ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Bài viết Bàn Tròn Âm Nhạc

Ai là cha đẻ của cụm từ “Đừng Gọi Anh Bằng Chú”?

2019/12/04
in Bàn Tròn Âm Nhạc
Ai là cha đẻ của cụm từ “Đừng Gọi Anh Bằng Chú”?

Những người yêu nhạc vàng, có lẽ nhiều người biết đến ca khúc Đừng Gọi Anh Bằng Chú của nhạc sĩ Anh Thy, được Trung Chỉnh và Phương Hoài Tâm hát lần đầu trước năm 75. Sau này thấy hiếm có ca sĩ khác hát lại ca khúc có lời rất dễ thương này:

Em ơi đừng gọi anh bằng chú
Khi em, em chín thơm hoa mộng
Chưa vấn vương gì
em lúc Xuân thì, c
òn anh mới đôi mươi…

Xin em đừng gọi anh bằng chú
Ô hay sao chú hay mơ mộng
Sao chú hay nhìn sao chú hay cười
Làm con bé bâng khuâng…

Nguồn gốc của sự tích “đừng gọi anh bằng chú” này được tác giá Nguyễn Ngọc Chính ghi lại như sau:

Năm 1963, nhà văn Chu Tử cho ra đời tác phẩm “Yêu”. Ấn bản đầu tiên của “Yêu” đã bán hết 5.000 cuốn chỉ trong vòng 25 ngày! Phải nói đây là một hiện tượng “đột phá” trong văn chương niền Nam vào thập niên 1960.

Xem bài khác

Ca khúc “Tình Bơ Vơ” và mối tình đơn phương của nhạc sĩ Lam Phương

Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns

Chu Tử cũng là nhà văn chủ trương chỉ chọn một chữ cho tất cả mọi sáng tác của mình. Như tiểu thuyết đầu tiên xuất hiện trên thị trường, có tên là “Yêu”. Sau đó là một loạt những tiểu thuyết có nhan đề một chữ như “Sống”, “Huyền”, “Loạn” rồi “Tiền”, “Nắng”…

Trong “Yêu”, Chu Tử kể ra rất nhiều hình thức của tình yêu xảy ra trong gia đình giáo sư Thức với 4 cô con gái ở vào lứa tuổi cập kê. Bốn cô, mỗi người một tính và, do đó, mỗi người “yêu” một kiểu. Cũng vì thế, Chu Tử đặt tựa cho cuốn truyện chỉ vỏn vẹn có một chữ: YÊU!

Chuyện thầy Đạt (bạn của GS Thức) yêu Diễm (con gái của GS Thức) là một chuyện tình… vượt thời gian và cả không gian. Diễm nhớ lại 10 năm trước đây:

“… cái buổi chiều có nắng thu, Đạt cầm tay nàng, xềnh xệch lôi nàng trên con đường mòn đưa tới suối, và nàng lật đật chạy theo Đạt, thỉnh thoảng lại nấc lên một tiếng vì cơn khóc mới chấm dứt… Diễm nhớ lại từng chi tiết khung cảnh chiều hôm đó, từng cử chỉ của Đạt, nhớ lại cả khuôn mặt lầm lì và cái nhìn nghiêm khắc của Đạt, khi Đạt cởi quần áo cho nàng, bế nàng xuống nước… Diễm như sống lại cái cảm giác mênh mông khi nước suối lành lạnh mùa thu làm nàng ôm chầm lấy Đạt và Đạt công kênh nàng lên vai, đưa nàng ra giữa dòng suối, khiến Diễm vừa sợ, vừa thích…. Và Diễm đã nói: “Nhớn lên cháu lấy chú Đạt”.

Mười năm sau, trong một bức thư Đạt gửi cho Diễm có đoạn:

“Lá thư Diễm đọc đây, Diễm coi như một bức thư “tình” cũng được, hoặc coi như thư của “chú” Đạt cũng được! Mà coi như “thư của chú Đạt” thì tiện hơn vì “chú” Đạt thì tất nhiên thực hơn, gần gũi hơn, không thể có những lời giả dối với “cháu” Diễm được…”

“Từ khi mà – cách đây hơn mười năm – giữa dòng suối, Diễm bá cố chú Đạt để hồn nhiên nói với “chú” rằng: “Nhớn lên cháu lấy chú Đạt”, tôi vẫn nhớ lời Diễm, và từ đó, tôi vẫn tự nhủ: “Mình cố gắng làm một cái gì, lập sự nghiệp gì, đợi cho Diễm nó nhớn lên, rồi lấy nó là vừa”.

