ADVERTISEMENT
Nhạc Xưa
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát
No Result
View All Result
Nhạc Xưa
No Result
View All Result
Home Saigon xưa

20 tấm ảnh đẹp rực rỡ nhất của Sài Gòn trước 1975

2021/07/24
in Saigon xưa
20 tấm ảnh đẹp rực rỡ nhất của Sài Gòn trước 1975

Sài Gòn không phải lúc nào cũng hoa lệ, không phải chỗ nào cũng có vẻ đẹp hào nhoáng, vì bên cạnh những đường phố sạch đẹp và đông đúc ở trung tâm Sài Gòn thì cũng có những khu nhà ổ chuột trên kênh Tàu Hủ, những nơi ở tạm bợ ở khu Mã Lạng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận Sài Gòn phồn hoa đã rất đẹp từ hơn nửa thể kỷ trước và từng được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông. Điều đó được thể hiện qua những tấm hình được đánh giá là đẹp nhất và rực rỡ nhất của Sài Gòn trước năm 1975 sau đây:

Khách sạn Contineltal Palace trên đường Tự Do, là khách sạn sang trọng đầu tiên ở Nam Kỳ được người Pháp xây dựng từ thế kỷ 19, đến nay vẫn còn sau hơn 140 năm tuổi.

_

Một hình ảnh khác của Continental Palace trên đường Tự Do. Người cảnh sát công lộ đang điểu khiển giao thông ở trước Opera House (lúc này là trụ sở Hạ Nghị Viện)

–

Đường Tự Do là con đường có rất nhiều công trình mang tính biểu tượng. Hình này là một góc đường Tự Do được chụp từ sân thượng của Caravelle Hotel, nhìn xuống Continental Palace (bên phải) và thương xá Eden (bên trái). Phía cuối đường là Nhà Thờ.

_

Hình ảnh con đường Tự Do (nay là Đồng Khởi), là con đường đẹp và sang trọng bậc nhất Sài Gòn suốt 150 năm qua. Hình này là dãy nhà trên đường Tự Do, đoạn giữa Hồ Huấn Nghiệp và Nguyễn Văn Thinh (nay là đường Mạc Thị Bưởi)

_

Đường Tự Do, ở đoạn giữa của đường Ngô Đức Kế và Hồ Huấn Nghiệp có hàng me xanh mát

_

Xem bài khác

Hình ảnh Sài Gòn xưa và nay chụp cùng 1 vị trí: Loanh quanh góc phố Quận Ba

Hình ảnh so sánh đường Sài Gòn xưa và nay với cùng một góc ảnh – Phần 4: Đại lộ Hàm Nghi

Những hình ảnh rực rỡ nhất của Sài Gòn thì không thể thiếu đường Tự Do. Trong ảnh là góc đường Tự Do – Ngô Đức Kế. Tòa nhà màu trắng là khách sạn được xây từ năm 1929, đến nay vẫn còn sau gần 100 năm. Ban đầu khách sạn mang tên Grand Hotel Saigon. Đến năm 1932 thì Grand Hotel đổi chủ và đổi tên thành Saigon Palace. Sau năm 1975, đường Tự Do đổi tên thành đường Đồng Khởi, và khách sạn này cũng đổi tên thành khách sạn Đồng Khởi. Từ năm 1995 đến nay, khách sạn lấy lại tên nguyên thủy hồi thập niên 1930 là Grand Hotel Saigon.

_

Hình ảnh trên đại lộ Nguyễn Huệ, là con đường trung tâm Sài Gòn, lớn nhất và sầm uất nhất Sài Gòn kể từ khi người Pháp bắt đầu quy hoạch thành phố Sài Gòn. Phía cuối đường là Tòa Đô Chánh, là trụ sở của cơ quan hành chánh Sài Gòn suốt hơn 100 năm qua.

–

Tòa Đô Chánh Sài Gòn hiện lên đầy lạ lẫm với góc ảnh này, nhìn từ góc đường Lê Thánh Tôn, là đường đi qua trước mặt Tòa Đô Chánh. Tòa nhà này là một trong những công trình kiến trúc cổ điển mang tính biểu tượng của Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 theo phong cách Rococo, mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Hôtel de ville trong tiếng Pháp, người Việt gọi là Dinh Xã Tây. Từ sau năm 1955, chính quyền đổi tên lại thành Tòa Đô Chánh Sài Gòn.

