ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Cảm xúc âm nhạc

Ca khúc “Chắp Tay Lạy Người” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi thói đời khinh bạc và tình người đổi thay

2020/11/23
in Cảm xúc âm nhạc
Ca khúc “Chắp Tay Lạy Người” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi thói đời khinh bạc và tình người đổi thay

Nhạc sĩ Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của nhạc vàng Việt Nam. Ngoài những ca khúc viết về tình yêu, về tâm sự người lính, ông còn viết nhạc về tình đời và tình người, tiêu biểu nhất là Thói Đời và Chắp Tay Lạy Người.

Trước năm 1975, Chắp Tay Lạy Người đã được ca sĩ Chế Linh thu thanh vào Dĩa Hát Việt Nam, sau đó các nữ ca sĩ Thanh Thúy và Dạ Hương cũng đã thu trong băng cối vào đầu thập niên 1970.


Click để nghe Dạ Hương hát trước 1975

Ca khúc này chất chứa nỗi lòng đau đớn, những ưu tư về tình đời khinh bạc với những câu hát buồn vô bờ bến ngay từ những câu hát đầu tiên:

“Tôi chắp tay xin lạy tôi, lạy người đời, lạy bạn bè, lạy em đã lừa dối.
Tôi xin lạy cơn đau, đi trên vực sâu, nghe buồn gì đâu khi chưa tỏ tình đã nói xa nhau.”

Xem bài khác

Ca khúc Kiếp Dã Tràng của nhạc sĩ Từ Công Phụng – Khi chuyện tình giống như loài dã tràng xe cát

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Việc “lạy người đời”, “lạy bạn bè”, “lạy người tình”, và lạy cả những cơn đau sau những gian dối này, đã thể hiện niềm đau xót tột cùng của nhân vật “tôi” trong bài hát. Đỉnh điểm của nỗi đau đó là hình ảnh “Tôi chắp tay xin lạy tôi”. Dường như đó là nỗi đau quá sức chịu đựng đã làm cho thần trí người trở nên điên đảo, chới với giữa những niềm đau, và vì đã quá nhiều lần chịu đau thương nên người trở nên sợ hết tất thảy, sợ đến cả chính mình.

Câu hát “đi trên vực sâu” thể hiện sự chông chênh trên bước đường đời, có lẽ bởi vì người không cảm nhận được tình thân ái nào từ nhân thế, từ bạn bè, và với người tình thì cũng đã xa nhau khi còn chưa kịp có lời bày tỏ.


Click để nghe Chế Linh hát trước 1975

“Tôi chắp tay xin lạy
đêm ngủ thật lạ mà lạnh đầy cô đơn buốt thịt da,
ôm mối tình liêu trai cơn mê vụt trôi xa khỏi tầm tay
để tôi nói ghét người, yêu người.”

Đêm thật lạ, đầy nỗi suy tư, không giống như là nhiều đêm trước, bởi vì người đang thổn thức với niềm cô đơn lạc lõng đến vô cùng khi đã nhận ra rằng cuối cùng thì cuộc tình mơ tưởng bấy lâu chỉ là một làn sương mờ ảo ảnh. Càng cố ôm vào mối tình liêu trai ấy thì càng bẽ bàng, như là cố bắt lấy những hư không của một thứ mộng ảo phù du. Lòng thấy giận người, nhưng càng giận thì càng yêu và không thể nào quên được.

Đoạn nhạc này cho thấy được sự tài hoa của nhạc sĩ Trúc Phương với cách dùng chữ thật tuyệt diệu, chỉ với 4 câu ngắn ngủi nhưng người nghe cảm nhận được sự cô đơn đến lạnh người…

 “Khơi thêm đau vết thương đời mang,
nhớ yêu đương nỗi nhớ bàng hoàng

Bạn thân trở mặt, người yêu xa dấu tay ôm
Lạy người cho tôi biết buồn nên ơn sâu đã thành oán hờn.”

“Vết thương đời mang” đã trở thành sâu sắc, khơi lại chỉ thêm buồn. Người tình thì xa, bạn thân cũng trở mặt. Đoạn nhạc này gợi nhớ đến bài hát nổi tiếng về tình đời – tình người khác cùng của nhạc sĩ Trúc Phương là Thói Đời: “Bạn quên ta tình cũng quên ta nên chung thân ta giận cuộc đời”, hoặc trong bài Tự Tình Trong Đêm với câu hát: “Tôi lặng lẽ cúi đầu, cúi đầu. Buồn tình nhân, buồn nhân thế thêm sâu.”

Như vậy có thể thấy nỗi đau này của nhạc sĩ là có thật, nỗi đau đã thành những ám ảnh khó quên nên đã nhiều lần xuất hiện trong bài hát, chứ không đơn thuần là nỗi đau thương mơ hồ nào đó được tác giả hư cấu ở trong âm nhạc.

“Lạy người cho tôi biết buồn, nên ơn sâu đã thành oán hờn” – Khi tình đời đổi trắng thay đen, những thân ái ngày cũ càng nhiều thì càng trở thành những oán hờn sâu đậm của hôm nay. Tuy nhiên, người cũng xin lạy tạ ơn những nỗi buồn đó, là những trải nghiệm đã thành bài học khó quên trong đời.

Phiên khúc cuối cùng của ca khúc là lời từ biệt của người để lại. Sau những đau thương, ai cũng muốn quay về với sự bình yên để bước tiếp được trên đường đi tới:

“Tôi chắp tay xin cảm ơn thật vội vàng
để được bình yên trên bước ngựa hoang.
Khi u hoài phôi pha ghi trong bài ca cho người phụ ta
lời tha thiết cũng thành xa lạ.”