“Thật là một ý nghĩ ngông cuồng, lãng mạn! Nhưng thú thật với Diễm, là qua cái bề ngoài lừng khừng, khô khan của tôi, “chú” Đạt của Diễm cho đến lúc này, cũng vẫn chỉ là một đứa mơ mộng bất trị “reveur incorrigible” như Ba Diễm thường phê bình tôi.

“Chính vì tôi là đứa mơ mộng hão huyền, nên mặc dầu tôi biết là khi nói “Nhớn lên, cháu lấy chú Đạt” Diễm chỉ là đứa con nít bảy tuổi và Diễm không hiểu “lấy” là thế nào, chỉ mơ hồ thấy Ba má Diễm yêu nhau thì lấy nhau, nên đinh ninh rằng hễ ai yêu ai thì tất nhiên “lấy” nhau!

“Chính vì tôi mơ mộng cho nên tôi vẫn không quên lời “hứa” của Diễm và không hiểu sao, tôi vẫn tin một cách vô lý là Diễm còn nhớ lời Diễm nói, còn nhớ cái buổi chiều “lịch sử” tắm suối đó! Vậy Diễm còn nhớ không hay đã quên, quên hết rồi? Riêng tôi thì tôi nhớ lắm, nhớ một cách rất rành mạch! Tôi nhớ và tôi đợi Diễm nhớn lên!…

“Bây giờ thì Diễm nhớn rồi, Diễm hiểu “lấy” là thế nào rồi. Nhưng Diễm nhớn thì tôi lại thấy mình “già” rồi, “già” nghĩa là không xứng đôi với Diễm chứ không phải “già” là già. Già và nhất là chưa làm được cái gì, chưa lập được sự nghiệp “chó” gì như lời Ba Diễm thường phàn nàn chung cho tôi và cho Ba Diễm!

“Không những chẳng lập được sự nghiệp gì mà còn mất mát rất nhiều. Nhưng tôi càng mất dần tin tưởng ở cuộc đời thì tôi lại càng cố bám vào cái tin tưởng cuối cùng, tin tưởng rằng nhớn lên “Diễm lấy chú Đạt”. Bởi vì tôi vẫn băn khoăn lo một ngày kia mình không những không tin ở lý tưởng bình sinh nữa mà cũng không còn yêu đương nổi nữa! Sống không lý tưởng mà cũng không biết yêu đương thì còn sống để làm gì, có phải không Diễm?”

***

Rốt cuộc, chuyện tình Đạt-Diễm cũng đến một ngõ cụt: mặc dù yêu Đạt, Diễm vẫn phải lên xe hoa với Khải để đem lại niềm vui cho gia đình. Cuộc đời Diễm từ khi lấy Khải luôn sống trong sự ghen tuông của chồng. Phải chăng đó là số mệnh?

Diễm khuyên Đạt nên lấy Trang, một cô học trò cũ. Chính Diễm và Uyển đứng làm chủ hôn. Sau ngày cưới, Đạt và Trang đi Vũng Tàu hưởng tuần trăng mật một tháng. Họ hoàn toàn không biết Diễm và Khải khi ở tiệc cưới ra về gặp tai nạn do quá chén. Khải từ trần và Diễm sống trong hoảng loạn.

Chuyện tình yêu “Thầy-Trò, Chú-Cháu” trong “Yêu” đã trở thành một mối quan tâm của xã hội thời thập niên 60s ở Sài Gòn. Sau này, đề tài đã khiến nhạc sĩ Anh Thy viết nên bản nhạc “Đừng Gọi Anh Bằng Chú”. Điều đó đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng của tiểu thuyết “Yêu” với cuộc sống hàng ngày.