–

Tòa Đô Chánh Sài Gòn chụp từ Bùng Binh Bồn Kèn. Đây là bồn nước nằm chính giữa ngã tư 2 đại lộ lớn nhất trung tâm Sài Gòn là Nguyễn Huệ – Lê Lợi.

–

Đài phun nước ở Bùng Binh Bồn Kèn về đêm, là nơi dân Sài Gòn thường tập trung hóng mát

–

Khu vực trước Tòa Đô Chánh được gọi là công viên Đống Đa. Bên kia đường là REX cinema bên cạnh khách sạn REX đến nay vẫn còn

–

Từ công viên Đống Đa nhìn về phía Bùng Binh Bồn Kèn, còn được gọi là Bùng Binh Cây Liễu kể từ khi xung quanh hồ được trồng hàng liễu rũ xuống rất đẹp

–

Hình ảnh đại lộ Nguyễn Huệ nhìn từ trên khách sạn Palace Hotel. Bùng binh nằm đằng trước Tòa Hòa Giải (nay là tòa nhà Sunwah), kế bên Tòa Hòa Giải (cổng màu vàng rìa phải của hình) là đường Huỳnh Thúc Kháng (ngã 3 Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Huệ). Người chụp hình đứng trên lầu cao của Palace Hotel ở góc đường Nguyễn Văn Thinh (nay là Mạc Thị Bưởi) giao với Nguyễn Huệ. Đây là tòa nhà cao nhất Sài Gòn thời đó

–

Hình ảnh đường Hai Bà Trưng và bãi đậu xe phía sau Opera House. Phía bên trái hình là tòa nhà Sở Điện Lực, đến nay vẫn còn, là trụ sở của tổng công ty điện lực miền Nam.

–

Đường Hai Bà Trưng

–

Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn, mang phong cách kiến trúc của phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông. Bưu điện nằm ngay bên cạnh Nhà Thờ Đức Bà, là địa điểm tham quan quen thuộc của các du khách khi đến Sài Gòn.

–

Hình ảnh tuyệt đẹp bên trên được chụp năm 1965. Đây là đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) lúc còn cho lưu thông 2 chiều. Khúc này là ngã tư Phan Đình Phùng và Trương Minh Giảng (nay là Trần Quốc Thảo). Đi tới nữa là ngã ba Phan Đình Phùng – Nguyễn Gia Thiều (chỗ có thấy hàng rào sắt màu xanh lá cây), là Consulat Général de France (trước 1966 hoặc 1967 là trường tư thục Lê Quý Đôn) do KTS Phạm Văn Thâng thiết kế. Ở bên phải của người chụp tấm hình này là Toà Tổng Giám Mục, kế bên là biệt thự của tổng giám đốc công ty Shell do KTS Nguyễn Văn Hoa thiết kế. Còn ở bên trái là biệt thự của tổng giám đốc Chartered Bank, cũng do KTS Hoa thiết kế đầu thập niên 1960, đã bị chính phủ đập phá để xây trường mầm non và chỉ còn lại hồ bơi.

–

Xe cộ đông đúc ở bùng binh trước chợ Bến Thành. Bùng binh này có tên gọi là Công Trường Diên Hồng, từ năm 1963 đến nay mang tên Công trường Quách Thị Trang

–

Khi thành đô lên đèn. Thương xá TAX trong một buổi chiều muộn, ảnh chụp từ phía công trường Lam Sơn. Phía bên phải là tấm bảng lớn để yết thị thông tin quan trọng của đô thành được đặt chính giữa Bồn Binh Bồn Kèn.

–

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

ShareTweetPin

Xem bài khác

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại
Bàn Tròn Âm Nhạc

Chuyện đời thực của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn, từ sân trường Văn Khoa trở thành cặp đôi huyền thoại

Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những bản Trịnh ca đầu tiên ra mắt công chúng, chưa...

by admin
June 25, 2022
Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người
Bàn Tròn Âm Nhạc

Sự hiện diện của danh ca Thanh Thúy trong nhạc Trịnh: Ướt Mi, Thương Một Người

Nữ danh ca Thanh Thúy là một trong những ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc vàng, hát nhạc vàng...

by admin
June 22, 2022
Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975
Bàn Tròn Âm Nhạc

