ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Xuất xứ bài hát

Ca khúc “Mùa Thu Chết” (Phạm Duy) và và giọng hát Julie Quang tròn nửa thế kỷ trước

2021/01/18
in Xuất xứ bài hát
Ca khúc “Mùa Thu Chết” (Phạm Duy) và và giọng hát Julie Quang tròn nửa thế kỷ trước

Khi nhắc đến ca sĩ Julie (trước đây có nghệ danh là Julie Quang), người ta thường nhắc đến ca khúc Mùa Thu Chết, và ngược lại. Đó như là một sự gắn kết định mệnh, vì mặc dù là ca khúc này đã 3 nữ danh ca thượng thặng khác trình bày, như Thái Thanh, Lệ Thu, nhưng cái tên được nhắc đến nhiều nhất vẫn là Julie.


Click để nghe Julie hát năm 1992

Mùa Thu Chết là ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ thơ của thi sĩ Pháp Apolinaire theo bản dịch tiếng Việt của Bùi Giáng. Ca khúc này gắn liền với sự nghiệp của Julie, bởi vì đây là ca khúc mà cô thu dĩa đầu tiên, là ca khúc đánh dấu thời điểm Julie chuyển sang hát nhạc Việt sau một thời gian dài hát nhạc ngoại trong những năm đầu của sự nghiệp. Đặc biệt hơn, bài hát này được nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác riêng cho Julie, và cũng trong thời điểm đó, nghệ danh “Julie Quang” được nhạc sĩ Phạm Duy chọn để ra mắt công chúng.

Về nguồn gốc cái tên này, Julie kể lại rằng lúc cô thu âm bài Mùa Thu Chết, bà Sáu Liên (chủ hãng dĩa Việt Nam) yêu cầu ca sĩ phải có tên tiếng Việt để in trên bìa dĩa, và nhạc sĩ Phạm Duy đã ghép thêm tên Quang (tức Duy Quang) vào bên cạnh Julie, như là ngầm ý chúc phúc cho đôi uyên ương Duy Quang – Julie đã gắn bó với nhau được hơn 2 năm.


Click để nghe Mùa Thu Chết bản thu trong dĩa nhựa năm 1970 của Julie

Julie nói về bài hát như sau: “Mùa Thu Chết là một kết hợp của Thi Ca – East meets West (Đông Tây gặp gỡ) – thai nghén và sinh ra bởi những cổ thụ như Apolinaire, Bùi Giáng và Phạm Duy thì làm sao không đáp ứng được nhu cầu thời thế. Duyên may cho tôi kết tụ tại đấy…”

Xem bài khác

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc Đường Tình Đôi Ngả và Tình Nào Trong Mắt Em (nhạc sĩ Ngân Giang)

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Trong hồi ký của mình, Julie kể rằng vào năm 1970, thời điểm cô bắt đầu được nhạc sĩ Phạm Duy dẫn dắt để chuyển sang hát nhạc Việt, cô không biết Bùi Giáng là ai, dù lúc đó ông đã là một thi sĩ lừng lẫy.

Một hôm Bùi Giáng đến thăm Phạm Duy, nhạc sĩ khoe với thi sĩ: “Để Moi bảo bọn nhỏ đàn hát cho Toi nghe! Julie, con hát bài “Vòng Tay Nữ Sinh” và bài “Hai Khía Cạnh Cuộc Đời nhé!” (Đó là 2 ca khúc nhạc ngoại lời Việt của Phạm Duy, tên gốc là To Sir With Love và Both Sides Now).

Trong lúc Julie hát thì Bùi Giáng cầm cây bút chì hí hoáy vào một tờ giấy… Rồi ông khen Julie hát hay, và nói: “Ông và Bố sẽ có bài hát dính liền với tên con!”

Khi Julie đang hát thì thi sĩ dịch bài thơ L’autaumne est morte của thiên tài Guillaume Apolinaire ra tiếng Việt ngay tại chỗ, và cũng trong ngày hôm ấy nhạc sĩ Phạm Duy đã cho ra đời ca khúc Mùa Thu Chết để dành riêng cho giọng hát Julie:

“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,
Em nhớ cho mùa thu đã ᴄhết rồi”

Câu chuyện bắt đầu với một cụm hoa Thạch thảo, một loài hoa nhỏ bé mong manh Thạch Thảo tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp mềm mại, thanh tú, nữ tính. Hoa Thạch Thảo thường nở vào cuối Thu vì khi những bông hoa nhỏ bé ấy hé nở cũng là lúc mùa Thu sắp tàn.

