ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Nghệ sĩ

Sĩ Phú

2013/02/22
in Nghệ sĩ, Tiểu sử ca sĩ
Sĩ Phú

Sĩ Phú (1942 – 2000) là một ca sĩ Việt Nam nổi tiếng, với chất giọng ấm áp và đặc biệt truyền cảm, mặc dù ông chưa bao giờ nhận mình là một ca sĩ chuyên nghiệp.

Phú tên thật là Nguyễn Sĩ Phú, sinh ngày 09 tháng 1 năm 1942 tại Bonneng Thakhet, Lào.
Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, và cư ngụ tại Sài Gòn cho đến năm 1975. Ông tốt nghiệp trung học lúc chưa đầy 16 tuổi rồi nhập học Trường Đại học Khoa học.
Năm 18 tuổi, ông đã là giáo sư trung học đệ nhất cấp (cấp 2), dạy toán và lý hoá ở hai trường Trung học La San Nghĩa Thục và Thăng Long tại Sài Gòn.

Chỉ sau một thời gian ngắn, ông trở nên nổi tiếng với những nhạc phẩm tình cảm lãng mạn, trong số có những nhạc phẩm tiền chiến như: “Tà áo xanh”, “Trở về bến mơ”, “Em tôi”, “Hoài cảm”, “Cô láng giềng”… Đến nay một số ca khúc như “Mắt biếc”, “Chuyện tình buồn”, “Niệm khúc cuối”, “Chiếc lá cuối cùng” … có người cho rằng không có ca sĩ nào để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc như giọng hát của Sĩ Phú.

Mặc dù nổi tiếng, nhưng coi việc ca hát chỉ là nghề phụ, Sĩ Phú rất ít xuất hiện trong các sân khấu nhạc hội hay vũ trường ở Sài Gòn, nhưng ông thường hát trong những chương trình ca nhạc tổ chức tại Câu lạc bộ Không quân ở phi trường Tân Sơn Nhất.

Năm 1975, Sĩ Phú rời Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ. Ông đã tốt nghiệp ngành kỹ sư viễn thông và làm việc toàn thời gian cho một công ty Mỹ.

Tại hải ngoại, ông đã đi lưu diễn ở nhiều nơi tại Canada, Úc, Pháp, Bỉ… Sau đó, trong khoảng 10 năm, Sĩ Phú hầu như không tham gia các hoạt động văn nghệ. Năm 2000, trong cuộc phỏng vấn bởi Nam Lộc trên đài Truyền hình Văn nghệ Việt Nam, ông cho biết vì “biến cố” con gái ông mất năm 1983, nên ông sinh ra chán nản và “bỏ nghề không muốn hát nữa, vì không thể nào hát nổi khi trái tim đã bị rướm máu.”[1] Đến năm 1995, ông mới tái xuất hiện trên một chương trình do trung tâm Trường Thanh sản xuất và xuất bản hai CD của ông (Tà Áo Xanh và Trái Tim Hững Hờ).

Xem bài khác

Trịnh Công Sơn

Tuấn Ngọc

Ông mất ngày 19 tháng 7 năm 2000 tại bệnh viện UCI, nam California do ung thư phổi. Trước đó ba tuần, Sĩ Phú đã cho ra mắt CD cuối cùng của mình là Còn Chút Gì Để Nhớ tại vũ trường Majestic, ở nam California.

Người bạn tri kỷ cuối đời của ông là Ngọc Lan (không phải ca sĩ Ngọc Lan). Sau khi ông qua đời, Ngọc Lan đã gom góp những kỷ niệm viết thành hồi ký Biết bao giờ nguôi[2] mà theo BBC: “Đó có thể nói là một sự trải nghiệm ngợi ca lòng can đảm, tình nghĩa vợ chồng sắt son và trên hết là tình yêu thương cao cả của con người với nhau, cho nhau và vì nhau.”

