chia tay ngày đó
Có một người lặng nhìn theo bước tôi
Mắt rưng rưng buồn bồi hồi nâng tà áo
Xa cách nhau rồi biết khi nào gặp nhau

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Chinh chiến dài theo năm tháng đổi thay
Mỗi lần nghe tiếng ve than ngày hè
Chạnh lòng thương thương người xưa trường cũ, tuổi ngây thơ ngày ấy

Hỏi từ chia tay đời trăm vạn nẻo
Người còn vui bên mái trường thân yêu
Biết chăng một người dù nghìn xa vạn lý vẫn thương thuở học sinh…

Tôi đã nghe bài Kỷ Niệm Một Mùa Hè của nhạc sĩ Hàn Sinh (một bút danh của nhạc sĩ Song Ngọc) khi thời gian nhạc phẩm này mới phát hành, đã được Chế Linh và Giang Tử thường hát. Nhưng lúc đó tôi chưa cảm nhận được cái hay của bài hát, vì thuở còn vô tư, hồn nhiên mặc áo thư sinh đến trường, có xa trường xa bạn ngày nào đâu mà cảm được hết nỗi buồn biệt ly trên màu nức nở của chùm hoa phượng đỏ, có chút “mảnh tình để vắt vai” nào đâu mà thấu hết nỗi bùi ngùi của tác giả chia tay với một tà áo trắng trong sân trường. Chính nỗi biệt ly nên thơ này đã tạo cảm xúc cho nhạc sĩ dệt lên bài ca vương vấn chuỗi ngày hoa niên “Giấy thơm học trò”.

Cho đến một ngày kia, tôi không phải làm lính chiến như nhân vật trong bản nhạc mà làm anh cu li bốc củi ở trong rừng. Cũng vào một mùa hè, vì hoàn cảnh gia đình tôi phải vĩnh viễn rời xa trường cũ để vào một nơi khỉ ho gà gáy ngày ngày lên rừng cưa củi để mưu sinh. Cũng là tiếng ve râm ran ở một góc núi nhưng sao tiếng ve nghe thê thiết quá, không như tiếng ve hát nỗi buồn không tên trên những con đường của phố thị vừa mới rời xa.

Ở trong rừng không có radio, không có máy đĩa hát. Tôi lẩm nhẩm hát một mình khi nghe kỷ niệm sân trường từ ngày tháng mới xa về bên nỗi xa vắng trên truông đèo quạnh hiu:

Tôi lính nhỏ đi chinh chiến miền xa
Đã từ lâu phố vui không tìm về
Đời ngược xuôi trên đường mây nẻo gió
Tuổi thư sinh bỏ dở…


Click để nghe Chế Linh hát Kỷ Niệm Một Mùa Hè (thu âm trước 75)

Vào nhập đề, nhạc sĩ giới thiệu mình là “lính nhỏ”, là loại “lính sữa” tân binh mới ra trường đã ngược xuôi khắp nơi chốn quân hành. Lính nhỏ khác xa với lính thâm niên quân vụ đã có nhiều năm phục vụ trong quân ngũ. Lính nhỏ được tác giả tự gọi mình, gợi nên niềm xót xa cho lứa tuổi thư sinh mà phải dấn bước đăng trình.

Mỗi lần trông hoa phượng nở đẹp quá
chợt bâng khuâng thương những ngày vui qua
Giấy thơm học trò, bạn bè xưa, trường cũ
mới xa ngày nao.

Màu hoa phượng là màu hoa của học trò, của vui buồn một thuở cắp sách đến trường. Mỗi mùa hè đến khi còn làm học trò, hoa nở nhắc nhở đến mùa chia tay đang đến, ai lại không cảm thấy bùi ngùi. Huống chi đây là tâm trạng của anh lính nhỏ làm sao không chạnh lòng nhìn hoa nhớ đến trường xưa bạn cũ.

Giấy thơm học trò, tôi yêu thích cụm từ này của nhạc sĩ, đã gói gọn chuỗi ngày hoa mộng cũ hết vào trong bốn từ này.

