ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Bài viết của ca sĩ Hoàng Oanh: “Lê Thương – Người thầy âm nhạc thuở đầu đời”

2021/09/16
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Bài viết của ca sĩ Hoàng Oanh: “Lê Thương – Người thầy âm nhạc thuở đầu đời”

Bài viết sau này là của danh ca nhạc vàng Hoàng Oanh, kể về những kỷ niệm đẹp thời tuổi thơ cùng cố nhạc sĩ Lê Thương. Ít người biết rằng nghệ danh của ca sĩ Hoàng Oanh (tên thật là Kim Chi) bắt nguồn từ 1 bài hát của nhạc sĩ Lê Thương, và nhạc sĩ Lê Thương cũng là người thầy của cô lúc chập chững vào con đường ca hát.

Ca sĩ Hoàng Oanh là cử nhân văn chương của đại học Văn Khoa Sài Gòn, có lẽ vì vậy mà những bài viết của cô luôn tràn đầu cảm xúc, và cô cũng thường viết về những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời ca hát của mình…

Được sự cho phép của ca sĩ Hoàng Oanh, nhacxua.vn xin đăng nguyên văn bài viết của cô sau đây:

—

Mỗi năm, vào mùa Trung Thu, Hoàng Oanh lại nhớ đến bài “Thằng Cuội” của nhạc sỹ Lê Thương:

“Bóng trăng trắng ngà
Có cây đa to
Có thằng Cuội già
Ôm một mối mơ…”

Xem bài khác

Phương Tâm – “Nữ ca sĩ rock’n’roll” Việt Nam đầu tiên và hành trình tìm lại những bản thu âm 60 năm trước

Bàn về thành kiến “Xướng Ca Vô Loại” – Phiếm luận của nhà văn Sơn Nam năm 1966

Đây là một bài hát trẻ thơ đã được các em thiếu nhi hát rất nhiều trong mấy chục năm qua. Đến nay, chú Cuội đã già nhưng bài hát vẫn chưa già.


Click để nghe bài Thằng Cuội

Nhớ lại năm xưa, cuộc đời nghệ sỹ của Hoàng Oanh rất may mắn khi có được hai người thầy khai tâm cho Hoàng Oanh: đó là ba của Hoàng Oanh và nhạc sỹ Lê Thương (bạn của Ba Hoàng Oanh). Ba của Hoàng Oanh là một nhạc sỹ tài tử, ông biết xử dụng nhiều nhạc cụ như: guitare, violin, clarinet, đại hồ cầm. Ông có mở một lớp dạy nhạc ở Tân Định. Cả hai ông thầy thấy Hoàng Oanh có năng khiếu về âm nhạc, nên đã ra sức chỉ dạy cho Hoàng Oanh về ca và múa khi Hoàng Oanh mới vừa được 4 tuổi.

Đến 5 tuổi (1951), Hoàng Oanh đã đứng trên sân khấu đài Pháp Á dự thi tuyển lựa ca sĩ thiếu nhi. Nhạc sỹ Lê Thương là người đầu tiên hướng dẫn Hoàng Oanh bước đi theo điệu nhạc; vào những đêm trăng sáng ông thường tụ họp một số các trẻ nhỏ ở trong xóm cùng với Hoàng Oanh để tập ca múa những ca khúc của ông, và những hoạt cảnh tuổi thơ ông tập cho các em làm theo. Nhờ vậy mà sau nầy, có lúc Hoàng Oanh đã dàn dựng được mấy màn ca múa thiếu nhi cho trường Bộ Binh Thủ Đức.

Thời gian đầu, khi hát các ban nhi đồng ở đài phát thanh, Hoàng Oanh lấy tên thật là Kim Chi. Nhưng khi gia nhập ban Tuổi Xanh (1958), trong ban có một cô bé ca sĩ cũng trùng tên Kim Chi, nên ba của Hoàng Oanh đổi nghệ danh cho con mình thành Hoàng Oanh, lấy theo một câu hát của nhạc sỹ Lê Thương “Chờ tin thư chim Hoàng Oanh đưa…” (Bản Đàn Xuân).

Từ nhỏ, Hoàng Oanh đã thích thơ nên hay nghêu ngao ngâm mấy câu thơ mình yêu thích. Không ngờ tiếng ngâm non nớt đó đã lọt vào tai nhạc sỹ Lê Thương làm ông chú ý. Ông nhận ra được năng khiếu trong tiếng ngâm của Hoàng Oanh nên khi hãng dĩa Sóng Nhạc thu âm bài trường ca Hòn Vọng Phu của ông, ông đã đề nghị bác Nguyễn Tất Oanh (chủ hàng dĩa Sóng Nhạc) mời Hoàng Oanh ngâm ba đoạn thơ mở đầu cho ba bài Hòn Vọng Phu với giọng ca Duy Khánh (1961) khi Hoàng Oanh vừa tròn 15 tuổi.