CD, băng nhạc Sĩ Phú

Sĩ Phú: Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa
Sĩ Phú: Có Tình Nào Không Phai (Diễm Xưa 8) (1987)
Sĩ Phú: Ca Khúc Một Thời Vang Bóng
Sĩ Phú: Tà Áo Xanh (1995)
Sĩ Phú: Trái Tim Hững Hờ (1995)
Sĩ Phú: Chờ Em (2001)
Sĩ Phú: Còn Chút Gì Để Nhớ (2000)
Sĩ Phú: Kỷ Vật Thiên Thu (Tài liệu sống động sau cùng của Sĩ Phú.
Đài phát thanh VNCR phỏng vấn Sĩ Phú, chỉ 24 ngày trước khi vĩnh biệt)
Sĩ Phú – Thời Tiếng Hát Lên Ngôi 1 (những tình khúc SP hát và ghi âm trước 1975)
Sĩ Phú – Thời Tiếng Hát Lên Ngôi 2 (những tình khúc SP hát và ghi âm trước 1975)
Sĩ Phú – Thời Tiếng Hát Lên Ngôi 3 (những tình khúc SP hát và ghi âm trước 1975)
Sĩ Phú – Thời Tiếng Hát Lên Ngôi 4 (những tình khúc SP hát và ghi âm trước 1975)
Băng nhạc Tình Ca 1: Khánh Ly, Sĩ Phú, Duy Trác, Thanh Lan (1971)
Tứ Quý: Lệ Thu, Khánh Ly, Duy Quang, Sĩ Phú (trước 1975)
Bài Tình Ca Mùa Đông: Tiếng hát Lệ Thu – Sĩ Phú
Khối tình Trương Chi: Tiếng hát Khánh Ly – Sĩ Phú (1985)
Áo lụa Hà Đông: Tiếng hát Sĩ Phú, Tuấn Ngọc, Vũ Khanh
Xin hãy rời xa: Tiếng hát Vũ Khanh, Tuấn Ngọc, Duy Trác, Sĩ Phú
Băng nhạc Tiếng hát Sĩ Phú

Tags: sĩ phútiểu sử ca sĩ
Share8TweetPin

Xem bài khác

Danh ca Sĩ Phú và mối tình đầu như trong bài hát “Chuyện Tình Buồn” (Phạm Duy – Phạm Văn Bình)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Danh ca Sĩ Phú và mối tình đầu như trong bài hát “Chuyện Tình Buồn” (Phạm Duy – Phạm Văn Bình)

Trong âm nhạc, sự thành công của một nhạc phẩm đôi khi là gom góp của những cảm xúc cộng...

by admin
July 19, 2021
Danh ca Sĩ Phú và những ca khúc trữ tình – tiền chiến gắn liền với sự nghiệp
Bàn Tròn Âm Nhạc

Danh ca Sĩ Phú và những ca khúc trữ tình – tiền chiến gắn liền với sự nghiệp

Nhắc tới danh ca Sĩ Phú, khán giả hâm mộ sẽ nghĩ ngay đến những giai điệu êm đềm, đẹp...

by admin
July 19, 2021
Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Sĩ Phú (1940-2000)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Sĩ Phú (1940-2000)

Khi nhắc đến những nam danh ca hàng đầu của dòng nhạc trữ tình - tiền chiến của Việt Nam,...

by admin
July 18, 2021
Ca sĩ khả ái Kim Loan và mối tình đầu với danh ca Sĩ Phú cùng nỗi oan “vợ bé tổng thống”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca sĩ khả ái Kim Loan và mối tình đầu với danh ca Sĩ Phú cùng nỗi oan “vợ bé tổng thống”

Từ trước đến nay, mối tình của 2 ca sĩ nổi tiếng Sĩ Phú và Kim Loan (nổi tiếng với...

by admin
March 19, 2021
Nhớ Sĩ Phú – Người lính hát tình ca
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhớ Sĩ Phú – Người lính hát tình ca

Những ngày của Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, tại căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, rất nhiều...

by admin
May 8, 2019
Danh ca Sĩ Phú – Tiếng hát của một thời kỷ niệm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Danh ca Sĩ Phú – Tiếng hát của một thời kỷ niệm

Nam danh ca Sĩ Phú qua đời cách đây đã gần 20 năm, khi tiếng hát của anh vẫn vọng...

by admin
March 21, 2019
Next Post
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Phương Hồng Quế – “Ti vi chi bảo” của làng nhạc Sài Gòn trước 1975

Những chữ “tiếng Tây” trong nhạc vàng: sault, treilli, poncho, demi garcon… có nghĩa là gì?

Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Sơn Ca – Bùi Thiện

Những ca khúc viết về MẸ nổi tiếng nhất được sáng tác trước năm 1975

Cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Quỳnh Giao – Giọng hát trong vắt như pha lê

“Tết nhất làm chi, Ai bày Tết nhất làm chi?” – Nghe lại ca khúc xuân trào phúng bất hủ của ban AVT

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chờ Người” – Mối tình mộng tưởng và tuyệt vọng của nhạc sĩ Lam Phương

Thi sĩ Kim Tuấn và loài “hoa vông rừng tuyết trắng” trong ca khúc “Những Bước Chân Âm Thầm”

Sự thật đằng sau bài nhạc thất tình nổi tiếng “Đoạn Tái Bút” của Chế Linh

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Cho Tôi Được Một Lần” – Lời cầu hôn của nhạc sĩ Bảo Thu

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Phố Đêm” (nhạc sĩ Tâm Anh) – Câu chuyện về những ngày thương tích lớn trong đời

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.