ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Auld Lang Syne – Nhớ về “Bài Ca Tạm Biệt” trong các buổi sinh hoạt tập thể ngày xưa

2020/09/30
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Auld Lang Syne – Nhớ về “Bài Ca Tạm Biệt” trong các buổi sinh hoạt tập thể ngày xưa

Có lẽ vẫn còn nhiều người nhớ thời bé đã từng hát nhại giai điệu với những câu “chế” ngộ nghĩnh:

“Tò te cây me đánh đu, thằng cu nhảy dù, cao bồi bắn súng. Chết cha con ma nào đây, làm tao hết hồn, thằn lằn cụt đuôi”…

Bài này còn có những biến thể lời Việt khác, chủ yếu là hát cho vui vẻ chứ không có ý nghĩa cụ thể, thí dụ như:

“Tò te Rô-be đánh đu, Tặc-zăng nhảy dù, Zô-rô bắn súng. Chết cha con ma nào đây, thằng Tây hết hồn, thằn lằn cụt đuôi”.

Câu hát này nhắc đến một số nhân vật nổi tiếng từng làm cho trẻ em miền Nam say mê qua các tập truyện tranh hoặc phim ảnh trước 1975.

Bài hát này có tên tiếng Pháp là Ce n’est qu’un au Revoir (hoặc Chant des Adieux), được nhà thơ Thế Lữ chuyển sang lời Việt thành bài hát mang tên Bài Ca Tạm Biệt từ thập niên 1940, thường được hát khi chia tay nhau sau các buổi sinh hoạt tập thể như trại hè hoặc hướng đạo với lời ca như sau:

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Vì đâu anh em chúng ta ngày nay sắp cùng bùi ngùi xa cách
Cớ sao ta không còn trông rồi đây có ngày mình còn gặp nhau
Cách nhau nhưng ta hằng vui vì nay biết sau còn ngày sung sướng
Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày lại còn gặp nhau.


Click để nghe Bài Ca Tạm Biệt

Ngoài ra, còn có một phiên bản lời Việt khác nói về chia tay trường lớp, với câu hát đầu tiên là: Hè sang, anh em chúng ta cùng nhau chúc thầy ngàn câu thương mến…

Vì bài hát này được người Pháp mang vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 nên nhiều người Việt tưởng đây là bài hát Pháp. Thực ra, bài hát nổi tiếng khắp thế giới này có nguồn gốc từ xứ Scotland (Vương Quốc Anh) với tựa đề là Auld Lang Syne.

Auld Lang Syne trong tiếng Scotland cổ có nghĩa tiếng Anh là “old long since”, hoặc “long long ago”, “in the days gone by”, nghĩa là “ngày xửa ngày xưa”, “những ngày xa xưa”.

Auld Lang Syne được thi hào kiêm nhạc sĩ Robert Burns sáng tác lời và phổ thành nhạc năm 1788 dựa theo một điệu dân ca cổ của của Scotland, sau đó nhanh chóng trở thành giai điệu âm nhạc phổ biến không chỉ ở các nước nói tiếng Anh mà còn nhiều quốc gia trên thế giới, với các phiên bản được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Nếu như ở Việt Nam, bài nhạc tiếng Anh quen thuộc nhất trong dịp đầu năm là Happy New Year của ban nhạc người Thụy Điển – ABBA, thì ở nhiều nơi trên thế giới, bài Auld Lang Syne thường được vang lên trong thời khắc giao thừa để tiễn biệt năm cũ và đón mừng năm mới. Khác với bài Happy New Year có nội dung khá u ám, thì phiên bản tiếng Anh của Auld Lang Syne có nội dung tươi vui phù hợp với ngày đầu năm:

For auld lang syne, my dear
For auld lang syne
We’ll take a cup o’ kindness yet
For auld lang syne.

(Cho những ngày tươi đẹp cũ, bạn thân yêu
Cho những ngày tươi đẹp cũ
Chúng ta cùng nâng ly vì điều tốt lành
Cho những ngày tươi đẹp cũ…)

Bài hát nhắc nhở mọi người là tất cả những điều đã xảy ra đều đáng trân quý. Kết thúc một năm với nhiều buồn vui, trong giờ phút giao thừa này chỉ cần chúng ta còn bên nhau và cùng nâng ly để đón chờ tương lai tươi sáng ở phía trước.

