ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc Vợ Chồng Quê (nhạc sĩ Phạm Duy) – Khúc hát thanh bình và yêu đời chốn đồng quê

2021/05/14
in Cảm xúc âm nhạc
Ca khúc Vợ Chồng Quê (nhạc sĩ Phạm Duy) – Khúc hát thanh bình và yêu đời chốn đồng quê

Vợ Chồng Quê là một trong ba khúc hát tình tự dân tộc (được gọi là Hương Quê) của nhạc sĩ Phạm Duy, viết về những người dân quê ở chốn ruộng đồng, bên cạnh Em Bé Quê và Bà Mẹ Quê, được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành vào năm 1954. Nhạc sĩ Phạm Duy đã nói ngắn gọn về ca khúc này: “Vợ Chồng Quê tượng trưng cho tình yêu trong sạch, sức làm việc, niềm hạnh phúc chỉ dành cho những kiếp người lành mạnh, biểu tượng hiện tại”. 

Quả thực, ca khúc Vợ Chồng Quê mang đến cho người nghe một luồng sinh khí tươi trẻ, nồng nhiệt, đắm say của những người trẻ, của những cặp vợ chồng mới cưới đang cùng chung tay xây đắp đời sống mới.

Chàng là thanh niên mạch sống khơi trên luống cầy
Nói năng hiền lành như thóc với khoai
Nàng là con gái nết na trong xóm
Nước da đen ròn với nụ cười son

Ngay mở đầu ca khúc, nhạc sĩ giới thiệu đến người nghe hình ảnh chàng trai lực điền chất phát và cô gái thôn quê mang làn da rám nắng đen ròn nhưng duyên dáng, nết na. Họ giống như những hạt giống tốt nhất của làng quê tươi trẻ, khoẻ khoắn và hăng say lao động:

Hỡi anh gánh gạo trên đường, chàng ơi
Gạo Nam, gạo Bắc
Đòn miền Trung, gánh đừng để rơi
Chàng chàng ơi, gánh đừng để rơi


Click để nghe Duy Khánh – Tuyết Mai thu âm Vợ Chồng Quê thập niên 1950

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Đất nước Việt Nam từ ngàn xưa đã được gầy dựng, giữ gìn bởi những người dân thôn quê, chân lấm tay bùn. Dù chỉ làm những công việc lao động bình thường trên đồng ruộng, nhưng trong máu huyết của những chàng trai, cô gái ấy là dòng máu nóng Việt Nam. Trong tình yêu lao động hăng say, nhiệt thành là tình yêu đất nước, yêu trời biển quê hương nước Việt.

Người Việt xưa nay thường ví von dải đất miền Trung nhỏ hẹp, nghèo khó, luôn chịu nhiều thiên tai, mất mát giống như một chiếc quang gánh, gánh hai đầu Bắc Nam. Không lâu sau khi bài hát này được ra đời, miền Trung lại trở thành vùng hỏa tuyến gánh chịu nhiều đau thương nhất. Vậy nên hình ảnh chàng trai gánh gạo Bắc – Nam, bằng chiếc “đòn gánh” miền Trung giống như trọng trách của những người trai đất Việt, phải gánh vác trên vai gánh nặng sơn hà. Và câu hát “Đòn miền Trung, gánh đừng để rơi/ Chàng chàng ơi, gánh đừng để rơi” chính là lời nhắn gửi, mong cầu của nhạc sĩ nói riêng và những người con Việt nói chung mong non sông đất nước luôn liền một giải, không bị gẫy gánh chia đôi.

Hỡi em tát ruộng bên ngòi, nàng ơi
Biển Đông ta tát cạn

Nàng nàng ơi, cho đời thuận nhau
Nàng nàng ơi, cho đời thuận nhau

Nàng nàng ơi, chàng chàng ơi
Nàng nàng ơi, chàng chàng ơi

Hình ảnh những cô gái tát ruộng, tát cạn cả Biển Đông chính là hình ảnh của những người phụ nữ Việt dù nhỏ bé nhưng không hề hèn yếu, luôn đồng thuận, kề vai sát cánh cùng những người trai, cùng gánh vác sơn hà.


Click để nghe Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết hát Vợ Chồng Quê trước 1975

Chàng nhìn đàn chim rồi ước như chim ngang trời
Sống chia miếng mồi, như đũa có đôi
Nàng cười không nói, ngước ra sông núi
Má em hây hồng như áng mây trời

Tình yêu của đôi trai gái quê được khắc hoạ giản dị và đầy ý nhị qua từng câu chữ mộc mạc: “Chàng nhìn đàn chim rồi ước như chim ngang trời, sống chia miếng mồi, như đũa có đôi”. Đó chính là thứ tình yêu bản năng, hồn nhiên, nồng nhiệt và đắm say nhất. Chẳng cần ước hẹn trăm năm, chẳng cần cung vàng điện ngọc, nhà cao lầu lớn, chỉ cần chung đôi, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi.

Một ngày sang Thu
Một buồng cau tơ
Quanh co lối xóm những tà áo mới

Mẹ già yên lòng
Thiếu nữ mơ mòng
Các em nhi đồng trống ếch khua vang

Bức tranh đám cưới làng quê nghèo khó nhưng thanh bình, ngọt ngào, vui tươi, nồng hậu được nhạc sĩ khắc hoạ đầy đủ và rõ nét qua hình ảnh buồng cau tơ, những tà áo mới, mẹ già yên lòng, thiếu nữ mơ mòng và các em nhi đồng trống ếch khua vang. Bất kỳ ai sinh ra và lớn lên ở những miền quê, hẳn sẽ cảm nhận rõ ràng cái không khí nao nao, vui tươi, rộn rã, thân tình của những đám cưới quê. Đó không phải là sự kiện riêng của cá nhân gia đình mà là niềm vui chung của cả làng, cả xóm. Khi một đám cưới diễn ra, hàng xóm làng giếng hoàn toàn không phải là những người ngoài cuộc, họ chung tay cùng nhau giúp đỡ, vun vén cho ngày vui của đôi trai gái được vẹn tròn, vui vẻ.

