ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Hận Đồ Bàn” của nhạc sĩ Xuân Tiên – Một trang sử bi hùng của vương quốc Champa

2020/12/08
0
Ca khúc “Hận Đồ Bàn” của nhạc sĩ Xuân Tiên – Một trang sử bi hùng của vương quốc Champa

Ca khúc Hận Đồ Bàn là một bài nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Xuân Tiên được sáng tác vào thập niên 1950.

Về hoàn cảnh sáng tác của ca khúc này, nhạc sĩ Xuân Tiên chia sẻ rằng thời trẻ ông đã nghiên cứu về âm điệu của các miền đất nước, trong đó có vùng Qui Nhơn, Bình Định. Sau này khi đã vào Sài Gòn, công tác trong đài phát thanh, ông muốn sáng tác 1 ca khúc với chủ đề khác với chủ đề tình yêu đôi lứa của các nhạc sĩ khác nên mới tìm hiểu lại lịch sử của vùng đất Bình Định, về dân tộc Chăm và lịch sử vương quốc Champa mấy trăm năm trước đó để sáng tác thành ca khúc Hận Đồ Bàn, nói thay lời của người dân nước Chiêm bị “vong quốc” năm xưa.


Click để nghe Trường Hải hát Hận Đồ Bàn trước 1975

Đồ Bàn – trong nhiều thế kỷ – chính là kinh đô của Chiêm quốc, gắn liền với tên tuổi vị vua nổi tiếng nhất của dân tộc Chăm là Chế Bồng Nga (Po Binasuor). Để tìm hiểu về ca khúc Hận Đồ Bàn, xin sơ lược về lịch sử Champa (không đi sâu vào chi tiết, vì những tư liệu lịch sử này dễ dàng tiếp cận trên internet).

Champa là một quốc gia cổ, từng tồn tại suốt 17 thế kỷ, từ năm 192 đến 1832 trong công nguyên, độc lập với Đại Việt ở phía Bắc và đế quốc Khmer ở phía Tây. Thời cực thịnh, vương quốc Champa mở rộng từ Quảng Bình cho đến Bình Thuận ngày nay. Vào thời kỳ đó, lãnh thổ của Đại Việt chỉ từ Quảng Bình trở lên, còn từ Bình Thuận trở vào phía Nam là lãnh thổ của người Khmer (Phù Nam, Chân Lạp, Khmer).

Xem bài khác

Cảm xúc khi nghe Chiếc Lá Thu Phai của Trịnh Công Sơn

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Champa là tên gọi chung các triều đại của người Chăm với các quốc hiệu là Lâm Ấp, Hoàn Vương và Chiêm Thành. Trong phạm vi ca khúc Hận Đồ Bàn, nhạc sĩ Xuân Tiên chỉ nhắc đến riêng thời kỳ mà Champa mang quốc hiệu Chiêm Thành, với các ca từ như: Chiêm thuyền, người dân nước Chiêm. Vương triều Chiêm Thành tồn tại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15, với vị vua nổi tiếng nhất là Chế Bồng Nga đã từng làm cho vua tôi nhà Trần của nước Đại Việt nhiều phen kinh hồn.

Một nửa đầu bài hát, ca từ và giai điệu rất thê lương, buồn nhắc về thời oanh liệt của một vương quốc đã không còn nữa. Chứng tích còn lại cho đến ngày nay chỉ là những tháp nghiêng rêu phong, hoang phế và tịch liêu. Những lầu các xưa, nơi từng là cung điện xa hoa thể hiện quyền lực của đế vương, với muôn vạn quân reo, cùng những tiệc liên hoan xa hoa mừng công, dạ yến tưng bừng, nay chỉ còn là một màu xanh ngát của rừng bạt ngàn.

Đứng trước những phế tích nhuốm màu thời gian, với tiếng gọi từ ngàn năm vọng về cùng hồn thiêng của các bậc quân vương xưa, người du khách – cũng là người nhạc sĩ – đã không tránh khỏi những cảm xúc sầu thương hoang hoải.

Ở đoạn sau đó, giai điệu bài hát trở nên nhanh hơn, ca từ đầy tính bi hùng:


Click để nghe Chế Linh hát Hận Đồ Bàn

Thời kỳ Champa của vương triều Chiêm Thành, thành Đồ Bàn bắt đầu được xây dựng và trở thành kinh đô. Thành cổ Đồ Bàn ngày nay đã trở thành những phế tích tàn phai, chỉ còn lại một vài di chỉ ở địa phận An Nhơn cách thành phố Qui Nhơn gần 30km.

Trong đoạn nhạc này, nhạc sĩ đã nhắc về trận Đồ Bàn oanh liệt của vua Chế Bồng Nga vào năm 1377. Trước đó vài năm, Chế Bồng Nga đã từng “vượt khơi về kinh đô” nước Đại Việt bằng đường thủy để tiến vào cửa Đại An,  chiếm cả kinh thành Thăng Long, vua quan nhà Trần phải bỏ cả thành để chạy. Quân Chiêm vơ vét của cải rồi rút về.

Để phục hận, vua Trần Duệ Tông tái dựng lực lượng rồi tấn công xuống phía Nam, tiến đến tận kinh thành Đồ Bàn. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ngoài thành, cho người đến trá hàng, nói với Trần Duệ Tông rằng vua Chiêm đã bỏ thành trốn. Vua nhà Trần trúng kế, đích thân thúc quân tiến vào thành, bị quân Chiêm mai phục. Quân Đại Việt thua to, vua Duệ Tông bị trúng tên và ƭử tɾận.

