ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca sĩ Elvis Phương và Ban Phượng Hoàng – Một thời vàng son của nhạc trẻ Sài Gòn

2021/02/01
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Ca sĩ Elvis Phương và Ban Phượng Hoàng – Một thời vàng son của nhạc trẻ Sài Gòn

Trong phong trào nhạc trẻ Sài Gòn thời kỳ đầu thập niên 1970, Ban Phượng Hoàng có một vai trò rất quan trọng và đặc biệt.

Dù được khởi phát từ cuối những năm 1950, rồi bùng nổ từ năm 1965 khi quân đội Mỹ đổ vào Nam Việt Nam, nhưng nhạc trẻ Miền Nam khi đó vẫn là những ban nhạc trẻ hầu hết là mang tên nước ngoài, hát nhạc nước ngoài tại các club Mỹ để phục vụ cho lính viễn chinh Hoa Kỳ nghe.

Thời gian sau đó, các nhạc sĩ Trường Kỳ, Nam Lộc, Vũ Xuân Hùng… tiên phong trong việc đặt lời Việt cho nhạc nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu nghe nhạc của giới trẻ người Việt, chứ không còn là phục vụ cho người Mỹ nữa.

Năm 1965, nhạc sĩ Lê Hựu Hà thành lập một ban nhạc mang tên Việt là Hải Âu, sáng tác những bài ca thuần Việt cho riêng mình, không theo giai điệu sẵn có của phương Tây như các đồng nghiệp khác.

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Tuy nhiên thời điểm đó, cơn lốc của những bài nhạc ngoại đang làm chao đảo cả toàn cầu đã cuốn theo cả giới trẻ Sài Gòn, nên dĩ nhiên nhạc của một chàng trai chưa tròn 20 tuổi như Lê Hựu Hà chưa thể chinh phục được khán giả, và ban nhạc Hải Âu cũng thất bại.

Không nản chí, nhạc sĩ Lê Hựu Hà vẫn nung nấu ý muốn tái lập một ban nhạc thuần Việt, sáng tác và hát nhạc Việt. Không lâu sau, ông đã gặp được một người đồng chí hướng, đó chính là nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Hai người nhạc sĩ trẻ sinh hoạt văn nghệ với nhau một thời gian trước khi tụ tập đủ thành viên để chính thức ra mắt Ban Phượng Hoàng vào ngày 15/6/1971 tại phòng trà Đêm Màu Hồng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Thời kỳ đầu, các thành viên của Ban Phượng Hoàng gồm 2 thành viên nòng cốt là Nguyễn Trung Cang organ, Lê Hựu Hà guitar cùng với Như Khiêm bass, Trung Vinh trống, ca sĩ có Mai Hoa (nữ) và Hoài Khanh (nam). Tuy nhiên Mai Hoa không tham gia được lâu vì bận hát ở các club Mỹ.

Ban Phượng Hoàng chủ yếu hát nhạc do 2 nhạc sĩ chính của nhóm là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang sáng tác. Nhạc của 2 nhạc sĩ này khá giống nhau, nhưng Lê Hựu Hà thường mang tính lạc quan hơn, còn nhạc của Nguyễn Trung Cang đa số là u uẩn. Những ca khúc thuần Việt của Ban Phượng Hoàng thời điểm đó mang tính đột phá trong làng nhạc Sài Gòn đang chủ yếu là những bài tình ca lãng mạn, hoặc nhạc tình cảm sầu bi, và lời nhạc khác lạ, mang hơi hướm của chủ nghĩa hiện sinh ẩn sau những giai điệu rộn rã đó đã được giới trẻ Sài Gòn dần đón nhận, được xem là đặt nền móng đầu tiên cho rock Việt phát triển vào 20 năm sau đó.