Ngoài ra, Auld Lang Syne cũng thường được sử dụng trong các đám tang, lễ tốt nghiệp, hoặc các buổi lễ khác mang tính chất tạm biệt nhau. Điều đặc biệt của ca khúc này là có thể hát với nhiều phong cách khác nhau: Hát trong nghi lễ, hát vui nhộn, hát tha thiết, hoặc hát trong niềm tưởng tiếc… đều được. Trong buổi lễ bàn giao lãnh thổ Hongkong về cho Trung Hoa đại lục năm 1997, giai điệu quen thuộc của bài hát này cũng được vang lên, mời bạn xem lại sau đây:

Dưới đây mời các bạn nghe một số phiên bản khác của Auld Lang Syne:

Đông Kha – nhacxua.vn biên soạn

ShareTweetPin1

Xem bài khác

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Chánh (Ban Shotguns) – Tác giả của Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn…
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi gắn liền với ban Shotguns trước 1975, đã vừa qua đời tại Nam California...

by admin
January 8, 2023
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (1937-2020)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những tên tuổi nổi bật nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm...

by admin
December 22, 2022
Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi
Tin Tức

Tác giả Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ – Nhạc sĩ Hà Phương – nhập viện vì tai biến và té gãy xương đùi

Nhạc sĩ Hà Phương, tác giả của những ca khúc nhạc vàng quen thuộc là Mưa Qua Phố Vắng, Mùa...

by admin
December 5, 2022
Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nữ ca sĩ Uyên Ly của tam ca Ba Con Mèo (Cat’s Trio) trước 1975

Ban nhạc nữ Ba Con Mèo được xem là ban tam ca nữ nổi tiếng nhất của nhạc Việt thời...

by admin
December 2, 2022
Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Hùng Cường – Bạch Tuyết: Cơn “sóng thần” của sân khấu cải lương trước 1975

Nền nghệ thuật Cải lương Việt Nam giai đoạn những năm 1960 – 1970 sinh ra nhiều cặp đào –...

by admin
November 1, 2022
Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000
Bàn Tròn Âm Nhạc

Thời thơ ấu và những năm đầu sự nghiệp của Như Quỳnh được kể lại qua bài báo năm 2000

Năm 2000, Như Quỳnh đã trải qua hơn 5 năm sự nghiệp ca nhạc ở hải ngoại. Quãng thời gian...

by admin
October 24, 2022
Next Post
Ý nghĩa của bài hát “Ông Trăng Xuống Chơi” (nhạc sĩ Phạm Duy) – Niềm vui bất tận dưới bóng trăng của tuổi thơ xưa

Ý nghĩa của bài hát "Ông Trăng Xuống Chơi" (nhạc sĩ Phạm Duy) - Niềm vui bất tận dưới bóng trăng của tuổi thơ xưa

Comments 1

  1. Pingback: Auld lang syne – Tháng ngày năm nao

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Sự nghiệp ngắn ngủi của ca sĩ Thúy Nga (hiền thê của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ) qua bài phỏng vấn năm 1957

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Đôi nét về danh ca Ngọc Cẩm của “Đôi song ca miền thùy dương” một thời (Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết)

Những nữ ca sĩ có nét đẹp khả ái nhất làng nhạc Sài Gòn xưa

Những chữ “tiếng Tây” trong nhạc vàng: sault, treilli, poncho, demi garcon… có nghĩa là gì?

Nhạc sĩ Ngân Giang và những ca khúc bất tử: Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến, Tình Nào Trong Mắt Em…

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Em Về Miệt Thứ” của nhạc sĩ Hà Phương – “Miệt Thứ” là ở đâu?

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

Hoàn cảnh sáng tác bài “Không” (Nguyễn Ánh 9) – Nỗi day dứt về mối tình đầu khó quên…

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của ca khúc Căn Nhà Xưa (nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn) – “Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải…”

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Giọt Lệ Đài Trang” (Châu Kỳ) – Còn đâu lá ngọc cành vàng…

Ý nghĩa và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Mèo Hoang (Hàn Châu): ‘Có phải em về trong đêm nay…’

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Ca từ trong nhạc xưa: Bàn tay thon ngón nhỏ, đan tay ‘rắn’ sông hồ

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.