Sau những buồn thương dài vô tận, người chỉ còn muốn “bình yên trên bước ngựa hoang”, và trước khi bỏ lại tất cả sau lưng, người muốn gửi lại lời “cảm ơn” đến tình đời – tình người vì những bài học thấm thía ở đời sau khi đã trải qua biết bao nhiêu dập vùi khổ đau. Câu hát này có lẽ cũng đúng với suy nghĩ của nhạc sĩ Trúc Phương, dù trải qua bao nhiêu sóng gió thì ông vẫn không trách oán, nên vào những năm tháng cuối đời, ông đã viết một ca khúc có tựa đề là Xin Cám Ơn Đời, như là lời cám ơn đến những tột đỉnh hạnh phúc và tận cùng nỗi đau mà ông đã đi qua.


Click để nghe Thanh Thúy hát trước 1975

Những ca khúc viết về tỉnh đời như là Chắp Tay Lạy Người, Thói Đời và Tự Tình Trong Đêm, dù không phải là những bài nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nhạc sĩ Trúc Phương, nhưng lại có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của ông, bởi vì trong những ngày tháng cuối đời, ông nhiều lần phải chứng kiến những thói đời khinh bạc và sự bạc bẽo của tình người, giống như chính những lời ca mà người nhạc sĩ tài hoa đã viết ra vào hơn 20 năm trước đó.

Bài: Minh Hiếu – Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Tags: trúc phương
ShareTweetPin

Xem bài khác

“Hình Bóng Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi đường tình chia hai lối mộng
Cảm xúc âm nhạc

“Hình Bóng Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương – Khi đường tình chia hai lối mộng

Khi nhắc đến nhạc sĩ Trúc Phương, người ta nhớ đến rất nhiều bài nhạc vàng bất tử: Nửa Đêm...

by admin
July 20, 2021
“Tàu Đêm Năm Cũ” – Một ca khúc bolero “kinh điển” của nhạc sĩ Trúc Phương và dòng nhạc vàng
Cảm xúc âm nhạc

“Tàu Đêm Năm Cũ” – Một ca khúc bolero “kinh điển” của nhạc sĩ Trúc Phương và dòng nhạc vàng

Nhạc sĩ Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng, được nhiều người...

by admin
April 8, 2021
“Nửa Đêm Ngoài Phố” – Câu chuyện về ca khúc đã đánh dấu sự gắn bó của Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương
Cảm xúc âm nhạc

“Nửa Đêm Ngoài Phố” – Câu chuyện về ca khúc đã đánh dấu sự gắn bó của Thanh Thúy và dòng nhạc Trúc Phương

"...Với thể điệu Rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đau buồn của một người khi người yêu không đến...

by admin
March 14, 2021
Nhạc sĩ Trúc Phương và ca khúc Bóng Nhỏ Đường Chiều – “Bàn tay thon ngón nhỏ đan tay rắn sông hồ…”
Cảm xúc âm nhạc

Nhạc sĩ Trúc Phương và ca khúc Bóng Nhỏ Đường Chiều – “Bàn tay thon ngón nhỏ đan tay rắn sông hồ…”

Làng nhạc Sài Gòn ngày xưa có đến hàng trăm nhạc sĩ đã từng sáng tác nhạc vàng, là những...

by admin
March 12, 2021
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm” (Trúc Phương) – “Môi em đang xuân nhưng mắt buồn ngấn lệ trần…”
Cảm xúc âm nhạc

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm” (Trúc Phương) – “Môi em đang xuân nhưng mắt buồn ngấn lệ trần…”

Trong nhạc vàng, đã có rất nhiều lần xuất hiện hình dáng của sân ga và những chuyến tàu trong...

by admin
February 5, 2021
Nghe lại những bài nhạc vàng hay nhất của Trúc Phương qua tiếng hát Thanh Thúy trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Nghe lại những bài nhạc vàng hay nhất của Trúc Phương qua tiếng hát Thanh Thúy trước 1975

Nhắc đến nhạc sĩ Trúc Phương, ai cũng nhớ đến giọng hát Thanh Thúy, và ngược lại. Từ cuối thập...

by admin
September 19, 2020
Next Post
Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Nhật Trường – Thanh Lan

Những “đôi song ca vàng” trước năm 1975: Nhật Trường - Thanh Lan

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Nhạc sĩ Lê Thương và một đời cống hiến cho tân nhạc Việt Nam

Tiểu sử ca sĩ Trần Thái Hòa – Giọng ca trữ tình tiêu biểu của nhạc hải ngoại thế hệ sau năm 2000

Hoàn cảnh sáng tác “Bài Không Tên Số 2” (Vũ Thành An) – Một chuyện tình như trong tiểu thuyết

Ý nghĩa của Bài Không Tên Số 7 (Vũ Thành An) – Một làn khói trắng ru đời vào quên lãng…

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Trần Trịnh – Từ “Lệ Đá” đến “huyền thoại Trịnh Lâm Ngân”

Đôi nét về nghệ sĩ đàn bầu Đức Thành – Hình ảnh quen thuộc với khán giả hải ngoại trên Paris By Night

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Bãi Nắng” – Ca khúc hay nhưng ít người hát của nhạc sĩ Lam Phương

Nhạc sĩ Chung Quân và hoàn cảnh sáng tác bài Làng Tôi năm 16 tuổi: “Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh…”

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

Mối tình cao thượng trong “Bài Không Tên Cuối Cùng” – Vũ Thành An: “Hãy yêu nhiều người em tôi…”

Sự tích về “Lá Diêu Bông” trong thơ – nhạc, và mối tình “chị – em” của thi sĩ Hoàng Cầm

Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 2: Ai Xuôi Vạn Lý – Sự tích của núi sông

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.