ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Phượng Yêu” của nhạc sĩ Phạm Duy – Tình yêu si mê và cuồng dại

2019/11/08
in Cảm xúc âm nhạc
Ca khúc “Phượng Yêu” của nhạc sĩ Phạm Duy – Tình yêu si mê và cuồng dại

Là một người ái mộ nhạc Phạm Duy hơn tất cả nhạc của các danh tài nhạc sĩ, tôi yêu nhất nhạc phẩm Phượng Yêu.

Phượng là tên của loài hoa ly biệt của mùa Hè hay là tên của một người con gái? Điều đó không cần thiết thính giả phải tự hỏi, khi từng nốt nhạc bi thương mãnh liệt của tình yêu đã được cây cổ thụ âm nhạc của Việt Nam đã đưa người nghe đến một cõi yêu đương vô cùng, từ nhịp liên hồi da diết từ trái tim yêu của nhạc sĩ đa tài làm rúng động đến từng đôi lứa yêu thương trong cõi nhân tình nhân gian.


Click để nghe Thái Thanh hát Phượng Yêu

Yêu người như lá đổ chiều đông
Như mây hồng chưa tím
Như con chim khóc trong lồng
Như cơn giông đêm hè
Tình ta nức nở canh khuya

Yêu người như suối cuộn rừng sâu
Như con tầu say gió
Như con giun ngước lên trời
Yêu trăng sao vời vợi
Làm sao sao nói được tình tôi.

Yêu người! Yêu Phượng!
Yêu hoa đầu mùa
Yêu mầu rực rỡ, yêu em mù loà
Yêu bằng tiếng nói đơn sơ

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Ca khúc “Thương Tình Ca” và chuyện tình đặc biệt của nhạc sĩ Phạm Duy: “Nhịp chân êm êm thánh thót, đừng cho trăng tan dưới gót…”

Yêu người, yêu cả cơn mơ rụt rè
Yêu bằng gió núi qua khe gập gềnh
Yêu bằng tiếng hát yêu tinh
Yêu người xong, chết được ngày mai

Yêu như loài ma quái
Ði theo ai tới chân trời
Ði không ngơi kêu gào
Làm sao tránh được tình yêu.

Yêu người, yêu có một lần thôi.
Xin yêu, dù gian dối
Xin yêu tôi, dẫu nghi ngờ
Khi bơ vơ còn nhiều
Thì đâu chối bỏ tình yêu.

Yêu người như muôn lá đổ chiều đông kín cõi lòng tái tê, như mây hồng chưa kịp tím màu ly tan, như con chim khóc mồ côi ở trong lồng, nhìn ra ngoài song mà thèm vòng tay xiết chặt vạn vật vào hơi ấm áo tình nhân, như cơn giông đêm hè mưa nguồn chớp bể nghe tình nức nở từng đêm trường thương tưởng bóng hình

Yêu người như lá đổ chiều đông
Như mây hồng chưa tím
Như con chim khóc trong lồng
Như cơn giông đêm hè
Tình ta nức nở canh khuya

Yêu người như ghềnh thác cheo leo vọng âm đến ngàn sau tiếng lòng không biết bày tỏ cùng ai, như suối cuộn rừng sâu về nhức nhối từng vết thương trên từng da thịt rú rừng, như còn tàu say gió lắc lư trên biển sông nổi trôi nghìn cơn sóng. Như con giun bé nhỏ ngước lên trời cao mà hỏi câu muôn thuở tình là thứ chi chi. Yêu người yêu lây đến cả vời vợi trăng sao, chỉ có trăng sao mới thốt lên được muôn lời tha thiết. Làm sao nói được tình tôi, lời nói bất lực, chỉ có âm nhạc và thi ca mới bày tỏ được tâm tình

Yêu người như suối cuộn rừng sâu
Như con tầu say gió
Như con giun ngước lên trời
Yêu trăng sao vời vợi
Làm sao sao nói được tình tôi.

Điệp từ yêu vừa hối hả vừa khoan thai. Náo động tâm can tâm sự nhân thế ai cũng đã từng rung động xôn xao bước vào đường yêu. Mà tiếng yêu được thốt lên, cất cao lên nơi đây lạ lắm, không mòn ruỗng cải lương, không thường tình như những bài ca tình thường. Ngôn ngữ lạc đến chân trời đắm mê xao xác cả cổ kim mùa Hạ thiên thu yêu dấu.

“Yêu mầu rực rỡ yêu em mù lòa”. Ôi sao câu nhạc cũng là câu thơ tình tứ đến thế, thiết tha đến thế, chỉ có bậc thầy phù thủy ngôn từ, nhạc sĩ mới phất cây phất trần phất ra được những lời tinh hoa phát tiết như vậy.

“Yêu bằng tiếng nói đơn sơ. Yêu người yêu cả cơn mơ rụt rè”. Phạm Duy cũng là ông thần thơ lục bát nên mới chen vi diệu được thơ vào nhạc tài tình như thế. Tự nhiên mà tuôn mạch, tự nhiên phát tiết lẽ lời đơn sơ mà qua bao khe gềnh cũng mang hết tấm lòng yêu từ hoa cỏ đồng bằng dâng hiến cho đời bản tình ca bất tuyệt

“Yêu bằng tiếng hát yêu tinh. Yêu người xong, chết được ngày mai”. Đến đây không còn là lời hoa cỏ dung dị nữa, ngôn ngữ từ cánh đồng mộc mạc bay qua cõi man dại hoang đàng khác. Ngất ngây men tình đày đọa nhân tình từ tiếng hát yêu tinh. Tột cùng đắm đuối yêu đương từ yêu người xong, chết được ngày mai!