Chàng vừa cầy sâu, vừa hứng mưa trên đất mầu
Hái bông ngô vàng hay bới khoai nâu
Nàng vừa cuốc bẫm, tắm trong sương sớm
Tát xong nước rồi, sẽ về thổi cơm

Chữ i móc ngược o o ó o tròn, người ơi
Còn trong một nước
Người người ơi, ta còn yêu nhau
Người người ơi, ta đừng bỏ nhau 

(“Chữ i móc ngược o tròn” trong câu hát có lẽ được nhạc sĩ mượn từ câu dạy cách học vỡ lòng tiếng Việt từ đời xưa “Chữ i móc ngược, chữ tờ gạch ngang”, như là cách đề cao tinh thần dân tộc của những người chung một nước).

 

Á ơi, con ngủ cho muồi
À ơi, cười vui trong giấc mộng
À à ơi ! Yêu đời tự do
À à ơi, À à ơi ! À à ơi, à ơi. 

Thuở nào vườn cau vừa mới cao ngang mái đầu
Lúa dăm ba sào, nay đã hai trâu
Nhìn thằng cu bé dẫm mưa trong ngõ
Nước mưa chan hoà cho tốt lúa nhà

Mùa màng năm nay
Gạo tròn tay say
Đêm đêm thức giấc lúc gà chưa gáy

Vì đời yên lành
Nên lúa đa tình
Hứa cho đôi mình kiếp sống thanh bình 

Sau bao khó nhọc, vất vả, đôi vợ chồng trẻ cũng xây đắp được một tổ ấm tươm tất với vườn cau, ruộng lúa, con trâu và những đứa trẻ khoẻ mạnh, hồn nhiên. Họ sống một cuộc đời thanh đạm, nghèo khó nhưng yên bình, lạc quan và hạnh phúc.


Click để nghe Nhật Trường – Thanh Lan hát Vợ Chồng Quê trước 1975

Ca khúc Vợ Chồng Quê được sáng tác vào khoảng năm 1953, và trong đó chứa đựng rất nhiều hình ảnh của chính đôi vợ chồng quê Phạm Duy – Thái Hằng, vào thời điểm họ cưới nhau ở vùng quê Thanh Hóa. Dù là viết nhạc dựa trên hoàn cảnh và những cảm xúc của chính mình, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã nói thay được tâm tư tình cảm của hàng triệu đôi vợ chồng quê của nhiều thế hệ người Việt Nam.

Vợ chồng quê Phạm Duy – Thái Hằng năm 1948

Với ca khúc này, có thể thấy không chỉ tình yêu trai gái, vợ chồng, mà cả tình yêu gia đình, quê hương, xứ sở cùng xuất hiện, hoà thành một thể thống nhất, cùng thăng hoa trong những lời ca ngọt ngào, vui tươi, nồng hậu của thể điệu âm nhạc dân gian được nhạc sĩ Phạm Duy lồng ghép vào ca khúc.

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm duy
ShareTweetPin

Xem bài khác

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn của thi đàn miền Nam từ thập niên...

by admin
October 11, 2022
Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm

Vào thuở đầu tân nhạc, Trung Thu và trăng rằm là một trong những chủ đề được các nhạc sĩ...

by admin
September 8, 2022
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50

Tiếp nối 2 phần trước, ghi lại những câu chuyện về bài nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy,...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Với thơ của Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy có 4 ca khúc nổi tiếng và được yêu thích...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình...

by admin
October 5, 2021
Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Năm 1994, ca sĩ Tuấn Ngọc trở thành con rể của nhạc si Phạm Duy sau khi cưới ca sĩ...

by admin
October 4, 2021
Next Post
Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Duy Trác – “Tiếng hát đại hồ cầm”

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Duy Trác - "Tiếng hát đại hồ cầm"

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

“Nàng thơ” duy nhất trong các sáng tác của nhạc sĩ Hoài Linh: Căn Nhà Màu Tím, Cô Bé Ngày Xưa…

“Bốn chiều” của một ca khúc bất hủ sống mãi cùng năm tháng

Tiếng hát Duy Khánh giữa Saigon

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thanh Thúy – Một tượng đài của dòng nhạc vàng

Ý nghĩa của Bài Không Tên Số 7 (Vũ Thành An) – Một làn khói trắng ru đời vào quên lãng…

Nhạc sĩ Hoàng Giác và ca khúc Ngày Về: “Tung cánh chim tìm về tổ ấm…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và hoàn cảnh sáng tác Thu Ca, Thương Hoài Ngàn Năm…

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân và cuộc tình buồn trong 2 ca khúc “Em Về Với Người” và “Cho Vừa Lòng Em”

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Biển Tình” (Lam Phương) – “Biển xanh cát trắng sóng hòa nhịp ái ân…”

Nhạc sĩ Chung Quân và hoàn cảnh sáng tác bài Làng Tôi năm 16 tuổi: “Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh…”

Ca khúc “Mùa Hoa Anh Đào” của nhạc sĩ Thanh Sơn – Tình yêu như sắc hoa đào, lúc đẹp nhất cũng là lúc phải lìa xa

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.