ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ

Thanh Thúy

2013/02/22
in Nghệ sĩ, Tiểu sử ca sĩ
Thanh Thúy

Thanh Thúy, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Thanh Thúy, là nữ ca sĩ nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Giọng ca của bà được gọi là “Tiếng hát liêu trai”.

Thanh Thúy sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình có năm chị em, nhưng chỉ có mình bà là ca sĩ và người em tên Thanh Châu thỉnh thoảng cũng đi hát.

Vì lý do gia cảnh, vì mẹ bị bệnh nan y, nên gia đình Thanh Thúy từ Huế đưa mẹ vào Sài Gòn chữa trị và thuê một căn nhà nhỏ trong con hẻm trên đường Cao Thắng.
Để mưu sinh và kiếm thêm tiền phụ vào việc thuốc thang cho mẹ, Thanh Thúy bắt đầu đi hát từ khi mới được 16 tuổi (1959), với chất giọng trầm ấm hơi khàn, lối phát âm nhả chữ rất riêng và đầy cảm xúc, sâu lắng, nghẹn ngào và nức nở, với dáng dấp mảnh mai và mái tóc dài buông lơi trên đôi vai gầy trong tà áo dài, Thanh Thúy có thể được coi như là một trong những nữ ca sĩ gây được nhiều tiếng vang nhất trong làng âm nhạc Việt Nam trong suốt thập niên 1960 và đã ngự trị trên các làn sóng phát thanh cũng như truyền hình tại miền Nam Việt Nam và trở thành một ngôi sao trên các sân khấu Đại nhạc hội cũng như phòng trà.
Tháng 11 năm 1961, tài tử điện ảnh kiêm đạo diễn Nguyễn Long thực hiện cuốn phim “Thúy đã đi rồi” nói về bà, ca khúc nhạc phim do nhạc sĩ Y Vân sáng tác và do ca sĩ Hùng Cường trình bày. Ngoài bộ phim này, hình ảnh Thanh Thúy còn xuất hiện trên sân khấu kịch và truyền hình. Các nghệ sĩ Kim Cương, Bích Thủy, Xuân Dung… đều đã đóng vai Thanh Thúy.
Năm 1962, Thanh Thúy được bầu chọn là Hoa hậu Nghệ sĩ, đồng thời là “Nữ ca sĩ ăn khách nhất” suốt 3 năm liền.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Thanh Thúy sang định cư tại Hoa Kỳ và vẫn tiếp tục đi hát cho các trung tâm băng nhạc tại hải ngoại cũng như trung tâm băng đĩa của chính bà.

Nhà thơ Nguyên Sa viết: “Thanh Thúy là nữ ca sĩ được ngợi ca nhiều nhất trong văn, trong thơ. Thi sĩ Hoàng Trúc Ly, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Viên Linh, nhà văn Tuấn Huy…. Bởi vì Thanh Thúy chính là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có những nhà văn, nhà thơ ….” Tiếng hát Thanh Thúy đã từng được nhà văn Mai Thảo mệnh danh là “Tiếng hát lúc 0 giờ”; giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung thì gọi bà là “Tiếng hát liêu trai”; nhạc sĩ Tuấn Huy gọi là “Tiếng sầu ru khuya”.
Nhiều nhạc sĩ, thi sĩ sáng tác ca khúc, bài thơ để dành tặng riêng cho Thanh Thúy, như Trịnh Công Sơn viết bản nhạc đầu tay Ướt mi và “Thương Một Người”, Tôn Thất Lập sáng tác “Tiếng hát về khuya”
Anh Bằng sáng tác ca khúc “Tiếng ca u hoài” để tặng bà, Y Vân với “Thúy đã đi rồi”, và rất nhiều sáng tác của Trúc Phương đều lấy cảm hứng từ tình cảm của ông dành cho Thanh Thúy

Nhà thơ Hoàng Trúc Ly đã viết bốn câu thơ lục bát nổi tiếng để bày tỏ niềm giao cảm với tiếng hát Thanh Thúy với tựa đề là “Từ em tiếng hát lên trời”:
Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh.
Sợi buồn chẻ xuống lòng anh
Lắng nghe da thịt tan thành hư vô.
Nhà thơ Vũ Hối, qua nét bút độc đáo như tranh vẽ dành tặng bốn câu thơ:
Liêu trai tiếng hát khói sương
Nghẹn ngào nhung nhớ giòng Hương quê mình
Nghiên sầu từng nét lung linh
Giọng vàng xứ Huế ấm tình quê hương.

