ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Mùa Xuân Trên Cao” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng – Mùa xuân và tình yêu trong thời lửa binh

2021/02/10
in Cảm xúc âm nhạc
Ca khúc “Mùa Xuân Trên Cao” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng – Mùa xuân và tình yêu trong thời lửa binh

Mùa Xuân Trên Cao là một ca khúc mùa Xuân nổi tiếng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, nói về tâm sự của một người lính nơi xa xôi, đón xuân về trên vùng cao nguyên rừng núi. Ở nơi rừng sâu núi thẳm đó cùng với bổn phận chinh nhân, anh luôn mơ về duyên tình lứa đôi còn dang dở.

Trời bây giờ trời đã sang Xuân
Anh và mai ngủ bên bìa rừng
Trở giấc ba mươi mộng ảo
Ngày thơ vẫn đẹp vô cùng
Nếu xuân này môi em còn hồng.

Hình ảnh “anh và mai ngủ bên bìa rừng” thể hiện hai thái cực của cuộc đời người lính: Dù gian lao vất vả nơi biên thùy lạnh lẽo nhưng vẫn luôn có những giây phút thật đẹp đẽ, lãng mạn. Quanh năm ngược xuôi khắp nẻo hành quân, một hôm chàng thấy bên bìa rừng bỗng rộ lên những nhành mai vàng rực, mới biết rằng đã đến giao mùa, nàng xuân đã sang.


Click để nghe Dạ Hương hát Mùa Xuân Trên Cao trước 1975

Ngủ bên bìa rừng ở dưới màn sương giăng lạnh lẽo, u buồn và có phần hãi hùng, giấc ngủ cũng không được tròn, nên nửa đêm anh trở giấc sau những giấc mộng ảo cùng nhau kéo về. Nhưng những gian lao vất vả đó sẽ được xóa tan tất cả miễn là “xuân này môi em còn hồng”, nghĩa là em vẫn còn đang đợi chàng ở nơi chiến tuyến, mong một ngày thanh bình sẽ được trở về để nối lại những ngày thơ mộng đẹp vô cùng.

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Tình yêu nào chợt về đêm xuân?
Ta cần nhau, gặp nhau vài lần
Nhìn én bay qua đầu núi
thì xuân đã ngập trong lòng
Thương em vào những ngày lập Đông.

Đêm xuân giữa rừng lạnh lẽo, anh lính vẫn cảm thấy ấm áp khi tình yêu chợt về trong giấc mơ. Có lẽ là hình dáng người yêu đã trở thành một nỗi nhớ da diết khôn nguôi luôn đi vào trong giấc mộng mỗi đêm về, không phải chỉ một lần mà là “ta gặp nhau, gặp nhau vài lần”.

Ở đây tác giả dùng từ “cần nhau, gặp nhau”, nghĩa là dù xa nhau về mặt địa lý, nhưng cả 2 người vẫn mơ về nhau và gặp được nhau từ trong giấc mơ như là một sự thần giao cách cảm.

Rồi khi sáng tinh mơ bừng tỉnh, chàng “nhìn én bay qua đầu núi”, còn nàng thì “nhìn én bay qua đầu ngõ”, 2 câu hát này được nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng lặp lại khác nhau chỉ 1 chữ để nói về hoàn cảnh của đôi người, dù xa nhau nhưng cùng nhìn về một hướng, để rồi được thấy “xuân ngập trong lòng”.

Quê hương trong thời đau thương
Mùa Xuân chia ly là thường
Bao nhiêu khổ nhục tủi hờn
Hát lên nhân loại trả buồn cho Đông.

Lứa đôi yêu nhau nhưng chấp nhận xa nhau vì hoàn cảnh, vì thời cuộc, không có lời than oán. Xuân nay đã về để khoác lên chiếc áo mới cho đất trời, vạn vật được đổi thay và biến chuyển, và con người cũng đón chờ những niềm vui mới, đem trả lại hết tủi hờn cho mùa Đông lạnh lẽo đã qua và hy vọng về những mùa xuân thanh bình sẽ về để lứa đôi lại được sum vầy bên nhau.


Click để nghe Phương Dung hát Mùa Xuân Trên Cao trước 1975

Trời bây giờ trời đã sang Xuân
Ta nhìn em tình yêu thành gần
Mộng ước xanh như màu cỏ
Dù bao lửa hạ đông buồn
Mong Xuân này em vẫn còn Xuân.