Đôi nét về ca sĩ – nghệ sĩ Tài Lương trước 1975

Nghệ sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, là chị ruột của nghệ...

by admin
June 21, 2022
Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời
Bàn Tròn Âm Nhạc

Vĩnh biệt nghệ sĩ Tòng Sơn – Quái kiệt một thời

Tin từ gia đình cho biết, nghệ sĩ Harmonica Tòng Sơn vừa qua đời chiều ngày 12/6/2022 tại nhà riêng,...

by admin
June 12, 2022
Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”
Bàn Tròn Âm Nhạc

Bàn về việc sáng tác ca khúc xưa: “Giữ mãi tâm hồn luôn tươi xanh”

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ viết "Giáo Đường Im Bóng" vào lúc 17 tuổi. Nhạc sĩ Đặng Thế Phong viết...

by admin
June 12, 2022
Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc
Bàn Tròn Âm Nhạc

Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc

Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn...

by admin
June 9, 2022
Next Post
Tư liệu về rạp Norodom (hý viện Thống Nhứt) và cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á đầu thập niên 1950

Tư liệu về rạp Norodom (hý viện Thống Nhứt) và cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á đầu thập niên 1950

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

NHẠC XƯA 360°

Quốc Khanh & Hoàng Thục Linh – Cặp đôi đẹp của làng nhạc hải ngoại

Bộ sưu tập hình ảnh đẹp của danh ca Bạch Yến qua thời gian

Ca sĩ Kim Ngân – “Hồng nhan một thời, lầm lỡ một đời”

Thanh Vũ – Giọng hát tưởng chừng như đã bị lãng quên

Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 3)

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

TIỂU SỬ BÀI HÁT

Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc “Chỉ Chừng Đó Thôi” (Phạm Duy) – Cả triệu người yêu nhau, còn ai là không thấu?

Ca khúc “Ai Nhớ Chăng Ai” và mối tình đầu đau thương của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Đừng Xa Em Đêm Nay” (Đức Huy): “Hãy yêu em đêm nay cho quên hết đi ngày mai…”

Hoàn cảnh sáng tác “Trả Lại Thời Gian (nhạc sĩ Thanh Sơn) – “Xin trả lại những kỷ niệm buồn vui…”

Hoàn cảnh sáng tác “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn” (Du Tử Lê – Phạm Đình Chương) – Giai điệu buồn của những người Việt ly hương

Cảm nhận về 2 ca khúc “Anh Còn Nợ Em” – “Anh Còn Yêu Em” – dòng nhạc phổ thơ của nhạc sĩ Anh Bằng thập niên 2000

CA TỪ TRONG NHẠC XƯA

Bài hát Còn Thương Rau Đắng… “coi cỏi đốt đồng…” hay “coi khói đốt đồng…”, “ba vá miếng dừa…” hay “ba vá miểng vùa…”

Ý nghĩa trong bài hát Giọng Ca Dĩ Vãng (nhạc sĩ Bảo Thu): “hoa mai giăng ngập nẻo đường em đi…”

Giải thích những ca từ khó hiểu và “bí hiểm” trong các bài nhạc Trịnh Công Sơn

Hoàn cảnh sáng tác bài Linh Hồn Tượng Đá: Trên dốc đá tôi tình cờ quen nàng

Ca từ trong nhạc xưa: Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Ca từ trong nhạc xưa: “Chiều Mưa Biên Giới” là biên giới nào?

Tags

anh bằng anh việt thu châu kỳ chế linh duy khánh giao tiên hoài linh hoàng nguyên hoàng oanh hoàng thi thơ hoàng trang huỳnh anh khánh ly lam phương lê dinh lê minh bằng lê thương lê uyên phương lệ thu minh kỳ mạnh phát nguyễn tất nhiên nguyễn văn đông ngô thụy miên ngọc lan như quỳnh nhạc tiền chiến phạm duy phạm đình chương saigon collection song ngọc thanh sơn thanh thúy thái thanh tiểu sử ca sĩ tiểu sử nhạc sĩ trúc phương trường sa trầm tử thiêng trần thiện thanh trịnh công sơn từ công phụng văn cao vũ thành an y vân
Liên hệ Ban Biên Tập

bbt@nhacxua.vn

DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Nhạc Xưa
  • Cảm xúc âm nhạc
  • Xuất xứ bài hát

© 2020 NhacXua.VN - Nhạc Xưa Thời Báo.