Click để nghe Hoàng Oanh ngâm thơ trước bài Hòn Vọng Phu 1,2,3, với giọng hát Duy Khánh

Sự thành công của Hòn Vọng Phu đã khiến cho hãng dĩa liên tiếp mời Hoàng Oanh thu thanh thêm nhiều bài thơ vào dĩa hát, ví dụ như bài “Đẹp Hậu Giang” của thi sĩ Kiên Giang, và bài “Ngậm Ngùi” của thi sĩ Huy Cận (ngâm thơ cho chú Anh Ngọc hát).


Click để nghe Anh Ngọc hát Ngậm Ngùi, Hoàng Oanh ngâm thơ

Kể từ khi ngâm thơ cho trường ca Hòn Vọng Phu, sự giao hòa giữa thơ và nhạc đã gây cho Hoàng Oanh nhiều cảm xúc. Hoàng Oanh có cảm hứng muốn kết hợp hai bộ môn nghệ thuật rất gần gũi nầy. Cho nên sau đó, khi gặp một bài hát tình cảm nào, Hoàng Oanh thường đi tìm những câu thơ thích hợp để ngâm dẫn vào bài nhạc trước khi hát, tạo thành một phong cách riêng. Phong cách đó phải nói là khởi nguồn từ nhạc sỹ Lê Thương.

Nhạc sỹ Lê Thương tên thật là Ngô Đình Hộ. Ông sinh ngày 08-01-1914 tại Hà Nội. Ông tham gia sinh hoạt văn nghệ từ giữa thập niên 30 của thế kỷ trước, và là một trong những nhạc sỹ tiêu biểu của âm nhạc Việt Nam trong thời kỳ phôi thai. Năm 1941, ông vào Nam và dạy học ở Bến Tre. Nhạc của ông rất đa dạng, ông đặt nhiều nhạc cho thiếu nhi: Thằng Cuội, Tuổi Thơ, Ông Ninh Ông Nang, Cô Bán Bánh, Con Mèo Mà Trèo Cây Cau…

Năm 1950, ông có đặt một bài hát cho học sinh. Bài nầy rất nổi tiếng, thường được hát trong các trường học; đó là bài “Học Sinh Hành Khúc” (Học sinh là người Tổ Quốc mong cho mai sau). Năm 1951, ông cho ra đời một bài hát dân dã “Lòng Mẹ Việt Nam” (Bà Tư bán hàng có bốn người con). Nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, một bài kinh điển của nhạc Việt là trường ca Hòn Vọng Phu. Trong một dịp khác Hoàng Oanh sẽ nói rõ hơn và chi tiết hơn về ba bài Hòn Vọng Phu nầy của ông.

Mùa Trung Thu năm nay, cũng vừa đúng kỷ niệm 25 năm ngày mất của nhạc sỹ Lê Thương (17-09-1996). Hoàng Oanh xin mượn những giòng chữ nầy để tưởng nhớ đến người thầy yêu kính năm xưa, cũng là một nhạc sỹ tiên phong, một nhạc sỹ của tuổi thơ, một tài hoa của âm nhạc Việt Nam. Tuy ông đã mất đi, nhưng ông đã để lại cho chúng ta một gia tài âm nhạc thật là quý báu.

Ca sĩ Hoàng Oanh

ShareTweetPin

Xem bài khác

Phương Tâm – “Nữ ca sĩ rock’n’roll” Việt Nam đầu tiên và hành trình tìm lại những bản thu âm 60 năm trước
Bàn Tròn Âm Nhạc

Phương Tâm – “Nữ ca sĩ rock’n’roll” Việt Nam đầu tiên và hành trình tìm lại những bản thu âm 60 năm trước

Nữ ca sĩ Phương Tâm sinh năm 1945, được xem là một trong những sĩ hát nhạc rock, kích động...

by admin
June 6, 2023
Bàn về thành kiến “Xướng Ca Vô Loại” – Phiếm luận của nhà văn Sơn Nam năm 1966
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về thành kiến “Xướng Ca Vô Loại” – Phiếm luận của nhà văn Sơn Nam năm 1966

Trong hàng trăm năm, giới nghệ sĩ sân khấu luôn gánh chịu thành kiến "xướng ca vô loại". Cho dù...

by admin
June 6, 2023
Hoàn cảnh sáng tác bài “Mong Chờ” và chuyện tình trên sông Hương của nhạc sĩ Xuân Tiên: “Đàn ai buông tơ bên trăng sáng…”
Xuất xứ bài hát

Hoàn cảnh sáng tác bài “Mong Chờ” và chuyện tình trên sông Hương của nhạc sĩ Xuân Tiên: “Đàn ai buông tơ bên trăng sáng…”

Khi nhắc đến những ca khúc nhạc vàng viết về xứ Huế nổi tiếng nhất, người ta thường nghĩ đến...

by admin
June 2, 2023
Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương
Bàn Tròn Âm Nhạc

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Càng nhìn em yêu em hơn và yêu em mãi Dù phút êm đềm xa xưa nay đã đi vào...

by admin
March 9, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.