Biết tìm đâu nữa những kỷ niệm ngày đầu biết nhau
ngồi dưới hàng cây phượng nhỏ
đưa mắt thay lời mà lòng nghe bỡ ngỡ.

Nhớ buổi chia tay ngày đó
có một người lặng nhìn theo bước tôi
mắt rưng rưng buồn bùi ngùi nâng tà áo
cách xa nhau rồi biết khi nào gặp nhau.

Xúc cảm dâng cao theo từng nốt cao vút của những dòng giữa bài. Tâm sự của tác giả cũng là tâm sự của người nghe. Mối tình học trò đẹp quá, nên thơ quá, nên biết là không thể tìm đâu những ngày tháng êm đềm dưới mái trường yêu dấu. Ngày đầu bỡ ngỡ mới quen nhau, không nói nên lời dưới hàng phượng nhỏ, để rồi ngày chia tay có một người chỉ biết nâng tà áo thay lời tiễn đưa.

Khi ở trong rừng cưa củi, một mình hát lại bài này, tôi không có người tình học trò nào để bùi ngùi nhìn theo bước chân tôi. Mà cũng nghe buồn da buồn diết khi hát đến khúc này, nếu ai đã từng có tâm trạng, cùng Kỷ Niệm Một Mùa Hè với tác giả thì chắc là bài ca sẽ thấm đẫm nỗi nhớ thấm màu hoa phượng đỏ hơn.

Chinh chiến dài theo năm tháng đổi thay
mỗi lần nghe tiếng ve vang ngày hè
chạnh lòng thương, thương người xưa trường cũ
tuổi ngây thơ ngày ấy.

Hỏi từ chia tay đời trăm vạn nẻo
người còn vui bên mái trường thân yêu
Biết chăng một người dù đường xa vạn lý
Vẫn thương thuở học sinh.

Điệp khúc trầm trầm như tiếng ve ngân sầu thiên thu vạn cổ. Ai đã từng là học trò, đã từng thương tà áo trắng, khi nghe bài ca Kỷ Niệm Một Mùa Hè của nhạc sĩ Hàn Sinh đều gặp lại nỗi buồn học trò của mình trong đó.

Riêng tôi, khi nghe và hát lại bài này. Hay quá và buồn quá, nhưng gần đúng như ai đó đã nói là nỗi –buồn – lộng – lẫy.

Và đúng như câu cuối của bài hát, là ai đó dù có cách xa vạn lý mây ngàn vẫn còn thương thuở học sinh.

Trương Đình Tuấn
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Share1808TweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Vấn đề tranh chấp bản quyền của nhạc Trần Thiện Thanh đã được thỏa thuận xong?

Vấn đề tranh chấp bản quyền của nhạc Trần Thiện Thanh đã được thỏa thuận xong?

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Thanh Tuyền – Một huyền thoại của dòng nhạc vàng

Tiểu sử ca sĩ Bảo Yến – Đỉnh cao của nhạc Việt trong nước thập niên 1980

Câu chuyện cảm động về “Mùa Thu Lá Bay” – Bài hát định mệnh của ca sĩ Kim Anh

Jo Marcel và ca khúc “Ngày Đó”: Em ơi, em ơi ngày yêu đó, quê hương ly tan cùng duyên đó…

Câu chuyện cảm động về người vợ tri âm tri kỷ của nhạc sĩ Châu Kỳ

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Anh Ngọc – “Giọng hát trượng phu”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Từ “tiếng hát học trò” đến Giọng ca dĩ vãng

Nhạc sĩ Phạm Duy và “mối tình tri kỷ” trong bài hát Nghìn Trùng Xa Cách: “Đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người…”

Ý nghĩa nhân bản trong ca khúc “Về Đây Nghe Em” (A Khuê & Trần Quang Lộc) – Đem ánh sáng hân hoan trên trời

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Xe Hoa Một Chiếc” – Tiếng lòng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Ca khúc “Phiên Gác Đêm Xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Bài nhạc xuân đầu tiên của dòng nhạc vàng

Hoàn cảnh sáng tác “Quê Nghèo” của nhạc sĩ Phạm Duy – Thương quê nghèo Bình Trị Thiên

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.