ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca sĩ Trang Mỹ Dung lần đầu chia sẻ chuyện đời đầy những biến cố

2019/08/07
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Ca sĩ Trang Mỹ Dung lần đầu chia sẻ chuyện đời đầy những biến cố

Trang Mỹ Dung – một trong những nữ ca sĩ trước 75 được công chúng yêu mến – lần đầu chia sẻ chuyện đời, chuyện nghề và bình thản nhìn lại những biến cố lớn nhất trong đời

​Ca sĩ Trang Mỹ Dung tên thật là Trương Thị Mỹ Dung, sinh năm 1951 tại Phan Thiết. Tên tuổi cô gắn liền với ca khúc Hai Mùa Mưa. Cô được mệnh danh là giọng ca “Giọt buồn trong mưa” bởi thể hiện thành công hàng loạt bài nhạc vàng viết về mưa.

Tham gia trong một chương trình truyền hình sắp phát sóng, Trang Mỹ Dung có dịp hồi tưởng lại quãng thời gian đầu bước chân vào con đường âm nhạc. Đầu năm 1967, cô tham gia cuộc thi “Tuyển lựa ca sĩ” với bài hát “Nửa Đêm Ngoài Phố” của nhạc sĩ Trúc Phương. Thời điểm đó, bài hát Nửa Đêm Ngoài Phố đang rất nổi tiếng với giọng hát Thanh Thuý, nên khán giả đã gọi Trang Mỹ Dung là “Thanh Thuý mới”.

Cũng trong lần thi này, Trang Mỹ Dung may mắn được gặp nhạc sĩ Anh Bằng, ông khen giọng ca của cô và khuyến khích trở thành ca sĩ, nhận cô vào học trong lớp nhạc Lê Minh Bằng.

Trang Mỹ Dung vẫn nhớ mãi ngày 9/8/1967, ngày đầu tiên cô được thu băng ca khúc Hai Mùa Mưa của nhạc sĩ Anh Bằng. Âm điệu trữ tình hòa với lời bài hát mang đầy tính tự sự, êm dịu và nỗi buồn man mác, cộng với giọng hát lạ của Trang Mỹ Dung, nhạc phẩm nhanh chóng được khán giả đón nhận. Bản thu âm đầu tiên góp phần thay đổi cuộc đời Trang Mỹ Dung khi cô được nhiều hãng đĩa khác mời cộng tác và có mặt trong các đoàn văn nghệ đi lưu diễn từ miền Nam ra miền Trung, có khi sang Lào. Sau đó, dù trình bày rất nhiều nhạc phẩm với nhiều chủ đề khác nhau, của nhiều nhạc sĩ tài danh, nhưng khán giả vẫn luôn nhắc đến Trang Mỹ Dung với Hai Mùa Mưa.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns


Nghe bản thu âm Hai Mùa Mưa trước năm 1975 của Trang Mỹ Dung với phần hoà âm của nhạc sĩ Y Vân

Trang Mỹ Dung tiết lộ, nhạc sĩ Anh Bằng thân thiết với cả nhà của cô. Ông còn lấy tên 3 người em của cô ghép lại thành “Hoa Linh Bảo”, làm bút danh cho các sáng tác của ông, trong đó có ca khúc nổi tiếng Đổi Thay.


Trang Mỹ Dung hát Đổi Thay

Bồi hồi nhớ lại kỷ niệm ngày đầu đi hát, Trang Mỹ Dung tiết lộ những đại nhạc hội thời ấy khán giả mến mộ, cổ vũ nhiệt tình mỗi khi cô lên sân khấu, hay khi đi hát tỉnh, dù xa xôi nhưng họ đều mua vé đến xem. Kỷ niệm hài hước mà Trang Mỹ Dung nhớ mãi là một lần đi hát, ông bầu Duy Ngọc bước ra giới thiệu “giọng hát liêu trai” Trang Mỹ Dung. Khán giả sau khi nghe cô hát đã đùa và nói chệch thành “giọng ca lai trai” vì chất giọng đặc biệt khàn trầm của cô.

Bên cạnh chất giọng, Trang Mỹ Dung cho biết, tính của cô rất trầm, hiền lành nên thường được các nhạc sĩ chọn cho các ca khúc buồn, không phải nhạc sôi động. Trang Mỹ Dung cũng tiết lộ, những ca khúc trữ tình đã giúp cô nuôi được cả gia đình, phụ cha mẹ nuôi những đứa em ăn học thành người.