Tuy nhiên, khi vừa mới ra mắt, Ban Phượng Hoàng đã chọn địa điểm là phòng trà Đêm Màu Hồng, không phải là môi trường thích hợp cho nhạc trẻ, vì không mấy khi sinh viên – học sinh vào phòng trà nghe nhạc, và họ cũng không đủ tiền để vào những nơi sang trọng đó. Nhạc cho sinh viên – thanh niên phải là sân trường đại học, sân khấu ngoài trời, nơi có thể tiếp cận được số lượng đông đảo khán giả cùng hòa nhịp theo những giai điệu sôi động. Tuy nhiên những sân chơi như vậy không có thường xuyên, nên Ban Phượng Hoàng dời sang hoạt động ở các phòng trà khác là Queen Bee hoặc Maxim’s.

Đi cùng với sự thay đổi đó là thời kỳ biến động thành viên trong ban Phượng Hoàng. Vì Hoài Khanh là ca sĩ riêng của Đêm Màu Hồng nên rời nhóm, thay vào đó là Duy Quang trong một thời gian rất ngắn, sau đó là một nam ca sĩ tên Huỳnh, rồi cuối cùng là Elvis Phương, người đã đẩy danh tiếng của Ban Phượng Hoàng lên một đỉnh cao mới.

Elvis Phương kể lại, một hôm đến hát ở Queen Bee, ông thấy có một người đứng nhìn mình có vẻ ngập ngừng. Một lúc sau, có vẻ như người đó đã lấy hết can đảm đến bắt chuyện, tự giới thiệu là nhạc sĩ Lê Hựu Hà, và đưa ca khúc mới vừa sáng tác mang tên Yêu Em và nhờ Elvis Phương hát. Bài hát này được nhạc sĩ viết tặng cho người bạn gái: “Yêu em vì ta ghét buồn, yêu em vì ta ghét hờn…”


Click để nghe Elvis Phương hát Yêu Em trước 1975

Elvis đã đồng ý, nhận lời hát và thu thanh bài hát. Thời gian sau đó, khi Yêu Em đã thành bài hit, nhạc sĩ Lê Hựu Hà đến gặp Elvis Phương để nói lời cám ơn, và tiết lộ rằng chính nhờ bài hát này mà nhạc sĩ được nên duyên vợ chồng với người bạn gái. Lúc này Lê Hựu Hà cũng ngỏ lời mời Elvis Phương tham gia vào ban Phượng Hoàng.

Từ đó, nhóm thành viên thường xuyên nhất của Ban Phượng Hoàng là ca sĩ Elvis Phương, 2 nhạc sĩ sáng tác chính ca khúc cho nhóm là Lê Hựu Hà (guitar) và Nguyễn Trung Cang (organ), Trung Vinh trống, Lê Huy bass.

Năm thành viên này đã cùng nhau xuất hiện hầu hết các bản thu thanh mà hiện nay chúng ta nghe được trong các băng nhạc do nhạc sĩ Ngọc Chánh thực hiện thập niên 1970 là băng Nhạc Trẻ, Shotguns, Thanh Thúy.

Sau đây, mời các bạn nghe lại những bản thu âm đó:


Click để nghe nhạc Elvis Phương và Ban Phượng Hoàng

Thời gian này, Ban Phượng Hoàng vẫn cùng nhau biểu diễn ở phòng trà, nhiều nhất là ở Maxim’s của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Tuy nhiên như đã nói ở trên, môi trường phòng trà ca nhạc hoàn toàn không phù hợp với loại nhạc của Ban Phượng Hoàng, nên những tiết mục của họ nhận được rất ít sự hưởng ứng, nhưng họ vẫn chấp nhận hát để “giữ lửa”, để các thành viên vẫn có nơi để trình diễn.

Sự kiện quan trọng nhất đưa tên tuổi Ban Phượng Hoàng đến với khán giả thực sự của họ, là những đám đông ở đại hội nhạc trẻ tại sân trường Taberd, quy tụ hầu hết ban nhạc trẻ nổi tiếng nhất Sài Gòn thời đó.

Ban Phượng Hoàng tồn tại đến năm 1975 thì tan rã theo sự sụp đổ của Sài Gòn.

