ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Xưa

Bí ẩn khu mộ cổ dòng họ Lâm của nhạc sĩ Lam Phương hiện vẫn còn ở công viên Tao Đàn

2020/12/27
in Xưa
Bí ẩn khu mộ cổ dòng họ Lâm của nhạc sĩ Lam Phương hiện vẫn còn ở công viên Tao Đàn

Ngày nay, trong khuôn viên của công viên Tao Đàn (Vườn Tao Đàn xưa) vẫn còn một khu mộ cổ hơn 200 năm tuổi đã được nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2014. Đó là mộ cổ nhà họ Lâm, và ít người biết, chủ nhân của khu mộ này ông Lâm Tam Lang, chính là cụ tổ 7 đời của nhạc sĩ Lam Phương – tên thật là Lâm Đình Phùng.

Khu mộ này gồm 2 ngôi mộ lớn nằm kề nhau được xây dựng bằng hợp chất ô dước (vôi sống, cát mịn, bột vỏ sò trộn với mật mía và nước nhớt của một loại cây rừng), cùng một số ngôi mộ nhỏ khác.

Bên trong quần thể này có tiền sảnh, sân thờ và nhà mồ. Trước mộ có bia bằng chữ Hán. Căn cứ từ tấm bia này có thể xác định, người nằm trong mộ kia là ông Lâm Tam Lang (mất năm 1795) và vợ là bà Mai Thị Xã.

Từ dòng chữ trên bia “Đại Nam. Hiển khảo trọng giang…” cho thấy, ngôi mộ được xây vào thời vua Minh Mạng.

Căn cứ theo quy mô của khu mộ cổ, có thể thấy đây là nơi an nghỉ của một người rất quyền thế hoặc giàu có. Vậy ông Lâm Tam Lang là ai?

Xem bài khác

Hình ảnh về Chợ Đà Lạt xưa – Kiến trúc độc đáo của thập niên 1950

Tuyển chọn hình ảnh hiếm của Thủ Dầu Một – Bình Dương ngày xưa

Tìm lại gia phả họ Lâm ở Kiên Giang, có ghi thủy tổ dòng họ này như sau:

Đời Thứ 1: Ông Lâm Tam Lang (17?? – 1795)

Ông Lâm Tam Lang, tự là Nguyên Thất, không biết năm sinh. Ông mất vào mùa thu năm Ất Mão (1795). Ông là người gốc ở Quảng Đông, Trung Quốc, không biết di cư sang Việt Nam từ khi nào, cư ngụ tại Saigon, Gia định.

Ông có vợ là bà Mai Thị Xã. Không biết năm sinh, năm mất.

Song mộ nguyên táng của ông và bà tại Vườn Ông Thượng, Sài Gòn (nay là công viên Tao Đàn). Vào vườn Tao Đàn phía cổng đường Nguyễn Thị Minh Khai – Trương Định thì mộ ông bà ở ngay phía bên trái. Mặt tiền vòng mộ xoay hướng ra cổng vườn Tao Đàn đường Nguyễn Du – Trương Định.

Hậu duệ đời thứ 4 của ông Lâm Tam Lang là võ tướng Lâm Quang Ky, người được xem là Lê Lai cứu chúa của xứ Kiên Giang, được đặt tên cho đường lớn ở Rạch Giá, song song với đường Nguyễn Trung Trực. Ngoài ra tên của Lâm Quang Ky cũng được đặt cho một con đường ở Quận 2, Sài Gòn ngày nay, bên hông công viên Thạnh Mỹ Lợi.

Lâm Quang Ky là phó tướng của anh hùng chống Pháp Nguyễn Trung Trực, đã giả làm chủ tướng để bị bắt và bị hành quyết, nhờ vậy mà lãnh tụ nghĩa binh Nguyễn Trung Trực chạy thoát.

Các thế hệ đời sau của ông Lâm Quang Ky hầu hết đều theo con đường binh nghiệp, trong đó tên tuổi lẫy lừng nhất là người đời thứ 7 của họ Lâm, cháu gọi Lâm Quang Ky bằng ông cố: Đại tá Lâm Quang Phòng.

Cũng đời thứ 7 của họ Lâm, nhưng ở nhánh khác của Lâm Quang Phòng, là một nhân vật kiệt xuất khác, chính là nhạc sĩ Lam Phương, tên thật là Lâm Đình Phùng.

Khu mộ thập niên 1960

Ngày 10-4-2014, UBND thành phố quyết định công nhận mộ cổ họ Lâm là di tích lịch sử cấp thành phố để gìn giữ, bảo tồn.

Theo đánh giá hiện trạng di tích trong Danh mục kiểm kê di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn Sài Gòn giai đoạn 2010-2020: Tổng thể công trình kiến trúc mộ cổ họ Lâm được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Đây là một trong những ngôi mộ hợp chất có diện tích lớn và kiến trúc đẹp còn lại ở Sài Gòn.

“Cụm mộ là một trong những kỷ niệm cuối cùng của những thế hệ tiền hiền – hậu hiền trong nhiều lớp lương dân đi “mở nước” và xây đắp lãnh thổ và lãnh hải trên các nẻo đường thiên lý hướng về Nam”, Phó giáo sư – tiến sĩ Phạm Đức Mạnh nói.

Khu mộ sau khi được sơn lại:

Tổng hợp

ShareTweetPin

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Next Post
Nhạc sĩ Lam Phương và “Hạnh Phúc Mang Theo”, nỗi buồn để lại

Nhạc sĩ Lam Phương và "Hạnh Phúc Mang Theo", nỗi buồn để lại

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Ai là người đầu tiên đổi lời bài hát Hoa Trinh Nữ, từ “lính xa nhà” thành “khách phong trần”?

Ca sĩ Elvis Phương và Ban Phượng Hoàng – Một thời vàng son của nhạc trẻ Sài Gòn

Lệ Thanh và Hà Thanh – Đôi “Song Thanh” nổi tiếng của nhạc vàng miền Nam

Đôi song ca Quang Bình & Trang Thanh Lan – Cặp đôi đẹp trên sân khấu lẫn ngoài đời của thập niên 1980-1990

Cuộc đời và sự nghiệp của danh ca Thanh Thúy – Một tượng đài của dòng nhạc vàng

Những kết hợp bất thường trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn dưới góc độ ngữ pháp

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác “Lòng Mẹ” của nhạc sĩ Y Vân – bài “quốc ca của tình mẫu tử”

Hoàn cảnh sáng tác bài hát ‘Về Quê Ngoại’ và những ký ức thời thơ ấu của nhạc sĩ Hàn Châu

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Người Yêu Cô Đơn” qua lời kể của tác giả: Khi tình yêu không xây trên bạc vàng…

Ngày xưa Hoàng Thị…

Ca khúc “Thiên Thai” của Văn Cao – Khi âm nhạc vươn tới sự tuyệt mỹ

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc Nhìn Những Mùa Thu Đi (Trịnh Công Sơn)

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.