Đã qua một đêm xuân nhiều mộng ảo, trời đã dần bừng sáng buổi tinh mơ, anh lính nhìn màn cỏ xanh mướt hơi sương, xanh như màu của mộng ước dù phải trải qua mấy mùa hoang phế lửa binh của lửa hạ đông buồn, chàng vẫn mong một niềm mong mỏi duy nhất: Xuân này em vẫn còn Xuân. Điều đó cũng có nghĩa là em vẫn còn tuổi xuân thì, vẫn một lòng chờ đợi người về…

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: trầm tử thiêng
ShareTweetPin

Xem bài khác

Nhà văn Bình Nguyên Lộc và câu chuyện Đò Dọc: “Có một gia đình trung lưu trí thức…”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nhà văn Bình Nguyên Lộc và câu chuyện Đò Dọc: “Có một gia đình trung lưu trí thức…”

Không rõ là có một sự liên quan nào đó, mà có khá nhiều văn sĩ - thi sĩ miền...

by admin
June 5, 2021
Cuộc đời của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng qua 12 ca khúc trong album Kinh Khổ (tiếng hát Khánh Ly)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng qua 12 ca khúc trong album Kinh Khổ (tiếng hát Khánh Ly)

Trong thời gian khoảng 40 năm qua của làng nhạc hải ngoại, có lẽ đã có hàng chục ngàn loại...

by admin
January 26, 2021
Nghe lại giọng hát của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và những ca khúc “Tình Ca Dọc Đường”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại giọng hát của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và những ca khúc “Tình Ca Dọc Đường”

Trong bài viết này, xin mời các bạn nghe lại giọng hát của chính nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng được...

by admin
January 26, 2021
Nghe lại 20 bài hát hay nhất của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thu âm trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 20 bài hát hay nhất của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thu âm trước 1975

Trầm Tử Thiêng là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng trước năm 1975 với...

by admin
January 26, 2021
Cảm nhận về ca khúc “Ta Đã Gặp Mùa Xuân” (Trầm Tử Thiêng – Nhật Ngân) – “Ta đã có mùa xuân ta chờ đợi…”
Cảm xúc âm nhạc

Cảm nhận về ca khúc “Ta Đã Gặp Mùa Xuân” (Trầm Tử Thiêng – Nhật Ngân) – “Ta đã có mùa xuân ta chờ đợi…”

Trong một lần hiếm hoi nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác chung với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, họ đã...

by admin
January 13, 2021
Ca khúc “Tưởng Niệm” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng – Bài ca của phận người
Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Tưởng Niệm” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng – Bài ca của phận người

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sinh năm 1937 tại Quảng Nam, mất năm 2000 tại Mỹ. Những thăng trầm trong...

by admin
November 19, 2020
Next Post
Ca khúc “Phiên Gác Đêm Xuân” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Bài nhạc xuân đầu tiên của dòng nhạc vàng

Ca khúc "Phiên Gác Đêm Xuân" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông - Bài nhạc xuân đầu tiên của dòng nhạc vàng

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Xuân Tiên – “Cây trường sinh” của tân nhạc Việt Nam

Nhan sắc khả ái của ca sĩ Phương Hoài Tâm qua bộ sưu tập hình ảnh trước 1975

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Khánh Băng – Người nhạc sĩ sáng tác nhiều thể loại nhất trước 1975

Nhóm Lê Minh Bằng – Huyền thoại bất tử của Nhạc Vàng

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên – Một đời sáng tác tình ca

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Có một “chiều vàng” trải “nỗi lòng”…

Ca khúc “Bà Mẹ Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy – Nhớ về những người mẹ tần tảo ở quê xưa

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Phố Buồn (Phạm Duy) – Bức tranh chân thật về cuộc sống dân nghèo ở ven đô Sài Gòn thập niên 1950

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hào Hoa của nhạc sĩ Giao Tiên

Nhạc sĩ Anh Bằng, nhà thơ Nhất Tuấn và bài thơ-bài hát “Hoa Học Trò” – Bây giờ còn nhớ hay không?

Những ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Lam Phương viết cho danh ca Bạch Yến: Tình Bơ Vơ, Chờ Người, Thu Sầu…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.