Danh sách những ca khúc của Ban Phượng Hoàng do 2 nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà sáng tác trước 1975 (xếp theo alphabet)

  1. Bài Ca Ngông – Nguyễn Trung Cang
  2. Bài Hát Cho Người Tuổi Trẻ – Lê Hựu Hà
  3. Biệt Khúc – Nguyễn Trung Cang
  4. Buồn Mà Chi – Nguyễn Trung Cang
  5. Chiều Về – Lê Hựu Hà
  6. Còn Nhìn Nhau Hôm Nay – Nguyễn Trung Cang
  7. Dáng Xưa Đà Lạt – Nguyễn Trung Cang
  8. Đêm Dài – Nguyễn Trung Cang
  9. Đôi Khi Ta Muốn Khóc – Lê Hựu Hà
  10. Đưa Em Vào Luân Vũ – Nguyễn Trung Cang
  11. Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời – Lê Hựu Hà
  12. Hãy Nhìn Xuống Chân – Lê Hựu Hà
  13. Hãy Vui Lên Bạn Ơi – Lê Hựu Hà
  14. Hát Về Cuộc Sống Hôm Nay Và Ngày Mai – Lê Hựu Hà
  15. Huyền Thoại Người Con Gái – Lê Hựu Hà
  16. Hương Thừa – Nguyễn Trung Cang
  17. Kiếp Du Ca – Nguyễn Trung Cang
  18. Kho Tàng Của Chúng Ta – Nguyễn Trung Cang
  19. Lời Người Điên – Lê Hựu Hà
  20. Mặt Trời Đã Lên – Lê Hựu Hà
  21. Mặt Trời Đen – Nguyễn Trung Cang
  22. Một Giấc Mơ – Nguyễn Trung Cang
  23. Phiên Khúc Mùa Đông – Lê Hựu Hà
  24. Sống Cho Qua Hôm Nay – Nguyễn Trung Cang
  25. Thương Nhau Ngày Mưa – Nguyễn Trung Cang
  26. Tình Nhân Loại, Thú Thiên Nhiên – Nguyễn Trung Cang
  27. Tình Như Sương Khói – Nguyễn Trung Cang
  28. Tôi Muốn – Lê Hựu Hà
  29. Xin Một Bóng Mát Bên Đường – Nguyễn Trung Cang
  30. Xuân Vui Ca – Ký tên Phượng Hoàng
  31. Yêu Đời Và Yêu Người – Lê Hựu Hà
  32. Yêu Em – Lê Hựu Hà


Click để nghe băng nhạc tiếng hát Elvis Phương và Ban Phượng Hoàng

Bài: Đông Kha (nhacxua.vn)

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Nghe lại những bài hát thu âm trước 1975 hay nhất của Elvis Phương

Nghe lại những bài hát thu âm trước 1975 hay nhất của Elvis Phương

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nghe nhạc từ “băng Akai” trước 1975 – Thanh âm vọng từ quá khứ

Tiểu sử ca sĩ Nhật Hạ – Người đẹp không tuổi của làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Lê Uyên Phương – Những bài hát mang dự cảm về tình yêu chia cách đã trở thành sự thật sau 20 năm

Chuyện tình nhạc sĩ Văn Cao – “Người tình duy nhất” trong đời của nhạc sĩ tài hoa

TIỂU SỬ BÀI HÁT

“Như Cánh Vạc Bay” (Trịnh Công Sơn) – Bài hát về tình yêu thuần khiết dành cho một người tình xa

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn” qua lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Vũ

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Tình Ca” (Phạm Duy) – “Tôi yêu tiếng nước tôi…”

Mối tình cao thượng trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” – Vũ Thành An: “Hãy yêu nhiều người em tôi…”

Hoàn cảnh sáng tác “Mưa Rừng”, “Lạnh Trọn Đêm Mưa” và câu chuyện tình buồn của người nghệ sĩ

Câu chuyện về bài hát Quê Hương (Giáp Văn Thạch – Đỗ Trung Quân) qua lời kể của tác giả: Quê hương là chùm khế ngọt…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.