Thừa thắng, Chế Bồng Nga đưa quân tràn lên phía Bắc, chiếm Nghệ An vào tháng 3, chiếm Thanh Hóa vào tháng 4. Sau đó quân nhà Trần mới đánh lui được. Chỉ trong 10 năm, Chế Bồng Nga lại nhiều lần đưa quân đánh Đại Việt và chiếm giữ được cả thành Thăng Long một thời gian. Nhà bác học Lê Quý Đôn mô tả: “vua ra vào thành như đi vào chỗ không người, chỉ trong mấy năm đến phá kinh đô 3 lần, làm cho vua tôi phải kιnh hoàng”.

Tuy nhiên năm 1390, trong một lần “Bắc phạt”, Chế Bồng Nga ƭử tɾận ở cửa ngõ Thăng Long, chỉ vì một tiểu tướng của ông làm phản và chỉ điểm.

Sự ra đi của Chế Bồng Nga đã khép lại một trang hùng sử trong lịch sử Champa. Ông được xem là vị vua vĩ đại cuối cùng của vương quốc Champa, vì sau khi ông mất, nước Chăm không còn quật khởi như trước được nữa.

Một thời oanh liệt người dân nước Chiêm
Lừng ghi chιến công vang khắp non sông.

Mộng kia dẫu tan, cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non.
Người xưa đâu? Mồ đắp cao nay đã sâu thành hào.
Lầu các đâu? Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu.

Người xưa đâu?
Người xưa đâu?
Người xưa đâu?

Nay người xưa đã không còn, mồ đắp cao cũng đã sâu thành hào, đứng ngẩng trông cảnh xưa nay chỉ thấy một màu hoang phế, người nay không thể tránh khỏi những ngậm ngùi. Cuối bài hát là tiếng kêu dài bi thương “Người xưa đâu…”, gợi lòng tiếc nhớ vô bờ.

Trở lại với trận Đồ Bàn, đó được xem là một trong những thất bại lớn nhất lịch sử quân sự của các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, trận này cũng được xem là chιến công hiển hách nhất của quân dân người Chiêm. Ngược lại, có lẽ không người dân Việt nào cảm thấy tự hào khi nhắc về trận Đồ Bàn. Đó cũng là lý do mà cho đến ngày nay, hơn 60 năm sau khi Hận Đồ Bàn của Xuân Tiên ra đời, thì ca khúc này vẫn còn nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Người ta có lý do khi cho rằng ca khúc này không nên được phổ biến rộng rãi, bởi vì nhắc đến “hận” Đồ Bàn, nhắc về nỗi niềm vong quốc của người Chiêm năm xưa, cũng có thể là nhắc lại những hận thù rất xưa cũ giữa 2 dân tộc Chiêm và Việt mà ngày nay đã về một mái nhà chung, sau khi vua Minh Mạng đã xóa sổ vương quốc Champa từ đầu thế kỷ 19.

Tuy nhiên, nếu bỏ qua những luận điểm đó, thì ca khúc Hận Đồ Bàn vẫn được nhiều thế hệ nghe nhạc vàng yêu thích, đặc biệt là qua giọng hát của Chế Linh, một hậu duệ của dân tộc Chiêm năm xưa.

Trước Chế Linh, có một ca sĩ người gốc Ấn Độ là Việt Ấn cũng đã rất thành công với ca khúc này, mời các bạn nghe lại sau đây:


Click để nhghe Việt Ấn hát Hận Đồ Bàn

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Quốc Dũng
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Quốc Dũng

Nhạc sĩ Quốc Dũng đã để lại gia tài âm nhạc với loạt tình khúc được yêu thích, nhiều thể...

by admin
September 25, 2023
Xem lại phim “Trường Tôi” của Lê Dân có nhạc sĩ Quốc Dũng đóng vai nam chính
Bàn Tròn Âm Nhạc

Xem lại phim “Trường Tôi” của Lê Dân có nhạc sĩ Quốc Dũng đóng vai nam chính

Năm 1974, đạo diễn Lê Dân thực hiện cuốn phim điện ảnh đen trắng mang tên Trường Tôi và giới...

by admin
September 24, 2023
Vĩnh biệt nhạc sĩ Quốc Dũng – Tác giả của Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa, Điệp Khúc Mùa Xuân, Đường Xưa
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Quốc Dũng – Tác giả của Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa, Điệp Khúc Mùa Xuân, Đường Xưa

Sau thời gian sức khỏe bị suy yếu vì nhiều chứng bệnh, nhạc sĩ Quốc Dũng đã qua đời sáng...

by admin
September 24, 2023
Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Nhạc sĩ Vinh Sử là một trong những tên tuổi tiêu biểu của nhạc vàng miền Nam trước 1975, đặc...

by admin
September 10, 2023
Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím

Nhạc sĩ Đan Thọ vừa qua đời ở tuổi 99 vào ngày 5/9/2023 tại Houston, Texas. Ông tên thật là...

by admin
September 7, 2023
Câu chuyện về ca khúc Nhớ Người Ra Đi (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa…”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Câu chuyện về ca khúc Nhớ Người Ra Đi (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa…”

Trong số những ca khúc viết thời đi kháng chiến của nhạc sĩ Phạm Duy, hầu hết là những ca...

by admin
August 27, 2023

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.