Những hình ảnh đó đã đi vào bài thơ tiếng Pháp tuyệt tác: “L’adieu” của Guillaume Apollinaire:

L’adieu

J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends

Bản dịch tiếng Pháp của thi sĩ đại tài Bùi Giáng:

Lời Vĩnh Biệt

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã ᴄhết rồi

Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó…

Bài thơ và bài hát đều rất ngắn, nội dung cũng thật dung dị, không cao sang hay sâu xa thách đố, nhưng chỉ cần như vậy, bài hát đã tiếp nối bài thơ, trở nên bất tử trường tồn trong suốt hơn nửa thể kỷ.

Dù mùa Thu chẳng bao giờ ᴄhết , nó đi rồi lại trở về trong vòng xoay của đất trời, nhưng đã có biết bao cuộc tình đã ᴄhết trong mùa Thu, có bao người tình yêu dấu đã chia tay và chẳng bao giờ trở lại theo mùa Thu. Và bản nhạc Mùa Thu Chết bao nhiêu năm qua vẫn làm ngấn lệ bao cặp tình nhân.

Hoa Thạch thảo nguyên gốc trong bài thơ Pháp mang tên Bruyère, vốn không có ở Việt Nam. Rất nhiều người Việt vẫn quen gọi cúc tím (như trong hình bên trên) hay cúc cánh mối là hoa Thạch Thảo. Tuy nhiên đó không phải là loài hoa mà bài thơ – bài hát nhắc tới. Bruyère trong từ điển Pháp – Việt là Thạch Thảo, nhưng Bruyère là một loài hoa khác, không phải cúc và chỉ có mọc ở xứ ôn đới, cũng có màu tím, như trong hình bên dưới:

Đông Kha (nhacxua.vn)

Tags: juliephạm duy
ShareTweetPin

Xem bài khác

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thơ Cung Trầm Tưởng và dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy qua bài viết năm 1959

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng là một trong những tên tuổi lớn của thi đàn miền Nam từ thập niên...

by admin
October 11, 2022
Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc Chú Cuội (nhạc sĩ Phạm Duy) – Chuyện tình nàng tiên nga trong một đêm trăng rằm

Vào thuở đầu tân nhạc, Trung Thu và trăng rằm là một trong những chủ đề được các nhạc sĩ...

by admin
September 8, 2022
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 3: Những ca khúc thập niên 1940-50

Tiếp nối 2 phần trước, ghi lại những câu chuyện về bài nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy,...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy – Phần 2: Thơ Phạm Thiên Thư

Với thơ của Phạm Thiên Thư, nhạc sĩ Phạm Duy có 4 ca khúc nổi tiếng và được yêu thích...

by admin
October 5, 2021
Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)

Nhạc sĩ Phạm Duy cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ nhiều nhất, nổi tiếng nhất, điển hình...

by admin
October 5, 2021
Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại 15 ca khúc nhạc Phạm Duy hay nhất qua giọng hát Tuấn Ngọc

Năm 1994, ca sĩ Tuấn Ngọc trở thành con rể của nhạc si Phạm Duy sau khi cưới ca sĩ...

by admin
October 4, 2021
Next Post
Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Thu, Hát Cho Người” (Vũ Đức Sao Biển) – Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa? –

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc "Thu, Hát Cho Người" (Vũ Đức Sao Biển) - Mùa thu nào cho người về thăm bến xưa? -

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Điển cố và thơ cổ trong nhạc Nguyễn Văn Đông

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Sĩ Phú (1940-2000)

Ca sĩ Huỳnh Phi Tiễn vẫn gắn bó với nhạc vàng và bolero sau khi rời Asia

Tình bạn hơn nửa thế kỷ của 2 nữ danh ca Lệ Thu – Khánh Ly

Tản mạn về thơ Nguyễn Bính

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Giảng (Thông Đạt) – Tác giả của những ca khúc bất tử: Ai Về Sông Tương, Hoa Cài Mái Tóc…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Mèo Hoang (Hàn Châu): ‘Có phải em về trong đêm nay…’

Nhạc sĩ Hoàng Dương và hoàn cảnh sáng tác Hướng Về Hà Nội – “Hà Nội ơi, những ngày vui đã ra đi…”

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca khúc viết cho Khánh Ly: “Rơi Lệ Ru Người” – Thí dụ bây giờ tôi phải đi…

Câu chuyện có thật về đằng sau ca khúc Hai Mùa Noel (Đài Phương Trang) – “Mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường…”

Cảm nhận về 2 ca khúc “Anh Còn Nợ Em” – “Anh Còn Yêu Em” – dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Anh Bằng thập niên 2000

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần thứ nhất: “Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn…”

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.