“Yêu như loài ma quái. Đi theo ai đến chân trời”. Tôi đã “nổi gai ốc” khi nghe đến câu này. Lời ca ma mị quyến luyến đưa người nghe đến một chân trời khác, có tình yêu bất diệt lên ngai ngự trị lên từng cơn mộng tưởng dào dạt chốn thi ca ba đào khác lạ.

“Đi không ngơi kêu gào”. Tội tình quá, bi thiết quá, hạnh phúc đớn đau tuyệt cùng quá. Tình yêu lớn lao của nhạc sĩ quả đáng cho người đời tôn sùng ái mộ, cảm xúc của người nghe dâng trào theo từng tiếng kinh tình yêu của Phạm Duy khơi dậy từ tiếng lòng sâu thẳm của mình gõ và in dấu mãi lên vách đá trăm năm.

Yêu người ! Yêu Phượng!
Yêu hoa đầu mùa
Yêu mầu rực rỡ, yêu em mù loà
Yêu bằng tiếng nói đơn sơ

Yêu người, yêu cả cơn mơ rụt rè
Yêu bằng gió núi qua khe gập gềnh
Yêu bằng tiếng hát yêu tinh
Yêu người xong, chết được ngày mai

Yêu như loài ma quái
Ði theo ai tới chân trời
Ði không ngơi kêu gào
Làm sao tránh được tình yêu.


Click để nghe Julie hát Phượng Yêu

Đoạn kết của ca khúc, tình yêu bay vượt lên cao chót vót đỉnh mây trời, không còn ở lẽ thường của cõi thế nhân thường tình: gian dối, nghi ngờ. “Xin yêu tôi” – Tiếng kêu xin bi thương của trái tim yêu cuồng điên không cưỡng nổi của một tình nhân và cũng là một thiên tài âm nhạc Phạm Duy! Nghệ sĩ thường cảm thấy bơ vơ trên cõi đời thì làm sao mà chối bỏ được tình yêu đắm mê diệu kỳ từ cổ đến kim đã làm điêu đứng nhân loài!

Trong Hồi Ký Phạm Duy, tác giả viết về Phượng Yêu: “Tôi cho rằng được yêu người rồi, nếu ngày mai phải chết, tôi cũng xin vui lòng nhắm mắt!” (tr. 261). Như vậy nghĩa là “Phượng” có quyền làm cho người ta được chết hoặc sống. Hẳn ai cũng sẽ có lần biết được cảm giác là mình không thể nào sống được nữa nếu không có người mình yêu trong đời…

Yêu người, yêu có một lần thôi.
Xin yêu, dù gian dối
Xin yêu tôi, dẫu nghi ngờ
Khi bơ vơ còn nhiều
Thì đâu chối bỏ tình yêu.

Nhạc phẩm Phượng Yêu đã thoảng qua trong tôi từ thuở còn là học trò, rồi dần theo thời gian đã từ từ ngấm vào thẩm thấu, từ từ hoan ca từng giai điệu và mãnh liệt từng ca từ. Khi nhiều lần nghe lại, lần nào tôi cũng chất ngất say như thuở ban đầu yêu em rực rỡ, và yêu em mù lòa thì cần phải mấy mươi năm sau mới cảm nhận được!

Bài: Trương Đình Tuấn
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: phạm duy
ShareTweetPin2

Xem bài khác

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50

Tiếp nối 2 phần trước, ghi lại những câu chuyện về bài nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy,...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Với thơ của Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy có 4 ca khúc nổi tiếng và được yêu thích...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình...

by admin
October 5, 2021
Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Năm 1994, ca sĩ Tuấn Ngọc trở thành con rể của nhạc si Phạm Duy sau khi cưới ca sĩ...

by admin
October 4, 2021
Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Năm 1957, nhạc sĩ Phạm Duy bước chân vào cuộc tình đặc biệt với một thiếu nữ, là nguồn cảm...

by admin
October 2, 2021
Ca khúc “Giọt Mưa Trên Lá” của nhạc sĩ Phạm Duy – Thế giới thu nhỏ trong một hạt mưa nhỏ bé
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Giọt Mưa Trên Lá” của nhạc sĩ Phạm Duy – Thế giới thu nhỏ trong một hạt mưa nhỏ bé

Nhạc sĩ Phạm Duy được nhiều người công nhận là tên tuổi lớn nhất của tân nhạc Việt Nam, nếu...

by admin
October 1, 2021
Next Post
Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và bài thơ-bài hát “Hoa Học Trò” – Bây giờ còn nhớ hay không?

Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và bài thơ-bài hát "Hoa Học Trò" - Bây giờ còn nhớ hay không?

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Nhạc sĩ Giao Tiên và cảm hứng sáng tác trong bài “Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non”

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và cuộc tình định mệnh trong bài hát “Mười Năm Yêu Em”

Số phận long đong của ca khúc “Mùa Xuân Đầu Tiên” – Tuyệt tác sau cùng của nhạc sĩ Văn Cao

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” (Phạm Duy – Minh Đức Hoài Trinh)

Đôi điều về bài hát “Đắp Mộ Cuộc Tình” và nhạc sĩ sáng tác

Hoàn cảnh sáng tác “Mưa Rừng”, “Lạnh Trọn Đêm Mưa” và câu chuyện tình buồn của người nghệ sĩ

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.