Trong ca khúc Đừng Gọi Anh Bằng Chú, nhạc sĩ Anh Thy có nhắc đến tên 2 nhân vật nổi tiếng thời đó là Đạt và Diễm trong tiểu thuyết của Chu Tử như sau:

Xin em đừng gọi anh bằng chú
Cho anh, anh nói em nghe
chuyện trong sách anh đọc
Ông chú tên Đạt và cháu Diễm yêu nhau…

Để rồi anh thầm nghĩ về mơ ước đôi ta
em là cô cháu Diễm mang áo trinh nguyên…
anh là ông chú trẻ
anh là ông chú Đạt
tàu neo bến tình yêu…

Tuy nhiên không rõ vì lý do gì mà trong bản thu âm trước năm 1975, Trung Chỉnh và Phương Hoài Tâm hát lời giống như vậy mà là có đôi chút khác ở phần lời thứ 2. Mời các bạn nghe ca khúc:

Xem lại tờ nhạc ca khúc này, nhạc sĩ Anh Thy lời tựa: Cho những cô cháu của chú Anh Thy. Theo bà Phạm Thị Nguyệt – em gái của nhạc sĩ kể lại:

“Tôi còn nhớ, ngày đó anh trai tôi nhận được rất nhiều thư ái mộ của các cô gái trẻ, thậm chí còn ngồi trên ghế nhà trường. Thư gửi về gia đình nhiều quá, anh không trả lời hết, nhờ chị em tôi xem giúp. Khi đó, các cô gái cứ viết gọi anh bằng “chú” hay “đại nhạc sĩ”. Đọc thư mà tôi cũng buồn cười. Cũng vì điều này mà anh sáng tác ca khúc “Đừng Gọi Anh Bằng Chú””.

nhacxua.vn biên soạn
Nguồn: tác giả Nguyễn Ngọc Chính

Tags: anh thy
Share708TweetPin

Xem bài khác

Cuộc đời ngắn ngủi của nhạc sĩ Anh Thy và sự nhầm lẫn về tác giả bài “Hoa Biển”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Cuộc đời ngắn ngủi của nhạc sĩ Anh Thy và sự nhầm lẫn về tác giả bài “Hoa Biển”

Nhạc sĩ Anh Thy (có nơi ghi là Anh Thi) là nhạc sĩ nổi tiếng với các ca khúc Hoa...

by admin
July 20, 2019
Next Post
Những địa danh ở miền Nam được đặt tên theo địa hình, địa thế

Những địa danh ở miền Nam được đặt tên theo địa hình, địa thế

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Cuộc đời và sự nghiệp của Hùng Cường – Nghệ sĩ đa tài nhất của làng nghệ thuật miền Nam

Ý nghĩa của bài hát “Nếu Có Yêu Tôi” (Trần Duy Đức – Ngô Tịnh Yên) – “Có nhớ thương tôi thì đến với tôi bây giờ…”

Như Quỳnh và hành trình trở thành ngôi sao hải ngoại qua loạt ảnh xưa và nay

Đỗ Lễ – Nhạc sĩ của những tình khúc dở dang

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp nhất của danh ca Thanh Thúy – “Hoa hậu nghệ sĩ” năm 1961

Việt Ấn – Ca sĩ gốc Ấn Độ với bài hát “Hận Đồ Bàn” và số phận bi thảm nhiều uẩn khúc

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác bài “Dạ Lai Hương” (nhạc sĩ Phạm Duy) – Một đêm thơm xứ Huế, một bản tình ca tinh khiết

Nhạc sĩ Trường Sa và “Rồi Mai Tôi Đưa Em”

Chuyện tình trong ca khúc “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) – Nỗi lòng của kẻ tuyệt vọng

Chuyện tình nhạc sĩ Quốc Dũng – Bảo Yến và hoàn cảnh sáng tác “Bài Ca Tết Cho Em” (nhạc sĩ Quốc Dũng)

Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài hát “Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời” (nhạc sĩ Phạm Duy)

Thúy Đã đi rồi…

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” của nhạc sĩ Hoàng Phương – Ca khúc nhạc vàng bị hát sai lời nhiều nhất

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Nhạc sĩ Anh Việt Thu và “Tám Điệp Khúc” – Trời làm cho mưa bay giăng giăng…

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Ca từ trong nhạc xưa: “Trốn phong ba, em làm dâu nhà người”

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang hoàng trọng huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngân giang ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.