Xem bài khác

Trịnh Công Sơn

Tuấn Ngọc

Tags: thanh thúytiểu sử ca sĩ
Share35TweetPin

Xem bài khác

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Cuộc hôn nhân hạnh phúc qua hơn nửa thế kỷ của danh ca Thanh Thúy
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc hôn nhân hạnh phúc qua hơn nửa thế kỷ của danh ca Thanh Thúy

Chuyện đời xưa nay, người ta nói rằng nghệ sĩ thường sẽ đa tình, bay bướm, hoặc hồng nhan sẽ...

by admin
December 2, 2020
Nghe lại những bài nhạc vàng hay nhất của Trúc Phương qua tiếng hát Thanh Thúy trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bài nhạc vàng hay nhất của Trúc Phương qua tiếng hát Thanh Thúy trước 1975

Nhắc đến nhạc sĩ Trúc Phương, ai cũng nhớ đến giọng hát Thanh Thúy, và ngược lại. Từ cuối thập...

by admin
September 19, 2020
Bộ sưu tập hình ảnh đẹp nhất của danh ca Thanh Thúy – “Hoa hậu nghệ sĩ” năm 1961
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp nhất của danh ca Thanh Thúy – “Hoa hậu nghệ sĩ” năm 1961

Danh ca nhạc vàng Thanh Thúy là một trong những nữ ca sĩ được yêu mến nhất trước năm 1975....

by admin
December 1, 2019
Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thanh Thúy – Một tượng đài của dòng nhạc vàng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thanh Thúy – Một tượng đài của dòng nhạc vàng

Ca sĩ Thanh Thúy là một trong những nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền Tân nhạc...

by admin
December 1, 2019
Tư liệu hiếm – Bài phỏng vấn ca sĩ Thanh Thúy năm 16 tuổi (1959)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thanh Thúy – Huyền thoại sầu muộn của Sài Gòn năm cũ

Tôi yêu những đêm muộn nghe cô Thanh Thúy ca trong ánh nến chập chờn, ngoài cửa sổ là những...

by admin
November 20, 2019
Next Post
Thanh Tuyền

Thanh Tuyền

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt Thu – Tác giả Tám Điệp Khúc, Người Ngoài Phố, Hai Vì Sao Lạc…

Những bài tình ca ngọt ngào dành cho tình nhân

Câu chuyện về ca khúc “Hai Mùa Mưa” và tiếng hát Trang Mỹ Dung

Ca sĩ Diễm Liên – Bóng hồng khả ái của làng nhạc trữ tình hải ngoại

Làn sóng các ca sĩ hải ngoại đổ xô về Việt Nam hoạt động sau khi làng nhạc hải ngoại bị thoái trào

Nghe lại những bản thâu thanh hiếm của danh ca Thái Hằng vào thập niên 1950

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Đời Đá Vàng” (Vũ Thành An) – “Qua dầm dề mưa tuyết, mới vui ngày nắng về…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tình Em Biển Rộng Sông Dài (nhạc sĩ Thông Đạt) – “Hoà bình ơi, tình yêu em như sông biển rộng…”

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

Cuộc đời buồn của nhạc sĩ Tô Thanh Sơn – Tác giả “Chút Kỷ Niệm Buồn”: Chiều nao anh với em nép bên thềm mưa hai đứa xem…

Mối tình cao thượng trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” – Vũ Thành An: “Hãy yêu nhiều người em tôi…”

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Đôi Mắt Người Sơn Tây” (Quang Dũng – Phạm Đình Chương)

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.