Trước thắc mắc rằng, liệu có phải thường hát các ca khúc buồn nên vô tình bị vận vào cuộc đời và cuối cùng chọn cuộc sống độc thân hay không, Trang Mỹ Dung phủ nhận. Nữ ca sĩ khẳng định, tất cả là do duyên, cô không phải độc thân trọn đời vì trước đó đã có gia đình nhưng lại không có “duyên con cái”. Hai người chia tay nhau, một thời gian sau đó chồng cũ qua đời và cô sống một mình cho đến nay.

Nhắc lại, cuộc đời đi hát đầy biến cố, Trang Mỹ Dung cho biết, cô từng có thời gian bị chấn thương đến mức phải tạm dừng ca hát một thời gian:

“Năm 1973, trong chuyến đi lưu diễn miền Trung, xe của tôi bị lật khiến xương hàm bể, người đầy thương tích. Tôi phải cột hàm không thể ăn uống và tạm dừng ca hát một thời gian. Một lần khác khi đang quay hình, tôi bước xuống từ sân khấu và bị hụt chân té, bị nứt xương phải nằm viện nhiều tháng. Sau năm 1975, tôi nghĩ bản thân chẳng thể nào đi hát nhưng sau đó tìm cách trở lại sân khấu và chọn những ca khúc thích hợp với bản thân để hát”.

Tuy nhiên, theo Trang Mỹ Dung, biến cố lớn nhất cuộc đời cô là việc ra đi mãi mãi của người mẹ thân yêu: “Năm 1997 thì mẹ tôi mất, đó là một biến cố quan trọng nhất trong cuộc đời tôi”.

Theo Lam Anh (motthegioi.vn)

Tags: trang mỹ dung
Share1244TweetPin

Xem bài khác

Nghe lại 10 bản thu âm hay nhất của ca sĩ Trang Mỹ Dung trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 10 bản thu âm hay nhất của ca sĩ Trang Mỹ Dung trước 1975

Trang Mỹ Dung là 1 trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng trước năm 1975. Nổi...

by admin
April 10, 2021
Câu chuyện về ca khúc “Hai Mùa Mưa” và tiếng hát Trang Mỹ Dung
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về ca khúc “Hai Mùa Mưa” và tiếng hát Trang Mỹ Dung

Năm 1967, có một giọng ca còn rất trẻ mới 16 tuổi đã đăng ký tham gia cuộc thi tuyển...

by admin
April 9, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Trang Mỹ Dung – “Giọt buồn trong mưa” một thuở
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Trang Mỹ Dung – “Giọt buồn trong mưa” một thuở

Trang Mỹ Dung là 1 trong những nữ ca sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng trước năm 1975, nổi...

by admin
April 10, 2020
Ca sĩ Trang Mỹ Dung: ‘Cám ơn thầy, nhạc sĩ Anh Bằng’
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca sĩ Trang Mỹ Dung: ‘Cám ơn thầy, nhạc sĩ Anh Bằng’

Bài viết dưới đây là của ca sĩ Trang Mỹ Dung, một học trò thành danh của lớp nhạc Lê...

by Đông Kha
November 8, 2018
Next Post
30 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960 (phần 8)

30 tấm ảnh màu đẹp nhất của đường phố Saigon thập niên 1960 (phần 8)

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Hiền – Tác giả “Anh Cho Em Mùa Xuân”

Câu chuyện về những người vợ – Người thầm lặng đứng sau sự nghiệp lẫy lừng của các nhạc sĩ (Phần 2)

“Nỗi buồn nhân văn” trong các ca khúc nhạc vàng

Nghe lại những băng nhạc “Tiếng hát Thái Thanh” hay nhất trước 1975: Thái Thanh Sélection, Tơ Vàng 3, Sơn Ca 10…

Nhạc sĩ Thanh Lâm và những bản hòa âm thành công rực rỡ cùng tiếng hát Ngọc Lan

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về Ướt Mi – “ca khúc đầu tay” của Trịnh Công Sơn viết về nữ danh ca Thanh Thúy

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc: Đêm Buồn Tỉnh Lẻ (Bằng Giang – Tú Nhi) và dòng nhạc vàng đại chúng thập niên 60

Nhạc sĩ Trường Sa và “Rồi Mai Tôi Đưa Em”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Nhớ Một Chiều Xuân (Nguyễn Văn Đông) – “Người yêu dấu bên bờ thành Vienne”

Hoàn cảnh sáng tác bài Thu Sầu (nhạc sĩ Lam Phương) – Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ…

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc và “Có Phải Em Mùa Thu Hà Nội” – Câu chuyện ít người biết về một ca khúc sáng tác trước 1975

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.